*

Theo quy định hiện hành của trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, mỗi nhóm nghiên cứu sinh viên có tối đa 3 thành viên và một sinh viên không được tham gia thực hiện 2 công trình nghiên cứu trong cùng một năm học. Vậy nhóm nghiên cứu của tôi nên có mấy thành viên? Hãy cùng xem những ưu và nhược điểm của mỗi sự lựa chọn để xác định số lượng thành viên trong nhóm nghiên cứu phù hợp nhất với bạn nhé. Bài viết do các thietbihopkhoi.comer tham gia dự án thietbihopkhoi.com Companion mùa thứ 2 thực hiện.

Đang xem: Một đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên có tối đa bao nhiêu sv thực hiện

1. Nhóm nghiên cứu có 1 thành viên

Ưu điểm: Trong trường hợp này, bạn đang thực hiện nghiên cứu độc lập. Do đó, bạn có quyền rất chủ động với tiến trình thực hiện NCKH của mình và tất cả những ý tưởng sáng tạo, những đóng góp của công trình nghiên cứu khoa học sẽ mang đậm dấu ấn của chính bạn. Vì vậy, nếu 2 công trình có chất lượng tương đương thì công trình được nghiên cứu độc lập sẽ được đánh giá cao hơn so với công trình làm theo nhóm vì lí do này. Với sự chủ động đó cũng đồng nghĩa bạn cần có tinh thần trách nhiệm cao với lựa chọn thực hiện công trình nghiên cứu của chính mình.

Nhược điểm: Khi làm độc lập, một trong những khó khăn có thể nhìn thấy ngay là khối lượng công việc bạn đảm nhận sẽ nhiều gấp đôi, thậm chí gấp ba so với các nhóm nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, khi làm nghiên cứu độc lập, sinh viên cũng dễ nản hơn vì không có người đồng hành và lên tinh thần những lúc cần thiết. Đó cũng chính là một rủi ro làm cho khả năng hoàn thành công trình nghiên cứu thấp hơn so với các nhóm nghiên cứu có 2 hoặc 3 thành viên nếu sinh viên không thực sự tự giác và quyết tâm. Do đó, nếu quyết định nghiên cứu độc lập, bạn cần phải có mục tiêu rất rõ ràng và cần tự cam kết với chính mình để đi đến mục tiêu.

2. Nhóm nghiên cứu có 2 thành viên

*

Cơ hội đồng hành với các thietbihopkhoi.comer trong mùa NCKH năm nay đang chờ bạn

Ưu điểm: Ưu điểm đầu tiên khi thực hiện nghiên cứu theo nhóm chính là bạn sẽ có bạn đồng hành trong hành trình này, vì vậy lúc chán nản hay lúc vui cũng sẽ luôn chia sẻ được với nhau. Đặc biệt, những lúc khó khăn hay nản lòng, sự cố gắng và khích lệ dành cho nhau chính là điều giúp nhóm bạn tiếp tục tìm tòi và khám phá ra những điều mới. Bên cạnh đó, khi có 2 thành viên, nhóm cũng có thể đưa ra được nhiều ý kiến và 2 thành viên cùng hỗ trợ nhau trong cả quá trình thực hiện; do đó hiệu quả làm việc có thể cao hơn. Do nhóm chỉ có 2 người nên cũng có ưu điểm là khi tranh luận sẽ bớt rối hơn so với nhóm có 3 thành viên và mối quan hệ sẽ dễ thân thiết hơn vì chúng ta làm gì cũng có “luôn có nhau”.

Xem thêm: St Em Yêu Khoa Học Làm Phim Hoạt Hình 3D Và Quảng Cáo, Nghiên Cứu Khoa Học

Nhược điểm: Bạn vẫn có khả năng phải làm một mình nếu bạn đồng hành không cam kết cao với mục tiêu chung của nhóm đặt ra và dừng lại giữa chừng. Vì vậy, khi thực hiện nghiên cứu theo nhóm 2 người, cả 2 cần phải thằng thắn và cam kết rõ ràng với nhau ngay từ đầu để tránh tình huống này xảy ra. Với đặc thù nhóm chỉ có 2 người, nếu chất lượng giữa 2 thành viên không cân xứng thì cũng rất khó để làm việc hiệu quả, do đó, bạn cũng cần hết sức chú ý để chọn bạn đồng hành phù hợp cùng mình nhé!

3. Nhóm nghiên cứu có 2 thành viên

Ưu điểm: Cũng như nhóm nghiên cứu có 2 thành viên, khi làm nhóm 3 người thì các thành viên sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ nhau; những ý tưởng để bàn bạc, tranh luận cũng sẽ nhiều hơn so với việc thực hiện nghiên cứu độc lập. Ngoài ra, những lúc 1 thành viên bận vẫn thì 2 thành viên còn lại vẫn có thể chủ động bàn bạc với nhau trước, do đó nếu nhóm biết khai thác điều này thì có thể sẽ chủ động hơn so với làm việc nhóm 2 người. Và chắc chắn, khối lượng công việc có thể nhẹ nhàng hơn so với nhóm 1 người và 2 người vì nguồn lực có nhiều hơn về mặt số lượng.

Nhược điểm: Khi nhóm có càng nhiều thành viên, việc tranh luận có khả năng bị “rối” có thể sẽ cao hơn, tuy nhiên đây không phải là điều quá phải lo lắng. Do đó khi làm nhóm 3 người, trưởng nhóm cần là người điều phối tốt các buổi bàn bạc của cả nhóm. Một nhược điểm khác khi thực hiện nghiên cứu theo nhóm 3 người xảy ra khi chất lượng giữa các thành viên trong nhóm có sự chênh lệch quá lớn, điều đó có thể ảnh hưởng đến tâm lí của các thành viên trong nhóm và khó để nhóm hoạt động hiệu quả như mong muốn của thành viên tốt. Do đó, việc lựa chọn người làm theo hình thức nhóm 3 người cũng phải được rất chú ý bởi nếu lựa chọn không phù hợp thì nhược điểm này sẽ là rào cản ảnh hưởng đến nhóm trong quá trình nghiên cứu.

Xem thêm: Khóa Học Toeic Cô Mai Phương Hay Thầy Hoàng Hả Cả Nhà ? Khóa Học Toeic Online Cô Mai Phương

Mỗi lựa chọn đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, tuy nhiên sinh viên thường được khuyến khích làm theo nhóm hơn bởi nghiên cứu khoa học là một hành trình dài và bạn sẽ học được rất nhiều điều trong suốt quá trình thực hiện. Và khi làm nghiên cứu theo nhóm, chắc chắn bạn sẽ học được cách làm việc nhóm hiệu quả – đó là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng mà bạn luôn cần sau này.

*

Sinh viên được nâng cao kĩ năng làm việc nhóm trong quá trình tham gia hoạt động NCKH

Có một lưu ý, số lượng thành viên trong một nhóm nghiên cứu có thể thay đổi trước khi nhóm nộp công trình nghiên cứu. Vì vậy, nếu ở thời điểm đăng kí đề tài NCKH mà bạn chưa tìm được người đồng hành với mình (nếu bạn mong muốn làm theo nhóm), thì bạn hãy cứ đăng kí đề tài NCKH và tiếp tục tìm cộng sự của mình nhé! Nhiều trường hợp sinh viên chỉ vì chưa tìm được bạn đồng hành khi hạn đăng kí đề tài đến mà đã chấp nhận bỏ cuộc ngay từ đầu, khi ấy sẽ rất tiếc vì cơ hội trải nghiệm hoạt động NCKH sinh viên của bạn trong năm học đó không còn nữa. Một mùa NCKH nữa lại đến, các thietbihopkhoi.comer và cộng đồng thietbihopkhoi.com chúc bạn sớm hình thành được nhóm nghiên cứu, đi đến điểm cuối của hành trình và có thật nhiều những trải nghiệm đáng nhớ!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *