*
5 Nguyên tắc cần biết khi viết mục tiêu nghiên cứu khoa học
5 Nguyên tắc cần biết khi viết mục tiêu nghiên cứu khoa học

Khi tiến hành nghiên cứu, nghiên cứu viên cần xây dựng mục tiêu nghiên cứu phù hợp nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu hoặc giải quyết vấn đề nghiên cứu. Việc xây dựng những tiêu nghiên cứu phù hợp cũng giúp cho chủ đề nghiên cứu được tập trung và tránh việc thu thập các thông tin không cần thiết.

Đang xem: Mục tiêu đề tài nghiên cứu khoa học

*

Mục tiêu nghiên cứu thường được phân thành hai mức độ là mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Mục tiêu tổng quát thường là đích đến cuối cùng của nghiên cứu, nhằm giải quyết một hoặc nhiều vấn đề lớn, trên một diện tác động rộng hoặc nhằm mở ra một hướng mới trong nghiên cứu hoặc cung cấp dịch vụ y tế. Trong khi đó, mục tiêu cụ thể là những việc sẽ phải làm để đạt được đích đặt ra trong mục tiêu tổng quát.

Phần lớn nghiên cứu cấp cơ sở hoặc các đề tài tốt nghiệp thường chỉ có mục tiêu cụ thể.

Một mục tiêu nghiên cứu cụ thể đúng và đủ cần đạt được 5 tiêu chuẩn –“SMART”,trong đó:

S (Specific): Cụ thể và rõ ràngM (Measurable): Đo, đếm được, lượng hóa đượcA (Achievable): Khả thiR (Reasonable): Hợp lýT (Timely): Có phạm vi thời gianMục tiêu nghiên cứuphải viết cụ thể, rõ ràng, có tính logic với tên đề tài và nội dung nghiên cứu

Mục tiêu phải được bắt đầu bằng một động từ, theo sau là tân ngữ (đối tượng là ai, cái gì) và trạng ngữ (thời gian, địa điểm) được viết gọn gàng, súc tích thể hiện được tính đặc thù của nghiên cứu. Trong khi xem xét đề cương nghiên cứu cũng như đánh giá nghiệm thu đề tài hay trong hội đồng chấm luận án đều rất chú ý đến tính logic của đề tài, trong đó có mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu phải phản ánh được tên đề tài cũng như phải liên quan tới nội dung nghiên cứu sau đó.

Mục tiêu nghiên cứuphải thể hiện đo lường, ước lượng được.

Mục tiêu nghiên cứu phải được cho thấy thông qua những chỉ số đo lường được.

Ví dụ “Mô tả thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện X năm 2018” hay “Đánh giá hiệu quả sử dụng Hemofil M trong điều trị Hemophilia A ở bệnh nhân tại Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương năm 2018”. Như ở 2 mục tiêu trên, thực trạng bao giờ cũng sử dụng các chỉ số như tỷ lệ, tỷ suất, còn hiệu quả điều trị được thể hiện bằng tỷ lệ khỏi bệnh sau thời gian dài.

Mục tiêunghiên cứu phải có tính khả thi.

Xem thêm: Những Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì? Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học

Người nghiên cứu phải xây dựng mục tiêu có tính khả thi dựa trên nguồn lực thực tế như kinh phí, nhân lực, phương tiện kỹ thuật, thời gian,…

Lỗi xây dựng mục tiêu quá hẹp, không cụ thể hóa được tên đề tài, không bao phủ được hết các nội dung nghiên cứu hay mục tiêu quá tham vọng trong khi nội dung và kết quả nghiên cứu chỉ có giới hạn , đề cương đặt mục tiêu quá lớn so với nguồn lực và khả năng thực tế là những lỗi cần phải tránh.

Mục tiêu nghiên cứuphải hợp lý và hợp pháp.

Mục tiêu chỉ được đặt ra trong phạm vi đề tài nghiên cứu. Mục tiêu cũng có cơ sở pháp lý đó là phải theo các quy chế chuyên môn đã quy định, đúng thẩm quyền chuyên môn hoặc đúng phân tuyến kỹ thuật. Bên cạnh đó, đạo đức trong nghiên cứu cũng là một tiêu chí cần phải chú ý. Có rất nhiều tiêu chí để thẩm định tính hợp lý của một đề cương nghiên cứu, song tiêu chí về đạo đức thì không được phép sai phạm, dù chỉ là sơ xuất rất nhỏ.

Mục tiêu nghiên cứunên có phạm vi thời gian.

Đối với nghiên cứu lâm sàng, không nhất thiết lúc nào cũng cần phải ghi thời gian rõ ràng. Ví dụ như mục tiêu “Mô tả đặc điểm huyết học của bệnh nhân lao phổi tại Bệnh viện Lao phổi Trung ương”, thời điểm nghiên cứu năm 2009 có lẽ cũng không khác nhiều so với năm 2012, nên mốc thời gian 2009 hoặc 2012 có thể nêu trong mục tiêu hoặc không. Tuy nhiên, với những mục tiêu nghiên cứu như “Mô tả điểm đau của bệnh nhân mổ chi dưới sau phẫu thuật 3 ngày” thì không thể thiếu mốc thời gian.

Đối với nghiên cứu cộng đồng, thời gian là yếu tố không thể thiếu vì các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động đến vấn đề nghiên cứu thay đổi theo những khoảng thời gian khác nhau.

Xem thêm: Phân Loại Nghiên Cứu Khoa Học, Khái Niệm, Phân Loại Phương Pháp Nghiên Cứu

Như vậy, khi xây dựng một đề cương nghiên cứu, người nghiên cứu phải cân nhắc rất nhiều yếu tố, điều chỉnh mục tiêu sao cho phù hợp và khả thi. Mục tiêu nghiên cứu là mốc chuẩn để người nghiên cứu xây dựng phương pháp nghiên cứu phù hợp, từ lựa chọn đối tượng, địa điểm nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, tới cỡ mẫu và cách chọn mẫu, cho đến xây dựng các biến số, chỉ số, rồi từ đó thu thập, phân tích số liệu để cho ra kết quả nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Mục tiêu nghiên cứu ban đầu cũng là cơ sở đề người nghiên cứu trình bày kết quả, bàn luận và viết kết luận, kiến nghị dựa trên kết quả đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *