MỤC LỤC VĂN BẢN

*

QUỐC HỘI ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Luật số: 29/2013/QH13

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2013

LUẬT

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyếtsố 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật khoa học vàcông nghệ.

Đang xem: Luật Khoa Học Công Nghệ Năm 2013

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạmvi điều chỉnh

Luật này quy định về tổ chức, cá nhân hoạtđộng khoa học và công nghệ; việc tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và côngnghệ; biện pháp bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước vềkhoa học và công nghệ.

Điều 2. Đốitượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhânhoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

Điều 3. Giảithích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây đượchiểu như sau:

1. Khoa học là hệ thống tri thứcvề bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xãhội và tư duy.

2. Công nghệ là giải pháp, quytrình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiệndùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

3. Hoạt động khoa học và công nghệ làhoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triểncông nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiếnvà hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.

4. Nghiên cứu khoa học là hoạt độngkhám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tựnhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.

5. Nghiên cứu cơ bản là hoạt độngnghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xãhội và tư duy.

6. Nghiên cứu ứng dụng là hoạt độngnghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổimới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội.

7. Phát triển công nghệ là hoạt độngsử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triểnkhai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo racông nghệ mới.

8. Triển khai thực nghiệm là hoạtđộng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sảnphẩm công nghệ mới ở dạng mẫu.

9. Sản xuất thử nghiệm là hoạt độngứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử nhằm hoàn thiện côngnghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.

10. Dịch vụ khoa học và công nghệ làhoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bứcxạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồidưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vựckinh tế – xã hội.

11. Tổ chức khoa học và công nghệ làtổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai vàphát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lậpvà đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

12. Cá nhân hoạt động khoa học vàcông nghệ là người thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ.

13. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ lànhững vấn đề khoa học và công nghệ cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thựctiễn phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoahọc và công nghệ.

14. Đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoahọc và công nghệ là việc bên đặt hàng đưa ra yêu cầu về sản phẩm khoa họcvà công nghệ, cung cấp kinh phí để tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và côngnghệ tạo ra sản phẩm khoa học và công nghệ thông qua hợp đồng.

15. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triểnkhoa học và công nghệ là cơ sở vật chất – kỹ thuật của tổ chức khoa học vàcông nghệ; hệ thống chuẩn đo lường, phòng thí nghiệm trọng điểm; khu công nghệcao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươmtạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hạ tầng thông tin, thống kê khoa học vàcông nghệ.

16. Đổi mới sáng tạo (innovation) làviệc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quảnlý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng suất, chấtlượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.

Điều 4. Nhiệm vụ củahoạt động khoa học và công nghệ

1. Xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hộivà con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; xây dựng luận cứ khoa họccho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế – xã hội,bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần xây dựng nền giáo dục tiên tiến, xây dựngcon người mới Việt Nam; kế thừa và phát huy giá trị truyền thống lịch sử, vănhoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và đóng góp vào kho tàng vănhoá, khoa học của thế giới.

2. Nâng cao năng lực khoa học và côngnghệ để làm chủ công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến;sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe conngười; kịp thời dự báo, phòng, chống, hạn chế và khắc phục hậu quả thiên tai.

3. Tiếp thu thành tựu khoa học và côngnghệ của thế giới để tạo ra, ứng dụng có hiệu quả công nghệ mới; tạo ra sản phẩmmới có sức cạnh tranh cao; phát triển nền khoa học và công nghệ Việt Nam đạttrình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với trình độ thế giới, làm cơ sở vữngchắc cho việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại; đẩy mạnh việc phổ biếnvà ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Điều 5. Nguyên tắchoạt động khoa học và công nghệ

1. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phục vụphát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa họcvà công nghệ.

2. Xây dựng và phát huy năng lực nộisinh về khoa học và công nghệ kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc thành tựukhoa học và công nghệ của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

3. Bảo đảm quyền tự do sáng tạo, pháthuy dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ vì sự phát triển của đất nước.

4. Trung thực, khách quan, đề cao đạo đứcnghề nghiệp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

5. Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏecon người, bảo vệ môi trường.

Điều 6. Chính sách củaNhà nước về phát triển khoa học và công nghệ

Nhà nước thực hiện các chính sách sauđây nhằm bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu:

1. Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốcgia cho phát triển khoa học và công nghệ; áp dụng đồng bộ cơ chế, biện phápkhuyến khích, ưu đãi nhằm phát huy vai trò then chốt và động lực của khoa họcvà công nghệ trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảovệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân;

2. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoahọc xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; gắnnhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xãhội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền đề hình thành và phát triển kinh tếtri thức;

3. Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụngthành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến và hiện đại, nghiên cứu làm chủ và tạora công nghệ mới nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnhtranh của sản phẩm;

4. Tập trung đầu tưxây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, chú trọng lĩnh vực khoa học và công nghệ ưutiên, trọng điểm quốc gia; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để pháttriển, đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực khoa học và công nghệ;

5. Tạo điều kiện phát triển thị trườngkhoa học và công nghệ;

6. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợiđể doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới, nâng caotrình độ công nghệ;

7. Khuyến khích, tạo điều kiện để hộikhoa học và kỹ thuật, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội– nghề nghiệp tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội và hoạt động khoa họcvà công nghệ;

8. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế vềkhoa học và công nghệ; nâng cao vị thế quốc gia về khoa học và công nghệ trongkhu vực và thế giới.

Điều 7. Ngày khoa họcvà công nghệ Việt Nam

Ngày 18 tháng 5 hằng năm là Ngày khoa họcvà công nghệ Việt Nam.

Điều 8. Các hành vibị cấm

1. Lợi dụng hoạt động khoa học và côngnghệ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân; gây thiệt hại đến tài nguyên, môi trường, sức khỏe con người; trái với đạođức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chiếmđoạt, chuyển nhượng, chuyển giao bất hợp pháp kết quả khoa học và công nghệ.

3. Tiết lộ tài liệu, kết quả khoa học vàcông nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước; lừa dối, giả mạo trong hoạt động khoahọc và công nghệ.

4. Cản trở hoạt động khoa học và côngnghệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chương II

TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Mục 1. THÀNH LẬP, QUYỀNVÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 9. Hình thức vàphân loại tổ chức khoa học và công nghệ

1. Hình thức của tổ chức khoa học và côngnghệ được quy định như sau:

a) Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chứcnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức việnhàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạmthử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;

b) Cơ sở giáo dục đại học được tổ chứctheo quy định của Luật giáo dục đại học;

c) Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệđược tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thứckhác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

2. Tổ chức khoa học và công nghệ đượcphân loại như sau:

a) Theo thẩm quyền thành lập, tổ chứckhoa học và công nghệ gồm các loại quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này;

b) Theo chức năng, tổ chức khoa học vàcông nghệ gồm tổ chức nghiên cứu cơ bản, tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tổ chức dịchvụ khoa học và công nghệ;

c) Theo hình thức sở hữu, tổ chức khoa họcvà công nghệ gồm tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tổ chức khoa học vàcông nghệ ngoài công lập, tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài.

Điều 10. Quy hoạchmạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập

1. Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và chiến lược phát triển khoa học và côngnghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngangbộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương và cơ quan nhà nước khác xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyhoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

2. Việc xây dựng quy hoạch mạng lưới tổchức khoa học và công nghệ công lập phải được thực hiện theo các nguyên tắc sauđây:

a) Xây dựng quy hoạch mạng lưới tổ chứckhoa học và công nghệ thống nhất, đồng bộ và phân bố hợp lý, phù hợp với yêu cầuphát triển khoa học và công nghệ và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốcphòng, an ninh;

b) Gắn kết tổ chức khoa học và công nghệvới cơ sở đào tạo và tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ;

c) Bảo đảm thực hiện mục tiêu nâng caonăng lực khoa học và công nghệ quốc gia, chú trọng những lĩnh vực khoa học vàcông nghệ phục vụ trực tiếp nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng,an ninh;

d) Bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lực củaNhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ, đặcbiệt trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm.

Điều 11. Điềukiện thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ

1. Tổ chức khoa học và công nghệ đượcthành lập khi có đủ điều kiện sau đây:

a) Có điều lệ tổ chức và hoạt động, mụctiêu, phương hướng hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật;

b) Nhân lực khoa học và công nghệ, cơ sởvật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu, phương hướng và điều lệtổ chức và hoạt động.

2. Ngoài các quy địnhtại khoản 1 Điều này, việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập phảiphù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ và ý kiến thẩm địnhcủa cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo phân cấp của Chínhphủ.

Trường hợp Bộ Khoa học và Công nghệthành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc thì Bộ trưởng Bộ Khoa học vàCông nghệ thành lập Hội đồng liên ngành để thẩm định.

3. Việc thành lập tổ chức khoa học vàcông nghệ có vốn nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại khoản 1 Điều này vàđáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Mục đích, nội dung, lĩnh vực hoạt độngphù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ vàphát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam;

b) Được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Côngnghệ cho phép thành lập;

c) Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phépđặt trụ sở làm việc tại địa phương.

4. Tổ chức khoa họcvà công nghệ phải đăng ký hoạt động tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyềnvề khoa học và công nghệ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa họcvà công nghệ.

5. Chính phủ quy định cụ thể điều kiệnthành lập, thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức khoa họcvà công nghệ.

Điều 12. Thẩm quyền,trình tự, thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức khoa học vàcông nghệ

1. Thẩm quyền thànhlập tổ chức khoa học và công nghệ được quy định như sau:

a) Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hộithành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;

b) Chính phủ thành lập tổ chức khoa họcvà công nghệ thuộc Chính phủ;

c) Toà án nhân dân tối cao thành lập tổchức khoa học và công nghệ thuộc Tòa án nhân dân tối cao;

d) Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thànhlập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

đ) Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc ủyquyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thànhlập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ;

e) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc bộ, cơquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoảnnày;

g) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập tổchức khoa học và công nghệ của địa phương theo thẩm quyền;

h) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thành lập tổ chức khoa họcvà công nghệ theo quy định của pháp luật và điều lệ;

i) Doanh nghiệp, tổ chức khác, cá nhânthành lập tổ chức khoa học và công nghệ của mình.

2. Cơ quan, tổ chức,cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có quyền quyết định việc sáp nhập,chia, tách, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ; quy định chức năng, nhiệm vụcủa tổ chức khoa học và công nghệ do mình thành lập phù hợp với quy định củapháp luật.

3. Chính phủ quy định cụ thể trình tự,thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ.

Điều 13. Quyền củatổ chức khoa học và công nghệ

1. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạtđộng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạtđộng. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Nhà nước giao biên chế.

2. Đăng ký tham giatuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoahọc và công nghệ.

3. Thành lập tổ chứckhoa học và công nghệ, doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khoa học và công nghệ trựcthuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh trong nước và ở nước ngoài để hoạt độngkhoa học và công nghệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luậtcó liên quan.

4. Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ củatổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ đểhoạt động khoa học và công nghệ và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy địnhcủa pháp luật.

5. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy địnhcủa pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

6. Công bố kết quả hoạt động khoa học vàcông nghệ theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và quy định khác củapháp luật.

7. Tư vấn, đề xuất ý kiến xây dựng chínhsách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển khoahọc và công nghệ của Nhà nước với cơ quan có thẩm quyền.

8. Tham gia hoạt động hội nhập quốc tế vềkhoa học và công nghệ.

9. Được chuyển đổi một phần hoặc toàn bộthành doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Nghĩavụ của tổ chức khoa học và công nghệ

1. Đăng ký hoạt động khoa học và côngnghệ; thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ theo đúng lĩnh vực đã được quyđịnh trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

2. Thực hiện hợp đồng khoa học và côngnghệ đã ký kết, nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyềngiao.

3. Thực hiện dân chủ, bình đẳng, côngkhai trong việc sử dụng kinh phí và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

4. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động nghiêncứu khoa học cơ bản thường xuyên theo chức năng của mình; sử dụng kinh phí đầutư cho khoa học và công nghệ đúng pháp luật.

5. Đăng ký, lưu giữ và chuyển giao kếtquả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

6. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê vềkhoa học và công nghệ.

7. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội,quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong tổ chứcmình; giữ bí mật nhà nước về khoa học và công nghệ.

Điều 15. Vănphòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nướcngoài

1. Tổ chức khoa học và công nghệ nướcngoài được thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam để hoạt độngkhoa học và công nghệ, hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động khoa học vàcông nghệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liênquan.

2. Việc thành lập văn phòng đại diện, chinhánh tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài phải đáp ứngcác điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức khoa học và công nghệ hợppháp của tổ chức quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ nơi tổ chức đó thành lập hoặcđăng ký hoạt động;

b) Đáp ứng các điều kiện quy định tạikhoản 3 Điều 11 của Luật này;

c) Hoạt động trong lĩnh vực khoa học vàcông nghệ mà Việt Nam có nhu cầu;

d) Cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy địnhpháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Giấy phép thành lập văn phòng đại diện,chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài do Bộ trưởngBộ Khoa học và Công nghệ cấp và có thời hạn không quá 05 năm nhưng không vượtquá thời hạn còn lại của giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tươngđương của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài trong trường hợp pháp luậtquốc gia đó có quy định thời hạn giấy đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học vàcông nghệ nước ngoài.

4. Văn phòng đại diện, chi nhánh tại ViệtNam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài được thực hiện hoạt động khoahọc và công nghệ ghi trong giấy phép thành lập và có quyền, nghĩa vụ theo quy địnhcủa Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện,trình tự và thủ tục thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của tổchức khoa học và công nghệ nước ngoài.

Mục 2. ĐÁNH GIÁ, XẾPHẠNG TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 16. Mục đích,nguyên tắc đánh giá, xếp hạng tổ chức khoa học và công nghệ

1. Đánh giá tổ chức khoa học và công nghệlà việc sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để xác định năng lực và hiệu quảhoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.

2. Việc đánh giá tổ chức khoa học vàcông nghệ nhằm mục đích sau đây:

a) Tạo cơ sở để xếp hạng tổ chức khoa họcvà công nghệ;

b) Phục vụ hoạt độnghoạch định chính sách phát triển khoa học và công nghệ, quy hoạch mạng lưới tổchức khoa học và công nghệ;

c) Làm cơ sở xem xét việc tuyển chọn,xét giao trực tiếp cho tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ,thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước, cho vay, tài trợ, bảolãnh vốn vay của quỹ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

3. Việc đánh giá, xếp hạng tổ chức khoahọc và công nghệ được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Có phương pháp, tiêu chí đánh giá phùhợp;

b) Độc lập, bình đẳng,trung thực, khách quan, đúng pháp luật;

c) Kết quả đánh giá, xếp hạng phải đượccông bố công khai, minh bạch.

Điều 17. Đánh giá tổchức khoa học và công nghệ phục vụ quản lý nhà nước

1. Tổ chức khoa học và công nghệ công lậpphải được đánh giá để phục vụ quản lý nhà nước.

2. Việc đánh giá tổ chức khoa học vàcông nghệ phục vụ quản lý nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước về khoa học vàcông nghệ thực hiện hoặc thông qua tổ chức đánh giá độc lập.

3. Việc đánh giá tổ chức khoa học vàcông nghệ được thực hiện dựa trên tiêu chí và phương pháp đánh giá do Bộ trưởngBộ Khoa học và Công nghệ quy định đối với từng loại hình tổ chức khoa học vàcông nghệ.

Điều 18. Tổ chứcđánh giá độc lập

1. Tổ chức có tư cách pháp nhân, cá nhânđược thực hiện đánh giá, xếp hạng tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định củaLuật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc đánh giá, xếp hạng tổ chức khoahọc và công nghệ phải tuân theo nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luậtnày.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá,xếp hạng phải chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, xếp hạng của mình.

Chương III

CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, PHÁT TRIỂNNGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 19. Chức danhnghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ

1. Chức danh nghiên cứu khoa học là têngọi thể hiện trình độ và năng lực nghiên cứu khoa học của cá nhân hoạt độngtrong lĩnh vực khoa học, gồm trợ lý nghiên cứu, nghiên cứu viên, nghiên cứuviên chính, nghiên cứu viên cao cấp.

Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệtham gia giảng dạy, đào tạo đại học, sau đại học được xét bổ nhiệm giáo sư, phógiáo sư. Thủ tục xét bổ nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dụcđại học.

2. Chức danh công nghệ là tên gọi thể hiệntrình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cá nhân hoạt động trong từnglĩnh vực công nghệ.

Chính phủ quy định cụthể chức danh công nghệ, thủ tục, quy trình xét công nhận, bổ nhiệm chức danhnghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ.

3. Người có học vị tiếnsĩ hoặc có công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ xuất sắc hoặc được giảithưởng cao về khoa học và công nghệ được xét công nhận, bổ nhiệm vào chức danhnghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không phụ thuộc vào năm côngtác.

4. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với BộKhoa học và Công nghệ, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định hệ thống danhmục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ.

Điều 20. Quyềncủa cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ

1. Tự do sáng tạo, bình đẳng trong hoạtđộng khoa học và công nghệ.

Xem thêm: Công Ty Tnhh Vật Tư Khoa Học Kỹ Thuật Htv, Tuyển Dụng

2. Tự mình hoặc hợp tác với tổ chức, cánhân khác để hoạt động khoa học và công nghệ, ký kết hợp đồng khoa học và côngnghệ.

3. Được tạo điều kiện để tham gia, thựchiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo chức năng của tổ chức khoa học và côngnghệ mà mình là thành viên.

4. Thành lập doanh nghiệp khoa học vàcông nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực theo quy định củaThủ tướng Chính phủ.

5. Đăng ký tham giatuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

6. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy địnhcủa pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

7. Công bố kết quả hoạt động khoa học vàcông nghệ theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và quy định khác củapháp luật.

8. Góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trịquyền sở hữu trí tuệ để hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh;nhận tài trợ để hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

9. Tư vấn, đề xuất ý kiến xây dựng chínhsách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước với cơ quancó thẩm quyền, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức khoa họcvà công nghệ mà mình là thành viên và tham gia giám sát việc thực hiện.

10. Tham gia tổ chức khoa học và côngnghệ, hội, hiệp hội khoa học và công nghệ; tham gia hoạt động đào tạo, tư vấn,hội nghị, hội thảo khoa học và công nghệ; tham gia hoạt động hợp tác quốc tế vềkhoa học và công nghệ.

11. Được xét công nhận, bổ nhiệm vào chứcdanh quy định tại Điều 19 của Luật này.

12. Được khen thưởng,hưởng quyền ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Nghĩa vụ củacá nhân hoạt động khoa học và công nghệ

1. Đóng góp trí tuệ, tài năng vào sựnghiệp phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảmquốc phòng, an ninh.

2. Thực hiện hợp đồng khoa học và côngnghệ đã ký kết.

3. Thực hiện nhiệm vụ khoa học và côngnghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao.

4. Đăng ký, lưu giữ và giao kết quảnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

5. Giữ bí mật nhà nước về khoa học và côngnghệ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội.

Điều 22. Đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ

1. Căn cứ vào quy hoạchphát triển nguồn nhân lực quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệtquy hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trên cơ sở đề xuất củabộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơquan nhà nước khác.

2. Bộ Giáo dục và Đàotạo chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ quản lý chuyên ngành tổchức đào tạo trình độ đại học, sau đại học; phát hiện, đào tạo bồi dưỡng nhântài để bổ sung nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, bảo đảm cơ cấu ngành, lĩnhvực và vùng miền; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho lĩnh vựckhoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm.

3. Bộ Khoa học và Côngnghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng,nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ cho đội ngũnhân lực khoa học và công nghệ trên phạm vi cả nước.

4. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiệnđể tổ chức, cá nhân tự đào tạo, tham gia, tài trợ cho việc đào tạo, đào tạo lạinhân lực, bồi dưỡng nhân tài khoa học và công nghệ; khuyến khích đào tạo và sửdụng nguồn nhân lực nữ trong hoạt động khoa học và công nghệ; ưu tiên thu hút,đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ cho vùng có điều kiện kinh tế – xã hộikhó khăn, đặc biệt khó khăn.

5. Kinh phí thực hiệnviệc đào tạo nguồn nhân lực quy định tại khoản 2 Điều này do ngân sách nhà nướcbảo đảm. Kinh phí tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều này được lấy từ kinh phí sự nghiệp khoa họcvà công nghệ. Kinh phí tài trợ cho việc đào tạo, đào tạo lại nhân lực về khoa họcvà công nghệ quy định tại khoản 4 Điều này được trừ khi xác định thu nhập chịuthuế.

6. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.

Điều 23. Ưu đãitrong việc sử dụng nhân lực, nhân tài khoa học và công nghệ

1. Người được bổ nhiệm vào chức danhnghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ được hưởng ưu đãi sau đây:

a) Được xếp vào vị trí việc làm và hưởngmức lương, phụ cấp phù hợp với chuyên môn và năng lực trong tổ chức khoa học vàcông nghệ công lập;

b) Được hưởng ưu đãi về thuế theo quy địnhtại Điều 64 của Luật này;

c) Được trang bị phương tiện và tạo điềukiện làm việc thuận lợi cao hơn mức quy định cho cán bộ, công chức nhà nước vàphù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao;

d) Được miễn trách nhiệm dân sự trongtrường hợp xảy ra thiệt hại, rủi ro gây ra cho Nhà nước trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ khoa học và công nghệ do nguyên nhân khách quan, mặc dù đã thực hiện đầyđủ quy trình, quy định về nghiên cứu khoa học.

2. Nhà khoa học đầungành ngoài ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này còn được hưởng ưu đãi sau đây:

a) Được ưu tiên giao chủ trì thực hiệnnhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng;

b) Được thành lập nhóm nghiên cứu xuất sắctrong lĩnh vực chuyên môn của mình và được cấp hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt độngcủa nhóm này;

c) Được trực tiếp đề xuất, tham gia xâydựng, đánh giá và phản biện chính sách của ngành, lĩnh vực, quốc gia về pháttriển khoa học và công nghệ;

d) Được ưu tiên giao nhiệm vụ phản biệnđộc lập đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh;

đ) Được hưởng mức phụ cấp ưu đãi đặc biệttheo quy định của Chính phủ;

e) Được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị,hội thảo khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn.

3. Nhà khoa học đượcgiao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọngngoài ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này còn được hưởng ưu đãi sau đây:

a) Hưởng mức lương và phụ cấp ưu đãi đặcbiệt theo thỏa thuận với cơ quan nhà nước giao nhiệm vụ; được bố trí nhà ở côngvụ, phương tiện đi lại công vụ trong thời gian thực hiện nhiệm vụ được giao;

b) Đề xuất việc điều động nhân lực khoahọc và công nghệ, kinh phí thực hiện nhiệm vụ và nguồn lực vật chất, tài chínhbảo đảm thực hiện nhiệm vụ;

c) Thuê, thỏa thuận chi phí thuê chuyêngia trong nước và nước ngoài; tự quyết định việc mua sáng chế, thiết kế, tài liệukỹ thuật, bí quyết công nghệ phục vụ cho nhiệm vụ trong phạm vi dự toán kinhphí được giao;

d) Tự quyết định và được hỗ trợ kinh phítham gia hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vựcchuyên môn;

đ) Toàn quyền quyết định việc tổ chứcnhiệm vụ được giao.

4. Nhà khoa học trẻtài năng ngoài việc được hưởng ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này còn được hưởngưu đãi sau đây:

a) Ưu tiên xét cấp học bổng để nâng caotrình độ ở trong nước, ngoài nước;

b) Được thành lập nhóm nghiên cứu xuất sắctrong lĩnh vực chuyên môn của mình và được cấp hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt độngcủa nhóm này;

c) Được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụkhoa học và công nghệ tiềm năng và được ưu tiên chủ trì, tham gia thực hiện nhiệmvụ khoa học và công nghệ khác;

d) Được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị,hội thảo trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn.

5. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.

Điều 24. Thu hút cánhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyêngia nước ngoài

1. Cá nhân hoạt độngkhoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài đượckhuyến khích tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

2. Cá nhân hoạt độngkhoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian làm việc tạiViệt Nam có quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật này và đượchưởng ưu đãi sau đây:

a) Được bổ nhiệm, thuêđảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức khoa học và công nghệ; được giao chủ trìthực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, xét công nhận, bổ nhiệm chứcdanh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ theo quy định tại Điều 19 của Luậtnày;

b) Được hưởng lươngchuyên gia theo quy định của Chính phủ và ưu đãi khác theo hợp đồng;

c) Được hưởng các ưuđãi về xuất nhập cảnh, cư trú, nhà ở và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

3. Chuyên gia nướcngoài được khuyến khích tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Namvà được hưởng ưu đãi sau đây:

a) Được thuê đảm nhiệmchức danh lãnh đạo tổ chức khoa học và công nghệ; được giao chủ trì thực hiệnnhiệm vụ khoa học và công nghệ;

b) Được hưởng ưu đãivề xuất nhập cảnh, cư trú, nhà ở và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;

c) Được hưởng lươngchuyên gia theo quy định của Chính phủ và ưu đãi khác theo hợp đồng.

4. Cá nhân hoạt độngkhoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia là người nướcngoài có cống hiến lớn đối với sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ củaViệt Nam được Nhà nước Việt Nam vinh danh, khen thưởng, tặng giải thưởng vềkhoa học và công nghệ của Việt Nam.

5. Chính phủ quy địnhcụ thể Điều này.

Chương IV

XÁC ĐỊNH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌCVÀ CÔNG NGHỆ

Mục 1. XÁC ĐỊNH NHIỆMVỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 25. Nhiệmvụ khoa học và công nghệ

1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tổchức dưới hình thức chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu theo chứcnăng của tổ chức khoa học và công nghệ và các hình thức khác.

2. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụngngân sách nhà nước bao gồm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ,cấp tỉnh và cấp cơ sở do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 27 của Luậtnày xác định.

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốcgia, cấp bộ, cấp tỉnh phải thực hiện theo hình thức đặt hàng.

3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiệnđể mọi tổ chức, cá nhân đề xuất ý tưởng khoa học, nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Chính phủ quy định tiêu chí xác định nhiệmvụ khoa học và công nghệ các cấp phù hợp với từng giai đoạn phát triển và lĩnhvực khoa học và công nghệ; biện pháp khuyến khích đề xuất ý tưởng khoa học, nhiệmvụ khoa học và công nghệ.

Điều 26. Đềxuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Việc đề xuất nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được quy định như sau:

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đề xuấtnhiệm vụ khoa học và công nghệ về bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước khác ở trung ương phù hợp vớingành, lĩnh vực, địa bàn quản lý để tổng hợp.

Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước khác ở trung ương tổ chứclấy ý kiến tư vấn xác định và công bố công khai nhiệm vụ đặt hàng cấp mình và gửiđề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia về Bộ Khoa học vàCông nghệ;

b) Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệmtổng hợp đề xuất đặt hàng, tổ chức lấy ý kiến tư vấn về nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ cấp quốc gia và công bố công khai;

c) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cótrách nhiệm chủ động hoặc theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đềxuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia cấp bách, mới phátsinh có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, ảnh hưởngđến quốc phòng, an ninh quốc gia; tổ chức lấy ý kiến tư vấn về các nhiệm vụnày;

d) Việc lấy ý kiến tư vấn xác định nhiệmvụ khoa học và công nghệ được thực hiện thông qua Hội đồng tư vấn xác định nhiệmvụ khoa học và công nghệ.

Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa họcvà công nghệ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định thànhlập, quy định nhiệm vụ và quyền hạn. Thành phần của Hội đồng bao gồm nhà khoa học,nhà quản lý, nhà kinh doanh có uy tín và trình độ phù hợp với nhiệm vụ. Trongtrường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có quyền lấyý kiến tư vấn của chuyên gia tư vấn độc lập trước hoặc sau khi họp Hội đồng.Thành viên Hội đồng và chuyên gia tư vấn độc lập phải chịu trách nhiệm về ý kiếntư vấn của mình.

2. Việc đề xuất nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước có thể áp dụng quy định tại khoản 1Điều này.

3. Việc đề xuất, tư vấn xác định nhiệm vụnghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và kỹ thuật phải bao gồmnội dung triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm và dự toán kinh phí chocác hoạt động này hoặc đề xuất dự án triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm.

4. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệquy định cụ thể Điều này.

Điều 27. Thẩmquyền phê duyệt, ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa họcvà công nghệ được quy định như sau:

a) Căn cứ vào chiến lược, kế hoạch pháttriển kinh tế – xã hội và chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia,Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ 05 năm và nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hằng năm;

b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phêduyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh;

c) Tổ chức, cá nhân không thuộc quy địnhtại điểm a và điểm b khoản này tự phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyềnphê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở theo quy định về tổ chức vàhoạt động của mình.

2. Thẩm quyền ký hợp đồng với tổ chức,cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định như sau:

a) Bộ Khoa học và Công nghệ ký hợp đồngthực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;

b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký hợpđồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh;

c) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm ckhoản 1 Điều này ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cótrách nhiệm gửi báo cáo về Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt và ký hợpđồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tổng hợp, đưa vào cơ sở dữ liệuquốc gia về khoa học và công nghệ.

Mục 2. PHƯƠNG THỨCTHỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 28. Phươngthức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụngngân sách nhà nước được giao theo phương thức tuyển chọn, giao trực tiếp, xéttài trợ từ quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

2. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ khôngsử dụng ngân sách nhà nước có thể được thực hiện theo phương thức quy định tạikhoản 1 Điều này hoặc phương thức khác do tổ chức, cá nhân lựa chọn.

Điều 29. Tuyển chọntổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhànước

1. Tuyển chọn thựchiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước là việc xác địnhtổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và phải bảo đảm tínhcạnh tranh, công bằng, hiệu quả.

2. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nhiềutổ chức, cá nhân có khả năng tham gia thực hiện phải được giao theo phương thứctuyển chọn nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về khoa họcvà công nghệ các cấp phải thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử củacơ quan mình hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác danh mục nhiệm vụ khoa họcvà công nghệ; điều kiện, thủ tục tham gia tuyển chọn.

4. Việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân thựchiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ,khách quan; kết quả tuyển chọn phải được công bố công khai trên cổng thông tinđiện tử hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác.

5. Người đứng đầucơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ các cấp thành lập Hội đồngtuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng này.

Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân thựchiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nướcvề khoa học và công nghệ các cấp thành lập, quy định nhiệm vụ và quyền hạn. Hộiđồng có nhiệm vụ tư vấn và phải chịu trách nhiệm về việc tư vấn của mình. Thànhphần của Hội đồng bao gồm nhà khoa học, nhà quản lý, nhà kinh doanh có uy tínvà trình độ phù hợp với nhiệm vụ. Thành viên Hội đồng phải có năng lực, phẩm chất,trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ khoa học và công nghệ và chịu tráchnhiệm về ý kiến tư vấn của mình.

6. Người đứng đầucơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ các cấp chịu trách nhiệm trướcpháp luật về quyết định chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ sau khi có ý kiến tư vấn của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết,người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ các cấp có quyềnlấy thêm ý kiến tư vấn của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định.

7. Bộ trưởng BộKhoa học và Công nghệ quy định cụ thể việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiệnnhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Điều 30. Nhiệm vụkhoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được giao trực tiếp

1. Nhà nước giao trực tiếp cho tổ chức,cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với một trong các trường hợpsau đây:

a) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộcbí mật quốc gia, đặc thù phục vụ an ninh, quốc phòng;

b) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất;

c) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà chỉcó một tổ chức khoa học và công nghệ có đủ điều kiện về nhân lực, chuyên môn,trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ đó.

2. Người đứng đầucơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định giao nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ quy định tại Điều này sau khi lấy ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấnkhoa học và công nghệ và phải chịu trách nhiệm về việc giao nhiệm vụ của mình.Tổ chức, cá nhân được giao chủ trì nhiệm vụ phải có đủ năng lực, điều kiện vàchuyên môn phù hợp.

Trong trường hợp cầnthiết, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có quyền lấy thêm ý kiến tư vấncủa chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định.

3. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.

Điều 31. Nhiệmvụ khoa học và công nghệ được quỹ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ xét tàitrợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay

Tổ chức, cá nhân có quyền đề xuất nhiệm vụkhoa học và công nghệ để quỹ phát triển khoa học và công nghệ, quỹ đổi mới côngnghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao và các quỹ khác trong lĩnh vực khoa họcvà công nghệ xét tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay theo điều lệ tổ chức và hoạtđộng của quỹ.

Điều 32. Liênkết xác định và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiệncho tổ chức khoa học và công nghệ, nhà khoa học liên kết với doanh nghiệp và tổchức khác để xác định, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ yêu cầuđổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh củasản phẩm, hàng hoá.

2. Việc hỗ trợ kinhphí từ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quyđịnh tại khoản 1 Điều này được quy định như sau:

a) Hỗ trợ đến 30% vốn đầu tư cho dự án củadoanh nghiệp ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tạora sản phẩm mới hoặc nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sảnphẩm từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; hỗ trợ đến 50% vốn đầutư cho dự án thực hiện ở vùng kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

b) Hỗ trợ đến 50% vốn đầu tư cho dự ánthực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc lĩnh vực ưu tiên,trọng điểm của Nhà nước.

3. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện,hình thức, trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ của Nhà nước đối với nhiệm vụ khoa họcvà công nghệ quy định tại Điều này.

Mục 3. HỢP ĐỒNG KHOAHỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 33. Phânloại hợp đồng khoa học và công nghệ

1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hoạtđộng dịch vụ khoa học và công nghệ được thực hiện thông qua hợp đồng khoa họcvà công nghệ bằng văn bản.

2. Các loại hợp đồng khoa học và côngnghệ gồm:

a) Hợp đồng nghiên cứu khoa học và pháttriển công nghệ;

b) Hợp đồng chuyển giao công nghệ;

c) Hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ.

3. Bộ trưởng BộKhoa học và Công nghệ quy định mẫu hợp đồng quy định tại điểm a khoản 2 Điềunày.

Điều 34. Quyền,nghĩa vụ của bên đặt hàng theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

1. Bên đặt hàng theo hợp đồng nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ có quyền sau đây:

a) Sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học vàphát triển công nghệ, nếu không có thoả thuận khác trong hợp đồng;

b) Tổ chức việc giao quyền sở hữu hoặcquyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

2. Bên đặt hàng theo hợp đồng nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ có nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp thông tin cần thiết cho việcthực hiện hợp đồng;

b) Tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiệnnhiệm vụ đặt hàng;

c) Tiếp nhận và tổ chức triển khai ứng dụnghoặc chuyển giao kết quả nghiên cứu sau khi được nghiệm thu;

d) Thanh toán đầy đủ kinh phí cho bên nhậnđặt hàng theo thoả thuận trong hợp đồng.

Điều 35. Quyền,nghĩa vụ của bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và pháttriển công nghệ

1. Bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồngnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có quyền sau đây:

a) Hưởng quyền tác giả đối với kết quảnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo thỏa thuận trong hợp đồng;

b) Yêu cầu bên đặt hàng cung cấp thôngtin và những điều kiện khác theo thỏa thuận trong hợp đồng để thực hiện hợp đồng;

c) Nhận kinh phí của bên đặt hàng để thựchiện hợp đồng.

2. Bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồngnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có nghĩa vụ sau đây:

a) Bàn giao kết quả nghiên cứu, giao nộpsản phẩm theo đúng quy định trong hợp đồng;

b) Giữ bí mật về kết quả nghiên cứu khoahọc và phát triển công nghệ theo thoả thuận;

c) Không được chuyển giao kết quả nghiêncứu khoa học và phát triển công nghệ cho người khác nếu không có sự chấp thuậncủa bên đặt hàng.

Điều 36. Giảiquyết tranh chấp hợp đồng khoa học và công nghệ

1. Bên vi phạm hợp đồng khoa học và côngnghệ phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra và bị xử lý theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Tranh chấp hợp đồng khoa học và côngnghệ được giải quyết trước hết theo nguyên tắc hoà giải, thương lượng trực tiếpgiữa các bên. Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì tranh chấp đượcgiải quyết bằng trọng tài hoặc toà án.

Mục 4. ĐÁNH GIÁ, NGHIỆMTHU, ĐĂNG KÝ, LƯU GIỮ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 37. Đánhgiá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụngngân sách nhà nước, khi kết thúc phải được đánh giá nghiệm thu khách quan,chính xác thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành. Người giao nhiệmvụ khoa học và công nghệ theo thẩm quyền quyết định nghiệm thu kết quả thực hiệnnhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trong trường hợp cần thiết, người giao nhiệm vụkhoa học và công nghệ có quyền lấy thêm ý kiến tư vấn của tổ chức, chuyên giatư vấn độc lập trước khi quyết định nghiệm thu.

2. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ khôngsử dụng ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân tự tổ chức đánh giá, nghiệm thu.Trường hợp tổ chức, cá nhân không có khả năng tự tổ chức đánh giá, nghiệm thuthì có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ địaphương xem xét đánh giá, nghiệm thu.

3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa họcvà công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước có ảnh hưởng đến lợi ích quốcgia, quốc phòng, an ninh, môi trường, tính mạng, sức khoẻ con người phải đượccơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền thẩm định.

4. Hằng năm, Bộ Khoa học và Công nghệcông bố công khai danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhànước đã được nghiệm thu.

5. Bộ trưởng BộKhoa học và Công nghệ quy định tiêu chí, thủ tục đánh giá, nghiệm thu kết quả thựchiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Điều 38. Hộiđồng khoa học và công nghệ chuyên ngành, tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lậpđánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Người giao nhiệm vụ khoa học và côngnghệ có trách nhiệm thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành hoặcthuê tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập để đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiệnnhiệm vụ khoa học và công nghệ.

2. Thành phần Hội đồng khoa học và côngnghệ chuyên ngành bao gồm nhà khoa học, đại diện cơ quan, tổ chức đề xuất đặthàng, cơ quan, tổ chức đặt hàng, nhà quản lý, nhà kinh doanh có năng lực vàchuyên môn phù hợp với nhiệm vụ.

3. Tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập phảicó năng lực và chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ.

4. Hội đồng khoa học và công nghệ chuyênngành, tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập tiến hành đánh giá, nghiệm thu kết quảthực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo mục đích, yêu cầu, nội dung, kếtquả, tiến độ ghi trong hợp đồng đã được ký kết và chịu trách nhiệm trước ngườigiao nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Xem thêm: Khoa Sau Đại Học Thái Nguyên, Truong Dai Hoc Y Duoc Thai Nguyen

5. Hội đồng khoa học và công nghệ chuyênngành, tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập phải chịu trách nhiệm về kết quả đánhgiá của mình.

Điều 39. Đăng ký,lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa họcvà công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước phải được đăng ký, lưu giữ tại cơ quanthông tin khoa học và công nghệ quốc gia và t?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *