Giới thiệu chung Chuẩn đầu ra Khung chương trình đào tạo Hoạt động sinh viên Nghiên cứu ứng dụng Học phí, học bổng và môi trường học Triển vọng nghề nghiệp Đánh giá của nhà tuyển dụng Sinh viên và cựu sinh viên tiêu biểu

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HẠT NHÂN

MÃ XÉT TUYỂN: QHT05

KHOA VẬT LÍ

Cung cấp kiến thức: Vật lý hạt nhân, hạt cơ bản; Năng lượng hạt nhân và lò phản ứng; Y học xạ trị và chẩn đoán hình ảnh: An toàn bức xạ; Điện tử hạt nhân: Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp và nông nghiệp,…

Đào tạo kỹ năng: Nghiên cứu về các lĩnh vực công nghệ hạt nhân và vận hành các thiết bị về phân tích phóng xạ, xạ trị, xạ phẫu,…

Thế mạnh tư duy: Năng lực sáng tạo, độc lập trong nghiên cứu, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

Cơ hội việc làm và cơ hội phát triển nghề nghiệp: Làm việc tại các trường Đại học, Cao đẳng, các Viện nghiên cứu (Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân,…), các bệnh viện (Vinmec, K, 103, 108,…), các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, công ty có ứng dụng kỹ thuật hạt nhân,…

Đang xem: Kỹ thuật hạt nhân đại học khoa học tự nhiên

Liên hệ Khoa Vật lí:

*

 

Chuẩn đầu ra

1. Mục tiêu đào tạo, kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ và vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Công nghệ hạt nhân là ngành đào tạo rất cần thiết phù hợp chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển ngành điện hạt nhân hiện nay. Nhu cầu của đất nước về nhân lực liên quan đến công nghệ hạt nhân là rất lớn. Khoa Vật lý là đơn vị hàng đầu ở Việt Nam đã được đầu tư một dự án 4 triệu đô la Mỹ để cung ứng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu này của đất nước.

Xem thêm: Bài Giảng Sản Phụ Khoa Sau Đại Học ), Bài Giảng Sản Phụ Khoa

Sinh viên trang bị những kiến thức về công nghệ hạt nhân cơ bản, hiện đại và cập nhật các tiến bộ của công nghệ và vật lí hạt nhân trên thế giới, được tham quan và thực tập thực tế tại các cơ sở hạt nhân trong nước.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Về Môi Trường Hay, Nghiên Cứu Môi Trường

2. Chuẩn chất lượng nghề nghiệp

Đủ năng lực làm việc trên các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân như ngành năng lượng hạt nhân để phục vụ nhu cầu điện hạt nhân trong tương lai của đất nước, các ngành khoa học và kỹ thuật hạt nhân cơ bản và ứng dụng; các ngành kinh tế thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp; y học xạ trị, khảo cổ học, địa chất thuỷ văn. Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc có thể được đào tạo tiếp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *