*

Các bước thực hiện nghiên cứu định lượng

Trong bài trước về các bước thực hiện một nghiên cứu khoa học bằng phương pháp định lượng, phần đầu tiên là xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu. Trong phần này sẽ bao gồm các vấn đề liên quan tới mục tiêu nghiên cứu, đối tương nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.

Đang xem: Mục tiêu của nghiên cứu khoa học

Ở bài viết này tác giả sẽ chia sẻ về mục tiêu nghiên cứu.

Xem thêm: Khóa Học Trung Tâm Tin Học Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đhqg

Việc xác định rõ ràng mục tiêu nghiên cứu sẽ là một kim chỉ nam cho việc thực hiện một nghiên cứu theo đúng quy trình, vậy mục tiêu nghiên cứu là gì và tại sao lại mục tiêu nghiên cứu lại quan trọng như vậy? Tôi xin được chia sẻ tới các bạn về hai câu hỏi này:

*

Mục tiêu nghiên cứu

1) Mục tiêu nghiên cứu là gì?

Mục tiêu nghiên cứu đơn giản là việc trả lời câu hỏi: Bạn đang làm cái gì, bạn tìm hiểu về cái gì, nghiên cứu giúp giải quyết điều gì. ví dụ đơn giản: một đề tài nghiên cứu về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ tại ngân hàng XYZ. Như vậy, mục tiêu nghiên cứu ở đây cần làm rõ là chất lượng dịch vụ tại ngân hàng XYZ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nào. Khi đưa và mô hình nghiên cứu thì cần chỉ rõ biến phụ thuộc (biến chịu tác động)chất lượng dịch vụ còn biến độc lập sẽ là các nhân tố có thể tác động tới chất lượng dịch vụ. Và cái quan trọng là cuối cùng đạt được của nghiên cứu là giải quyết điều gì? Ở đây nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố tác động tới chất lượng dịch vụ từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng XYZ thông qua các nhân tố đã tìm ra qua nghiên cứu.

Xem thêm: ‪ Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe Ý Tưởng Trong 2021, Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe

2) Tại sao mục tiêu nghiên cứu lại quan trọng?

Việc đưa ra và nắm rõ mục tiêu nghiên cứu của mình sẽ giúp chúng ta không bị mơ hồ về cái mà mình đang làm, để từ đó có các dẫn dắt định hướng để hoàn thành mục tiêu đó. Khi có được mục tiêu rõ ràng sẽ định hướng cho các bước sau đó: Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứuphương pháp nghiên cứu phù hợp cho đề tài.

Để hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; tác giả sẽ thực hiện ở bài viết sau

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *