Các bước làm bài Nghiên cứu Khoa học

Nghiên cứu Khoa học. Nhắc đếntừ đấy bạn thường nghĩ đến điều gì? Một quá trình khô khan và rối rắm? Hay làmột công việc thú vị, năng động và sáng tạo? Thực tế đã cho thấy vế thứ hai làmột sự ngụy biện. Quả thật nghiên cứu khoa học nhìn chung đòi hỏi sự chính xác,kiên trì và tỉ mẩn, nên thường gây chán nản đối với các bạn sinh viên. Tuynhiên, cũng giống như cơm trắng dù nhạt nhưng chứa nhiều tinh bột, nghiên cứukhoa học đem lại nhiều lợi ích cao cả cho người nghiên cứu. Nếu hiện tại bạnđang muốn tiếp thu kinh nghiệm quý báu từ nghiên cứu khoa học, bài viết này sẽmiêu tả sơ qua các bước cơ bản để bạn định hình được kết cấu quá trình nghiêncứu. Tùy từng người, từng nhóm nghiên cứu cụ thể mà các bước này có thể khácnhau đôi chút, nhưng về bản chất vẫn quy về 3 bước sau:

·Chuẩn bị cho nghiên cứu.

Đang xem: Lập đề cương nghiên cứu khoa học

·Triển khai nghiên cứu.

·Báo cáo kết quả nghiên cứu.

Ngoài ra, trong từng bước cơbản này còn có các bước nhỏ khác, cụ thể sẽ được trình bày dưới đây.

I.Chuẩnbị cho nghiên cứu.

Để tiến hành nghiên cứu khoa học phải chuẩn bị đầy đủ các mặt chonghiên cứu. Bước chuẩn bị có một vị trí đặc biệt, nó góp phần quyết định chấtlượng của công trình nghiên cứu. Trước hết ta bắt đầu ở bước chọn đề tài:

1.Chọn đề tài.

Đối với một sinh viên đại học, việc chọn đề tài khoa học có thểgặp nhiều khó khăn, bởi một đề tài nghiên cứu cần thỏa mãn những yêu cầu cụ thể:

– Đề tài nghiên cứu phải có ý nghĩa khoa học: bổ sung nội dunglý thuyết của khoa học, hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại nhiềukhúc mắc…

– Đề tài phải có tính thực tiễn, thể hiện ở việc thỏamãn một nhu cầu hiện hữu trong xã hội, đem lại giá trị thiết thực cho cả lýluận và thực tiễn.

– Đề tài phải phù hợp với khả năng chuyên môn, điềukiện vật chất và quỹ thời gian của nhóm nghiên cứu.

Đương nhiên, một yếu tố quyếtđịnh khác trong việc chọn lựa đề tài chính là mối quan tâm của người nghiên cứuđối với các vấn đề cụ thể. Nếu sinh viên nghiên cứu vẫn chưa xác định được đềtài phù hợp với mình, có thể hỏi thầy cô hướng dẫn để nhận được lời khuyên.

2.Thu thập tài liệu.

Một khi đã chọn được đề tài, sinh viên cần có những tài liệu liênquan để xây dựng vốn kiến thức nền vững chắc về chuyên môn mình nghiên cứu,ngoài ra cung cấp cơ sở cho công trình dựa vào những tài liệu khoa học uy tín.

Để thu thập tài liệu hữu ích vàđáng tin cậy, các bạn có thể tham khảo những cách thức sau:

– Tìm kiếm thông qua các thầy cô hướng dẫn, thường các thầy cô cókinh nghiệm lâu năm trong nghiên cứu sẽ sưu tầm một lượng lớn các tài liệu hữuích cho công trình.

– Tìm kiếm trong thư viện hoặc kho tài liệu của trường đại học.

– Tìm kiếm trong các bài báo, tạp chí khoa học, các ấn phẩm khoahọc về chuyên ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu.

– Tìm kiếm trên các trang web lưu trữ tài liệu khoa học nhưwww.ssrn.com/,scholar.google.com.vn/,www.sciencedirect.com/.

3.Xác định các vấn đề liên quan đến đề tài.

Muốn có được sự chuẩn bị tốtnhất, ta phải đặt câu hỏi và tự trả lời các vấn đề xung quanh đề tài. Những vấnđề đó là:

– Đối tượng nghiên cứu: Là những người, sự vật hay hiện tượng cần xemxét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

– Phạm vi nghiên cứu: Là giới hạn khảo sát đối tượng nghiên cứu trongtrong phạm vi nhất định, bao gồm thời gian và không gian cụ thể.

– Mục đích nghiên cứu: Là đích đến mà người nghiên cứu muốn đạt đượcsau khi thực hiện nghiên cứu.

– Nội dung nghiên cứu: Là mô tả quá trình nghiên cứu dự tính củangười nghiên cứu.

– Phương pháp nghiên cứu: Là cách thức, phương tiện để giải quyết cácnhiệm vụ trong nghiên cứu, là vấn đề quan trọng nhất mà một người nghiên cứucần phải nắm rõ vì xác định được phương pháp sẽ xác định được hướng đi phù hợpvới yêu cầu của nghiên cứu.

Trong quá trình trả lời các câuhỏi về vấn đề nghiên cứu kể trên, bạn nên ghi chép và hệ thống lại cẩn thận đểbổ sung vào đề cương nghiên cứu, sẽ được nói đến ở ngay dưới đây.

4.Lập kế hoạch – xây dựng đề cương.

Kế hoạch nghiên cứu: Là văn bản tổng hợp các bướcthực hiện và thời gian cụ thể cho từng bước, cũng như phân công công việc chotừng thành viên trong nhóm nghiên cứu.

Đề cương nghiên cứu: Là văn bản dự kiến các mụcnội dung chi tiết của công trình nghiên cứu, là cơ sở để người nghiên cứu dựavào khi tiến hành hoạt động trong giai đoạn triển khai.

Kế hoạch và đề cương tuy haivăn bản này có nhiều điểm tương tự nhưng thật ra về tính chất là khác nhau, kếhoạch vạch ra diễn biến, trình tự các hoạt động, còn đề cương đi vào các nộidung của việc nghiên cứu. Dù vậy, cả hai đều có vai trò quan trọng trong việcđịnh hướng nội dung nghiên cứu, thể hiện bố cục công trình để nhóm nghiên cứuthực hiện các nhiệm vụ đề ra một cách chủ động và khoa học hơn.

Chỉ cần hoàn tất các bước phíatrên là bạn đã đi được một nửa quãng đường rồi. Sau đây là chi tiết bước tiếptheo – triển khai nghiên cứu.

II.Triểnkhai nghiên cứu.

Để thực hiện được mục tiêu đãđề ra, ta cần tiến hành vô số các công việc cả trong lý thuyết và thực tế, baogồm lập giả thiết, thu thập và xử lý dữ liệu, rồi tổng hợp kết quả và rút rakết luận. Bắt đầu từ bước đầu tiên:

1.

Xem thêm: Thời Khóa Biểu Đại Học Bách Khoa Tp Hcm, Thời Khóa Biểu Ôn Tập

Lập giả thiết.

Giả thuyết khoa học là mô hìnhgiả định, dự đoán về bản chất của đối tượng nghiên cứu.

Một công trình khoa học về thựcchất là chứng minh một giả thuyết khoa học. Do đó xây dựng giả thuyết là thaotác quan trọng, giúp ta đề xuất một hướng đi để khám phá đối tượng nghiêncứu, đôi lúc tiên đoán được bản chất và cách thức vận động của sự kiện, hiệntượng.

Giả thiết khoa học dù chỉ làgiả định trên lý thuyết, nhưng vẫn cần tuân thủ các quy tắc sau:

Giả thiết phải có khả nănggiải thích được sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu.

– Giả thiết phải đủ khả năngđược kiểm chứng bằng thực nghiệm.

Khi đã có một giả thiết phùhợp, ta cần kiểm chứng nó bằng các dữ liệu thực tế, điều đó dẫn tới việc thựchiện các bước tiếp theo.

2.Thu thập và xử lý dữ liệu.

2.1.Thu thập dữ liệu.

Một đề tài nghiên cứu mà khôngcó dữ liệu cũng không khác gì một cái ví không có lấy 1 tờ 500. Những hiểu biếttừ việc phân tích dữ liệu chính là chìa khóa để người nghiên cứu tìm ra cáimới, chứng minh cho giả thiết đã đề ra và là cơ sở để bảo vệ luận điểm của mình.

Sinh viên nghiên cứu có thể tìmthấy các dữ liệu cần thiết bằng cách phỏng vấn những đối tượng cụ thể, hoặc tracứu thông tin từ những nguồn uy tín (có thể tìm kiếm trên mạng hoặc đến cơ quannơi có nguồn thông tin để hỏi trực tiếp).

Các dữ liệu cũng cần thỏa mãnnhững yêu cầu đã đặt ra, như có độ chính xác và tin cậy cao, có thông tin hữuích để hình thành cơ sở đánh giá giả thiết, liên quan mật thiết tới đề tài,…

Tuy nhiên, các dữ kiện thu thậpchưa thể sử dụng ngay được mà phải qua quá trình sàng lọc, phân tích, xử lý.

2.2.Xử lý dữ liệu.

Xử lý dữ liệu là quá trình sửdụng kiến thức tổng hợp của người nghiên cứu, là quá trình sử dụng tư duy biệnchứng và logic cùng với các phương pháp nghiên cứu khoa học để xem xét đốitượng.

Mục đích của việc xử lý dữ liệulà tập hợp, chọn lọc và hệ thống hoá các phần khác nhau của thông tin, của tưliệu đã có để từ đó tìm ra những khía cạnh mới, kết luận mới về đối tượng.

Để xử lý một cách triệt để dữliệu thu thập được trước hết cần sàng lọc ra những thông tin chính xác và hữuích, sau đó phân tích các dữ liệu đó bằng các công cụ đặc biệt kết hợp sử dụngkiến thức và tư duy của người nghiên cứu, cuối cùng tổng hợp và ghi chép lạicác kết quả thu được.

Trong quá trình phân tích và xửlý thông tin cần chú ý tôn trọng tính khách quan của sự kiện, con số, ngườinghiên cứu không được chủ quan áp đặt theo ý đồ của bản thân.

3.Kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Xuyên suốt quá trình nghiêncứu, người nghiên cứu không khỏi mắc những sai lầm. Do đó, kiểm tra lại kết quảgiúp ta tránh các sai lầm trước khi đi đến kết luận cuối cùng, đưa công trìnhnghiên cứu đạt đến mức độ khách quan nhất.

Để kiểm tra lại kết quả, ta cóthể lựa chọn các cách sau:

– Kiểm tra bằng thực nghiệm trên nhiều phạm vi, đối tượng khácnhau: cách này làm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

– So sánh, đối chiếu với các kết luận từ những nghiên cứu khác:mặc dù việc so sánh này có thể khác nhau khi nghiên cứu tìm ra cái mới, gócnhìn mới, nhưng việc đối chiếu này cũng đảm bảo tính đa chiều trong đánh giácủa người nghiên cứu.

Sau khi đã thực hiện nhiệm vụkiểm chứng kết quả, bạn đã có trong tay tất cả những thứ cần thiết để đi đếnkết luận cuối cùng. Nhiệm vụ cuối cùng la là viết một bản báo cáo kết quảnghiên cứu.

III. Báo cáo kết quả nghiên cứu.

Báo cáo công trình nghiên cứuchính là tập hợp nội dung nghiên cứu với hình thức là một bài viết hoàn chỉnh,dùng để gửi cho Hội đồng Khoa học, để được Hội đồng đánh giá và công nhận kếtquả nghiên cứu.

Viết báo cáo cần phải viếtnhiều lần, có bản nháp để giáo viên hướng dẫn chỉnh sửa, góp ý cho phù hợp. Mộtbáo cáo khoa học, về nội dung cần có hàm lượng vừa phải nhưng rõ ràng, đầy đủcác ý tương ứng với đề cương đã có; về hình thức cần trình bày sạch sẽ, phù hợp với yêu cầucủa nghiên cứu.

Ngoài ra, các nhóm nghiên cứucũng cần chuẩn bị trước các nội dung phản biện để bảo vệ cho nghiên cứu củamình trước Hội đồng.

Mong rằng bài viết này hữu íchcho những bạn đang trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu khoa học nói chung cũngnhư cuộc thi SVNCKH năm sau.

Xem thêm: Bình Luận Khoa Học Bộ Luật Dân Sự 2015 Đỗ Văn Đại, Bình Luận Khoa Học

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật HCM,n.d.Cácgiai đoạn thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Available at:http://spkt.tnut.edu.vn/Article/Download/97

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *