Đặc trưng của các chương trình đào tạo Kỹ thuật sinh học và Kỹ thuật thực phẩm tại Viện CNSH-CNTP, trường đại học Bách khoa Hà nội là đào tạo lý thuyết gắn với đào tạo tại công nghiệp, đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học và giải quyết các vấn đề thực tế, đào tạo kiến thức gắn liền với phát triển kỹ năng và tạo lập khả năng làm việc trong môi trường quốc tế thông qua các bài giảng của giáo sư quốc tế, làm việc trong nhóm nghiên cứu với sinh viên quốc tế và cơ hội thực tập tại các PTN nước ngoài.

Đang xem: Ngành công nghệ thực phẩm trường đại học bách khoa

I.CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠOKỸ THUẬT SINH HỌC

Bắt đầu tuyển sinh năm 1996, cho tới nay, trường ĐHBK HN đã và đang đào tạo 20 khóa kỹ sư ngành Kỹ thuật Sinh học.Định hướng chú trọng chất lượng hơn số lượng, mỗi khóa đào tạo của chương trình bao gồm từ 50-60 sinh viên, tới nay đã có 16 khóa sinh viên ra trường với hơn 600 kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Sinh học tốt nghiệp.

*

Kỹ thuật Sinh học là một chuyên ngành củaCông nghệ sinh học, trong đó các kiến thức sinh học vàkiến thức công nghệ được kết hợp nhằm khai thác khả năng của các tác nhân sinh học tự nhiên hoặc tạo mới cho việc tạo thành sản phẩm. Việc kết hợp hai mảng kiến thức này cho phép ứng dụng các nguyên tắc của hệ thống sống trong việc tạo sản phẩm công nghệ sinh học ở quy mô công nghiệp, mà nếu thiếu nó, không thể có sản phẩm Công nghệ sinh học và nền công nghiệp Công nghệ sinh học.

*

Kỹ sư Kỹ thuật Sinh học làm việc trong vùng giao thoa của các lý thuyết sinh học, kiến thức và kỹ năng kỹ thuật, kết nối hai mảngKhoa học sự sốngCông nghệvới nhiệm vụ” “Đưa kỹ thuật vào cuộc sống” thông qua việc chuyển năng lực của các vật liệu sinh học thành các dạng sản phẩm cần cho cuộc sống con người.Việc thiết kế thành công và khả năng làm chủ các quy trình công nghệ tạo sản phẩm dựa trên khai thác khả năng trao đổi chất của tác nhân sinh học, cho phép chuyển khả năng tạo sản phẩm của các tác nhân sinh học này thành sản phẩm là chìa khóa cho xây dựng thành công ngành công nghiệp công nghệ sinh học. Các lĩnh vực hoạt động của Kỹ thuật Sinh học bao gồm lựa chọn hoặc tạo mới tác nhân sinh học từ sinh vật, thiết kế công nghệ và vận hành hệ thống lên men tương ứng với tác nhân sinh học lựa chọn, thiết lập công nghệ chuyển hóa nguyên liệu sinh học thành sản phẩm và thu hồi các sản phẩm này dưới các dạng sản phẩm với mức độ tinh khiết; cấu trúc hóa thành sản phẩm sinh học phục vụ các ngành công nghiệp bao gồm công nghệ thực phẩm, công nghiệp dược phẩm, nông nghiệp, môi trường và các ngành công nghiệp khác.Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật sinh học có khả năng làm chủ các công nghệ đặc thù của công nghệ sinh học, bao gồm từ làm việc với tác nhân sinh học (mức độ phân tử hoặc tế bào được tạo ra nhờ công nghệ tái tổ hợp DNA), đến thiết kế và quản trị hệ thống công nghệ và sản phẩm (thiết lập quy trình công nghệ, kiểm soát quá trình, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm công nghệ sinh học trong suốt quá trình từ nguyên liệu tới sản phẩm cuối).

*

Sinh viên tốt nghiệp chương trình Kỹ thuật sinh học có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu phát triển sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ sinh học, thực phẩm và môi trường, có thể thiết kế công nghệ sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học, tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sinh học, công nghệ môi trường, nông nghiệp, y tế…Các khung chương trình đào tạo ngành kỹ thật sinh học có tại đây

II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠOKỸ THUẬT / CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm thuộc Trường đại học Bách Khoa Hà Nội là đơn vị đầu tiên xây dựng và đi đầu trong đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật thực phẩm, tư vấn xây dựng chương trình đào tạo và đào tạo đội ngũ giảng viên trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm cho các trường đại học khác.Bắt đầu tuyển sinh từ những ngày đầu thành lập trường (năm 1956), cho tới nay, trường, Viện CNSH-CNTP đã và đang đào tạo 60 khóa kỹ sư Công nghệ thực phẩm và Kỹ thuật thực phẩm. Các kỹ sư tốt nghiệp của chương trình hiện đang làm việc và giữ trọng trách trong các trường đại học, viện nghiên cứu, là cán bộ quản lý công nghệ và quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp, công ty,phát triển các sản phẩm và quá trình công nghệsản xuất sản phẩm thực phẩm vàcác lĩnh vực liên quan đến công nghiệp thực phẩm.

Xem thêm: Khoa Tài Chính Ngân Hàng Đại Học Ngoại Thương, Khoa Tài Chính

*

Chương trình đào tạo Kỹ thuật thực phẩm cung cấp phối hợp các mảng kiến thức cốt lõi về nguyên vật liệu hóa sinh và các đặc trưng của chúng giúp cho tạo lập các sản phẩm thực phẩm, về Kỹ thuật quá trình kết hợp với kiến thức về thiết lập và quản trị hệ thống công nghệ. Sinh viên theo học chương trình Kỹ thuật thực phẩm được đào tạo chuyên sâu theo ba chuyên ngành sau:

Công nghệ thực phẩmQuản lý chất lượng, vàQuá trình thiết bị CNTP

II.1 Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm

Chương trình Kỹ thuật thực phẩm với chuyên ngành Công nghệ thực phẩm tập trung cung cấp kiến thức về khoa học thực phẩm và kỹ thuật quá trình và thiết bị trong công nghệ sau thu hoạch, công nghệ bảo quản và chế biến thực phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm… với mục tiêu cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc ứng dụng khoa học thực phẩm cho sản xuất các sản phẩm thực phẩm.Sinh viên theo học chuyên ngành Công nghệ thực phẩm sẽ được trang bị kiến thức cũng như kỹ năng phân tích và phát triển các giải pháp kỹ thuật và công nghệ để giải quyết tổng thể các vấn đề của ngành công nghiệp thực phẩm. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thực phẩm đều có thể làm việc và phát huy năng lực và khả năng trong các lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, sản xuất và phát triển sản phẩm thực phẩm và các lĩnh vực có liên quan đến ngành công nghiệp thực phẩm.

*

II.2 Chuyên ngành Quản lý Chất lượng

Kiểm soát một cách hệ thống quy trình sản xuất và quá trình công nghệ nhằm đảm bảo cam kết về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng hiện là yêu cầu bắt buộc với mọi doanh nghiệp và đặc biệt bức thiết đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhạy cảm như sản phẩm thực phẩm, sinh học. Các hệ thống quản lý chất lượng tạo ra các chuẩn chung, cho phép quản lý chất lượng không chỉ của sản phẩm cuối cùng, mà còn của cả hệ thống sản xuất từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra và trong qúa trình tiêu thụ. Việc kiểm soát chất lượng theo hệ thống một mặt tạo niềm tin về cam kết chất lượng ổn định của doanh nghiệp đối với khách hàng và mặt khác, quan trọng hơn, cho phép doanh nghiệp nâng cao năng suất và hạn chế rủi ro nhờ can thiệp kịp thời và trực tiếp vào từng khâu của quá trình sản xuất.

Đáp ứng yêu cầu thực tế của sản xuất và quản lý, các môn học về Quản lý chất lượng sản phẩm đã được đưa vào chương trình đào tạo Kỹ sư Công nghệ thực phẩm… Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý chất lượng được thiết lập và chính thức đưa vào đào tạo theo hệ thống văn bằng tại trường Đại học Bách khoa Hà nội từ 2009.Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý chất lượng có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu, có khả năng làm việc tại vị trí QC&QA (Quản lý và Đảm bảo chất lượng) trong các nhà máy sản xuất và chế biến sản phẩm thực phẩm hoặc với vai trò tư vấn hệ thống chất lượng của các công ty tư vấn, quản lý chất lượng .

II.3 Chuyên ngành Quá trình-Thiết bị CNTP

Trên nền tảng các kiến thức cơ sở về công nghệ thực phẩm, sinh viên Chuyên ngành Quá trình và thiết bị CNTP-CNSH được trang bị chuyên sâu về tính toán, thiết kế các quá trình và thiết bị thủy lực, cơ khí, truyền nhiệt, chuyển khối, hệ thống lạnh ứng dụng trong sản xuất và chế biến thực phẩm-sinh học. Ngoài ra sinh viên còn được trang bị kiến thức và thực hành kỹ năng tích hợp các hệ thống điều khiển tự động khả lập trình (PLC) hiện đại và hệ điều khiển giám sát xử lý dữ liệu (SCADA) bằng máy tính, ứng dụng cho các dây chuyền sản xuất.

Xem thêm: Video Clip Nữ Sinh Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Video Clip Hoạt Động

Sinh viên theo học chuyên ngành Quá trình và thiết bị có khả năng tham gia thiết kế các dây chuyền sản xuất thực phẩm, quản lý dây chuyền sản xuất tự động hóatại các Nhà máy chế biến các sản phẩm thực phẩm (sữa, bia, cồn, rượu, đường, bánh kẹo, thức ăn chăn nuôi,…); cơ hội nghề nghiệp tại các doanh nghiệp kinh doanh, tại các Công ty, Viện nghiên cứu về Máy và thiết bị chế biến thực phẩm. Điểm nổi trội, khác biệt của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quá trình và thiết bị là có khả năng tính toán, thiết kế các máy và dây chuyền thiết bị trên cơ sở hiểu biết công nghệ và ứng dụng kỹ thuật tự động hóa hiện đại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *