Tóm tắt: Nội dung bài báo đề cập đến thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học sư phạm được thể hiện ở 3 mặt gồm: “Kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục”, “Kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục, về nghiên cứu khoa họcKĩ năng phổ biến/ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục vào giảng dạy/thực tiễn. Trên cơ sở thực trạng này, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị về giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho giảng viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học sư phạm.

Đang xem: Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên

Đây là một trong những nội dung nghiên cứu thuộc Chương trình Khoa học Giáo dục cấp Bộ “Đổi mới đào tạo giáo viên trong trường Đại học Sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

1. Mở đầu

– Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của một quốc gia đã ngày càng được khẳng định khiến cho nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực thực hiện các cuộc cải cách sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục dựa trên kết quả những nghiên cứu nghiêm túc, quy mô về khoa học giáo dục (KHGD). Nghiên cứu khoa học giáo dục (NCKHGD) là một nhu cầu khẩn thiết để xây dựng cơ sở lý luận dẫn đường cho cải cách giáo dục, cho những quyết sách về giáo dục. Thiếu NCKHGD sẽ không tránh khỏi cách làm “thử và sai” mà nhiều khi cái giá phải trả không thể tính bằng tiền. Tri thức về khoa học giáo dục không chỉ cần cho các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách, mà còn cần cho tất cả những người làm công tác quản lý giáo dục, cần cho từng giảng viên (GV) trong trường đại học sư phạm (ĐHSP), vì chính họ là những người trong thực tế sẽ xây dựng nên hệ thống giáo dục nước nhà.

– Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục của nước ta, các trường ĐHSP trong cả nước hiện nay đang đứng trước đòi hỏi phải đổi mới về nhiều mặt, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông trong bối cảnh mới. Kết quả nghiên cứu của nước ngoài cho thấy, để nâng cao chất lượng đào tạo trong trường ĐHSP, công tác NCKHGD có vai trò đặc biệt quan trọng.

Trong thực tiễn các trường ĐHSP của Việt Nam nói chung, mặc dù NCKHGD được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của GV, nhưng không phải GV nào cũng hứng thú, nhiệt tình với hoạt động này, trong đó có các GV trẻ bởi NCKHGD là một lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi ở người nghiên cứu những kiến thức, kĩ năng chuyên biệt.

Vì thế, nghiên cứu làm rõ thực trạng năng lực NCKHGD ở GV ĐHSP là việc làm cần thiết với mục tiêu đầu tiên là nhằm đảm bảo lợi ích cho SV, đồng thời kích thích sự nỗ lực và nâng cao tính chịu trách nhiệm ở đội ngũ GV. Các nghiên cứu tập trung vào 3 mặt biểu hiện chủ yếu của năng lực NCKHGD ở GV, là: “Kĩ năng NCKHGD”, “Kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục, về NCKH”, “Phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy và thực tiễn”. Kết quả thu được gợi ý rất nhiều cho việc đề xuất biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực NCKHGD cho GV ĐHSP, nhất là các GV trẻ.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Phương pháp, mẫu khách thể nghiên cứu

– Để làm rõ thực trạng năng lực NCKHGD của GV, các phương pháp được sử dụng gồm: Điều tra viết; Phỏng vấn sâu; Tọa đàm nhóm; Thống kê toán học. Trong đó phương pháp chính là điều tra viết với công cụ là Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho SV và Thang đo năng lực NCKHGD dành cho GV. Thang đo dành cho GV được thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận về cấu trúc của năng lực NCKHGD ở GV ĐHSP. Về mặt định lượng, các biểu hiện của năng lực NCKHGD được đánh giá ở 5 mức độ, từ mức “Thấp” nhất (“Chưa làm được”) đến mức “Cao” nhất (“Làm tốt/thành thạo”), với điểm quy ước tương ứng là 1 điểm và 5 điểm. Các mức khác nằm ở khoảng giữa các mức này có điểm tương ứng là 2, 3, 4. Kết quả phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận dựa trên phần mềm SPSS 16.0 gồm giá trị trung bình cộng đạt được ở mỗi biểu hiện trên toàn bộ mẫu khách thể, độ lệch chuẩn, hệ số khác biệt và hệ số tương quan giữa các các kết quả thu được bằng các phương pháp nêu trên sẽ cung cấp bức tranh sơ bộ về một số khía cạnh trong năng lực NCKHGD của GV ĐHSP hiện nay.

– Mẫu khách thể nghiên cứu gồm: 416 GV ở độ tuổi chủ yếu từ 30-50; 600 sinh viên của các khoa: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (Sử – Địa), Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học (Sinh – Hóa), Tâm lí giáo dục thuộc các trường: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Thái Nguyên, ĐHSP Tây Bắc, ĐHSP – ĐH Đà Nẵng, ĐHSP t/p Hồ Chí Minh, Khoa sư phạm – ĐH Cần Thơ. Tham gia vào mẫu nghiên cứu còn có cán bộ quản lí cấp Trường, cấp Khoa và Bộ môn.

2.2. Kết quả nghiên cứu

2.2.1. Cơ sở lí luận về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giảng viên đại học sư phạm

“Khoa học giáo dục” là một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây trong các tài liệu chuyên môn, các văn bản của Ngành, trên các phương tiện thông tin đại chúng, song việc định nghĩa nó dường như lại quá ít ỏi. Phần lớn các bài viết chỉ nêu ra những khía cạnh/nội dung nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học này. Vì vậy, đề tài sẽ xây dựng cho mình một “khái niệm để làm việc” để từ đó có thể thao tác hóa, triển khai đánh giá thực tiễn.

Là một lĩnh vực khoa học, giống như các lĩnh vực khoa học khác, KHGD cũng có đối tượng nghiên cứu; hệ thống phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể; các kĩ thuật, phương tiện, thủ thuật…nghiên cứu mang tính đặc thù của mình. Do đó, để nghiên cứu KHGD, nhất định người nghiên cứu phải có được những kiến thức, kĩ năng nền tảng của KHGD, bên cạnh những kiến thức, kĩ năng thuộc lĩnh vực chuyên ngành sâu với tư cách là một cấu phần của KHGD. Có thể đưa ra một cách hiểu như sau về nghiên cứu KHGD:

“Nghiên cứu KHGD” là một hoạt động nghiên cứu khoa học đặc thù trong lĩnh vực giáo dục. Đó là một hoạt động có tính hệ thống, xuất phát từ những bất cập cần được giải quyết trong hoạt động giáo dục, hay nhu cầu tìm hiểu nhằm giải thích sâu sắc về cấu trúc và cơ chế phát triển của một hệ thống giáo dục nào đó, hay nhằm phát hiện ra những khái niệm, những qui luật mới của thực tiễn giáo dục mà trước đó chưa ai biết.

Xem thêm:

Xuất phát từ cơ sở lí luận nêu trên, đề tài đưa ra cách hiểu về năng lực nghiên cứu KHGD của giảng viên ĐHSP như sau: Năng lực nghiên cứu KHGD của giảng viên ĐHSP là khả năng thực hiện có kết quả một công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên ĐHSP trong lĩnh vực giáo dục, thể hiện ở sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm thực tiễn vào quá trình tổ chức triển khai và sử dụng kết quả nghiên cứu nhằm cải thiện thực tiễn giáo dục và xã hội.

Cách hiểu trên đây được cụ thể hóa thành các mặt biểu hiện chủ yếu sau: “Kĩ năng NCKHGD”, “Kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục, về NCKHGD”, “Phổ biến, ứng dụng kết quả NCKHGD vào giảng dạy và thực tiễn”.

2.2.2. Thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giảng viên đại học sư phạm

Ở nội dung này, đề tài tổ chức tìm hiểu nhận thức của GV về ý nghĩa của NCKHGD, năng lực NCKHGD đối với hoạt động nghề nghiệp của GV ĐHSP và biểu hiện hành động của GV trong lĩnh vực này.

a/ Nhận thức của GV ĐHSP về vai trò của năng lực NCKHGD đối với hoạt động nghề nghiệp bản thân

Kết quả trả lời phiếu trưng cầu ý kiến cho thấy, 78% GV nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của NCKHGD trong giảng dạy và trong sự thăng tiến nghề nghiệp của bản thân. Tương tự, qua phỏng vấn, tọa đàm nhóm, những lợi ích từ NCKHGD được GV đưa ra khá đa dạng như dưới đây:

– Là một trong những con đường tốt nhất để nâng cao trình độ giảng dạy và phát triển nghề nghiệp của GV;

– Giúp phát hiện ra những vấn đề ở tầm vĩ mô và vi mô trong thực tiễn giáo dục nói chung, thực tiễn dạy học của bản thân GV nói riêng để có hướng suy nghĩ, cải tiến thực tiễn;

– Giúp cập nhật kết quả nghiên cứu của bản thân và của đồng nghiệp vào làm mới bài giảng, từ đó làm tăng chất lượng bài giảng;

– Rèn luyện ở bản thân GV về phương pháp đánh giá những vấn đề từ thực tiễn giáo dục được toàn diện hơn;

– Đảm bảo để GV tự tin hơn khi hướng dẫn SV trong nghiên cứu các vấn đề về giáo dục;

– Biết cách thúc đẩy SV tìm tòi khám phá cái mới, khơi dậy tiềm năng sáng tạo trong SV;

– Biết cách hướng dẫn SV tự học, tập sự làm NCKHGD;

– Rèn luyện năng lực tư duy khoa học cho SV, đưa dần SV vào môi trường khoa học, nắm bắt kịp thời những tiến bộ của nghề nghiệp;

– Giúp GV có cơ hội thăng tiến nhanh hơn trong nghề nghiệp như tham gia vào các vị trí lãnh đạo, hoặc nâng cao trình độ học vấn;

– Góp phần nâng cao uy tín của nhà trường, của khoa/bộ môn;

– Góp phần đưa ra những kiến nghị đối với Bộ GD&ĐT nhằm đổi mới những vấn đề liên quan đến giảng dạy trong trường ĐHSP;

– Góp phần đề xuất với Nhà Nước những chính sách phù hợp đối với giáo dục của đất nước…

Có thể thấy, nhận thức về lợi ích của năng lực NCKHGD không chỉ gắn với cá nhân GV mà rộng hơn, còn gắn với sự phát triển của nhà trường, của ngành và của xã hội. Đây là biểu hiện của nhận thức khá đầy đủ, toàn diện, sâu sắc, là nền tảng tốt để bồi dưỡng nâng cao năng lực này cho GV. Tuy nhiên, con số gần 1/3 GV trong mẫu nghiên cứu chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của NCKHGD đối với công tác đào tạo giáo viên trong trường ĐHSP đáng để nhà quản lí phải suy nghĩ.

b/ Biểu hiện hành động của GV trong năng lực NCKHGD

Kết quả đánh giá chung về năng lực NCKHGD của GV được thể hiện trong biểu đồ sau:

*

Biểu đồ 1: Tự đánh giá của GV về năng lực NCKHGD (N = 416)

Kết quả cho thấy GV tự đánh giá chủ yếu ở mức độ “Trung bình” và “Dưới trung bình”, có sự phân hóa khá rõ. Trong đó, mức thấp nhất là ở nội dung “Phổ biến, ứng dụng kết quả NCKHGD vào giảng dạy, thực tiễn” (dưới trung bình: 2,52đ; SD = 1,02) và “Kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục, về NCKHGD” (dưới trung bình: 2,80đ; SD = 1,00đ); điểm cao nhất ở “Kỹ năng NCKHGD”, song cũng chỉ đạt mức “Trung bình” (3,28 đ +/- 0,92đ).

Xem thêm: Danh Sách Trúng Tuyển Đại Học Bách Khoa Tphcm 2017 : Trường Đh Bách Khoa Tp

Khi xem xét cụ thể các biểu hiện ở từng mặt, thấy rất rõ khuynh hướng phân hóa nêu trên. Số liệu được trình bày ở bảng 1, 2, 3.

* Về “kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục” của GV:

Bảng 1: Tự đánh giá của GV về “Kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục” (N = 416)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *