Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng,ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Tiền Giang đã không ngừng vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí và góp phần đào tạo nhân lực cho địa phương, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

Với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, từ đó đến nay ngành giáo dục đã không ngừng vươn lên khẳng định vị thế, đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Mạng lưới trường học phát triển rộng khắp, kết cấu hệ thống giáo dục hợp lý, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao; đội ngũ cán bộ, giáo viên được chuẩn hóa cả về số lượng lẫn chất lượng đáp ứng những yêu cầu đổi mới của ngành góp phần to lớn trong đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà.

Đang xem: Năm học 1976-1977, trường đại học cần thơ có bao nhiêu khoa? đó là những khoa nào?

ĐI LÊN TRONG GIAN KHÓ

Vào tháng 2 năm 1976, trong bối cảnh hòa bình thống nhất, để tạo thuận lợi phát triển kinh tế- xã hội, ba đơn vị hành chính tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và TP. Mỹ Tho được hợp nhất thành tỉnh Tiền Giang như ngày nay.

Trong 10 năm đầu sau giải phóng, nền giáo dục tỉnh nhà gặp muôn vàn khó khăn. Một trong những nhiệm vụ cấp thiết của giáo dục đặt ra lúc bấy giờ là công tác xóa mù chữ cho nhân dân lao động. Toàn ngành đề ra nhiều chương trình hành động cho từng năm học với khẩu hiệu “ Phất cao cờ Ấp Bắc, ra sức thi đua dạy tốt, học tốt” nhằm đẩy mạnh công tác xóa mù chữ, phát triển phong trào bình dân học vụ, mở ra nhiều trường, lớp bổ túc văn hóa cho cán bộ và nhân dân, phát triển mạng lưới các trường lớp mẫu giáo, phổ thông.

*

Cổng trường College de Mytho xưa phía đường Lê Lợi (Ảnh: Tư liệu)​

Nhờ những những nỗ lực to lớn của chính quyền các cấp, huy động được các nguồn lực nhà nước, nhân dân cùng làm kịp thời như vậy mà đến cuối năm học 1977-1978, Tiền Giang là tỉnh đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu xóa mù chữ.

Từ sau năm 1978 đến nay, chất lượng công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục của tỉnh được nâng dần theo từng năm. Theo đó, tháng 10-1996, 95,02% dân số trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi đạt chuẩn chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; 86,15% trẻ 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học. Năm 2004, tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và năm 2006 đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; năm 2015 đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Trong thực hiện chính sách “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, được sự quan tâm đầu tư của UBND tỉnh, các trường học trong tỉnh không ngừng được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập cho tất cả mọi người dân. Nếu năm học 1976-1977, toàn tỉnh chỉ có 249 lớp mầm non ghép với trường tiểu học, có 259 trường phổ thông (186 trường tiểu học, 63 trường THCS và 10 trường THPT) thì đến nay số trường học là 189 trường mầm non, 389 trường phổ thông (225 trường tiểu học, 127 trường THCS và 37 trường THPT).

Quy mô giáo dục nghề nghiệp cũng không ngừng mở rộng, năm 1976 chỉ có 2 trường trung cấp chuyên nghiệp, 1 trường dạy nghề thì hiện nay toàn tỉnh có 6 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên cấp huyện, 2 trường trung cấp nghề, 1 trường cao đẳng nghề, 5 trường trung cấp chuyên nghiệp, 1 trường cao đẳng và 1 trường đại học. Từ khoảng có 250 học sinh trúng tuyển theo học đại học năm 1976 thì hiện nay đã có trên 7.000 sinh viên theo học đại học, cao đẳng hàng năm.

Xem thêm: Chương Trình Liên Kết Quốc Tế Đại Học Bách Khoa, Chương Trình Liên Kết Quốc Tế Của Đh Bách Khoa

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được ngành giáo dục quan tâm, thực hiện, cho đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 228/576 (tỷ lệ 39,6%) trường đạt chuẩn quốc gia. Ngành cũng rất quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo. Năm học 1976-1977, toàn ngành chỉ có 6.616 giáo viên thì đến nay là 20.742 cán bộ, giáo viên và nhân viên, tăng gấp 3 lần so với năm 1976. Số cán bộ, giáo viên có trình độ sau đại học là hơn 400 người; 100% cán bộ quản lý hoàn thành chứng chỉ về quản lý giáo dục.

KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN

*

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự Lễ Khai giảng năm học 2017-2018 tại Trường THCS Lê Ngọc Hân, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang (Ảnh: Đức Phong)

Để đáp ứng nhu cầu giáo dục trong tình hình mới, hiện tại toàn ngành giáo dục tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, phát triển nguồn nhân lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp, chuẩn chức danh, nâng cao phẩm chất năng lực cán bộ, giáo viên, nhân viên ngàng giáo dục, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, tập trung thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Bộ GDĐT và địa phương.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là “Nâng cao trình độ dân trí toàn diện, mở rộng giáo dục mầm non và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi”. Mục tiêu cụ thể là “Đến năm 2020, tỷ lệ huy động so với độ tuổi: Nhà trẻ 15%, Mẫu giáo 85%; Tiểu học 100%; THCS 99%; THPT và tương đương 80% (trong đó THPT là 66,7%).

*

Trường THPT Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang (Ảnh: Minh Châu)

Ngành giáo dục tiếp tục thực hiện việc đổi mới chương trình giáo dục mầm non, triển khai thực hiện có chất lượng chương trình giáo dục mầm non sau chỉnh sửa. Toàn tỉnh quyết tâm nâng dần tỉ lệ huy động trẻ từ 3-5 tuổi được học mẫu giáo, thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non phát triển chương trình giáo dục phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ.

Các địa phương tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, đẩy mạnh giáo dục định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông. Ngành cũng quan tâm bố trí đủ số lượng và bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông; từng bước nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, giúp học sinh có nhận thức rõ về định hướng nghề nghiệp.

Toàn ngành tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên ngoại ngữ phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm. Triển khai đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và theo kết quả từng giai đoạn giáo dục.

Xem thêm: Giá 1 Khóa Học Toeic Bao Nhiêu Tiền ? 1 Khóa Học Toeic Bao Nhiêu Tiền

Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo. Thực hiện rà soát hệ thống trường lớp, xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với các trường thực hiện dạy 2 buổi/ngày. Tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên đến năm 2020. Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch tổng thể chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị trường học đồng bộ với lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, khuyến khích xã hội hóa đầu tư cơ sở giáo dục ở những nơi có điều kiện./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *