Toggle Nav

*

Thủ khoa Kĩ sư tài năng ĐH Bách Khoa HN năm 2017 tham gia phát triển hệ thống tính cước thời gian thực của Viettel

*

Long Lệ – Toán Tin K61 (Thực hiện)

Sinh viên của chương trình Đào tạo tài năng là những người có năng lực tư duy tốt và đầy đam mê nhiệt huyết đối với khoa học, được tuyển chọn trong số các thí sinh trúng tuyển bằng một bài kiểm tra nội bộ gồm các kiến thức Toán và Vật lý thuộc chương trình lớp 12 THPT ngay sau khi thí sinh làm thủ tục nhập học.Ngoài những cơ hội rộng mở về việc làm trong thị trường nhân lực trình độ cao ở trong nước và ngoài nước, người tốt nghiệp Chương trình đào tạo Tài năng cũng có rất nhiều cơ hội thuận lợi để tiếp tục học lên các trình độ cao hơn trên con đường trở thành những nhà nghiên cứu hay chuyên gia hàng đầu. Vậy:

Tại sao nên chọn Tài năng Toán TinBí quyết trở thành một trong những thủ khoa xuất sắc nhất thành phố Hà Nội là gì?Nghiên cứu khoa học của sinh viên Toán Tin có gì thú vị?Sinh viên có nên đi làm thêm?Công việc một kỹ sư Toán Tin có thể đảm nhiệm là gì?

Mời bạn đọc đến với bài phỏng vấn anh Bùi Tuấn Anh – Thủ khoa KSTN K57 – người được bạn bè nhận xét là “thông minh, năng động và tích cực trong công việc” để tìm câu trả lời và lắng nghe những câu chuyện thú vị nhé!

Em chào anh ạ! Rất cảm ơn anh đã nhận lời trả lời phỏng vấn viết bài về cựu học sinh của Viện. Sau đây em xin được phỏng vấn anh một vài câu hỏi ạ. Đầu tiên, anh có thể giới thiệu cho độc giả biết về bản thân và chia sẻ một chút về công việc hiện tại anh đang đảm nhiệm được không ạ?

Mình là Bùi Tuấn Anh, cựu sinh viên lớp KSTN Toán Tin K57. Hiện mình đang làm kỹ sư phát triển hệ thống tính cước thời gian thực tại Trung tâm OCS – thuộc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ mạng Viettel.

Đang xem: Kỹ sư tài năng đại học bách khoa

Thưa anh, Bách Khoa nói riêng và các trường đại học nói chung có rất nhiều chương trình đào tạo với các chuyên ngành khác nhau. Vậy tại sao anh lại chọn học KSTN Toán Tin của Viện Toán ứng dụng và Tin học ạ?

Việc chọn KSTN Toán Tin cũng là cái duyên. Thực ra thì mình đăng kí nguyện vọng 1 là KSTN Công nghệ thông tin, nguyện vọng 2 mới là Toán Tin. Nhưng do thiếu điểm, lúc đó cũng phân vân lắm, không biết nên học CNTT ở ngoài hay học KSTN Toán Tin. Cũng may mình có quen một vài người, họ khuyên mình học KSTN Toán Tin và cũng nghe nói các anh chị khi ra trường rất thành công. Thật sáng suốt vì cuối cùng mình cũng chọn KSTN Toán Tin (cười).

Là một thủ khoa xuất sắc, chắc hẳn đã có rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp trải thảm đỏ chào đón, không biết lí do gì khiến anh quyết định gắn bó với Trung tâm OCS ạ?

Xuất sắc thì mình không dám nhận (cười). Vì mình cảm thấy trong quãng thời gian học đại học, còn rất nhiều điều tiếc nuối mà chưa làm được vì không giác ngộ được sớm.

Khi ra trường mình có nhận được vài lời mời, nhưng mình đến với OCS chắc cũng là cái duyên (cười).

Mình nhớ hôm mình bảo vệ đồ án tốt nghiệp, anh Hải (anh Nguyễn Đức Hải – Giám đốc Trung tâm OCS của Viettel, cũng là cựu sinh viên Toán Tin của Viện (PV)) cùng một số anh em trong Trung tâm đến nghe lớp mình trình bày đồ án và có lời mời mình và các bạn vào Trung tâm làm việc. Bảo vệ xong, lớp mình có liên hoan và không may mình bị chút tai nạn bỏng ở tay, phải nằm viện điều trị hơn một tuần. Trong thời gian đó anh Hải có gọi điện hỏi thăm và muốn mình vào Trung tâm làm việc.

Lúc đó mình chỉ cảm thấy anh Hải là một giám đốc mà đích thân đi tuyển dụng, rất nhiệt tình,… nên mình nghĩ: Một giám đốc như vậy thì chắc hẳn rất công bằng, môi trường làm việc sẽ rất thuận lợi cho những ai thật sự cố gắng!

Sau đó mình thi vào Viettel như mọi người thôi, không có đãi ngộ gì cao hơn so với người khác. Nhưng so với mặt bằng chung thì đãi ngộ của Viettel là cao hơn hẳn, đặc biệt là với sinh viên mới ra trường và còn rất non nớt về kinh nghiệm.

Theo anh, ưu thế của sinh viên Toán Tin là gì? Những kiến thức, kỹ năng được rèn luyện ở trường đã giúp anh như thế nào trong công việc ạ?

Về chất lượng các môn học: Kiến thức các môn không hẳn chuyên sâu nhưng nó cho mình một mức độ khái quát nhất định.

Về lợi thế của Toán Tin so với CNTT: Chắc hẳn là sinh viên Viện mình (Viện Toán UD&TH) mạnh hơn tư duy về toán, đủ để khi gặp bất kì vấn đề gì liên quan đến toán, mình có thể tư duy phương pháp giải quyết dễ dàng hơn. Còn về tin học, sinh viên Toán Tin được trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, lập trình, phân tích thiết kế hệ thống, có thể không được dạy kĩ như CNTT nhưng mình nghĩ đủ dùng. Vì theo mình, công nghệ thay đổi liên tục, chỉ có liên tục tìm hiểu thì mới bắt kịp và không bị lạc hậu.

Thưa anh, bí quyết gì đã giúp anh đạt được thành tích học tập khủng – trở thành một trong những thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp cấc trường đại học, cao đẳng của Hà Nội ạ?

(Cười) Mình chắc cũng như bao bạn sinh viên thôi. Hồi mới vào đại học, mình nhớ học kì đầu tiên thật khủng khiếp! Tốc độ giảng dạy quá nhanh (cười). Thi học kì xong thật sự rất nản, chỉ cầu mong qua môn,chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ có một kì đạt giỏi ở Bách Khoa.

Mình không dám nhận xuất sắc, chỉ là mình thấy bản thân thích nghi với môn trường tốt. Vài kì học đầu tiên cũng rất chăm chỉ nữa, nghe giảng không hiểu là về nhà đọc cho hiểu mới thôi.

Qua 2 năm học các môn cơ bản bắt buộc, khi bắt đầu vào chuyên ngành đã quen với nhịp độ học rồi. Mình chủ yếu là nghe giảng trên lớp, chỗ nào không hiểu thì hỏi thầy cô và bạn bè luôn. Trước khi thi tập trung ôn lại toàn bộ kiến thức, vì trong quá trình nghe giảng đã khá hiểu rồi nên lúc ôn rất nhanh. Tất nhiên đi kèm chút may mắn nữa (cười).

Xem thêm: Khóa Học Chứng Chỉ Môi Giới Bất Động Sản Và Quản Lý Sàn Bđs Tại Nha Trang

Ngoài phương pháp học hiểu, anh sắp xếp thời gian học như thế nào ạ? Anh có thường xuyên lên thư viện không ạ?

Thư viện mình chỉ lên vài lần (cười), lên cho biết thôi vì ở đấy đông quá. Những buổi nghỉ năm nhất, năm hai, mình hay tụ tập luyện giải đề cùng nhóm bạn. Học thầy không tày học bạn mà. Có lẽ học hỏi qua những người bạn là cách để tiến bộ nhanh nhất!

Đến các năm học chuyên ngành thì tự học là chính. Mình dành nhiều thời gian học vào một tuần trước khi thi, còn chủ yếu vẫn là nghe giảng trên lớp. Một trong những điều mà mình nuối tiếc nhất có lẽ là lãng phí hơi nhiều thời gian thay vì rèn luyện các kỹ năng khác, ví dụ như Tiếng Anh, trau dồi kiến thức tin học hay một cái gì đó theo xu hướng chẳng hạn (cười).

Ngoài việc học trên lớp, em còn được biết anh đã đoạt được giải thưởng cao về nghiên cứu khoa học (NCKH), anh có thể chia sẻ với độc giả về quá trình nghiên cứu, tính ứng dụng, khó khăn cũng như những lợi ích có được từ NCKH không ạ?

Mình có hai lần tham gia nghiên cứu khoa học của Viện. Lần đầu tiên mình tham gia cùng nhóm bạn Lâm (Nguyễn Thế Lâm – Toán Tin K57, hiện làm lập trình viên (PV)) và hai bạn nữ Học viện Tài chính. Lần sau mình làm chung với một bạn học cùng lớp (Đào Tuấn Anh (PV)).

Lợi ích đầu tiên dĩ nhiên là đoạt giải (cười). Nhưng ngoài ra là rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm. Sở dĩ NCKH giúp mình có kỹ năng làm việc nhóm vì trong quá trình nghiên cứu sẽ phải phân chia công việc nghiên cứu, trình bày lại cho người khác, đương nhiên không tránh khỏi những bất đồng về quan điểm, sự nhìn nhận của mỗi người. Vấn đề là làm sao giải quyết, trình bày, bảo vệ quan điểm, tiếp thu một cách đúng đắn. Hơn hết NCKH đã giúp mình có những tình bạn đẹp đến tận bây giờ (cười).

Đề tài đầu tiên là định mức thưởng phạt trong tái tục bảo hiểm trách nhiệm dân sự do thầy Hà Bình Minh (trước dạy ở Viện mình) và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh ở Học viện Tài chính hướng dẫn. Rất vui là đề này đã đoạt giải Nhất Olympic “Kinh tế lượng và ứng dụng”, đồng thời đoạt giải Nhì cuộc thi NCKH sinh viên cấp trường.

Về ứng dụng: nó giúp giải quyết những điểm yếu trong phương pháp định phí hiện tại là chỉ giữ nguyên một mức phí từ năm này qua năm khác, thay vào đó là thưởng cho các chủ xe ít yêu cầu bồi thường và phạt các chủ xe hay yêu cầu bồi thường một mức nào đó nhằm khuyến khích chủ xe lái xe an toàn hơn và cân bằng được quỹ bảo hiểm xe cơ giới.

Nhiệm vụ của mình là làm về mô hình, thuật toán, chương trình; Lâm nghiên cứu về dữ liệu; hai bạn bên tài chính chủ yếu nghiên cứu về phương pháp và điểm yếu trong mô hình định phí hiện tại đang áp dụng. Hai thầy cô cũng giúp đỡ nhóm rất nhiều. Nhóm mình cũng phải thường xuyên đến nhà cô Quỳnh họp đến tối muộn mới về (cười).

Đề tài này ứng dụng mô hình xích Markov, sử dụng chủ yếu là môn mô hình ngẫu nhiên xác suất thống kê.

Khi thực hiện đề tài, khó khăn đầu tiên là rất khó xin được số liệu từ bên bảo hiểm, may mắn là có cô hướng dẫn và hai bạn nữ làm cùng đề tài đang thực tập tại các công ty bảo hiểm trợ giúp.

Khó khăn thứ hai là mặc dù kiến thức về toán thì mình có, nhưng kiến thức kinh tế, bảo hiểm lại rất yếu. Cũng may mắn là có sự giúp đỡ của cô Quỳnh và các bạn tài chính.

Đề tài thứ hai là về tối ưu: “Tối ưu đường đi cực tiểu chi phí vận chuyển và khí thải cacbon dioxit cho bài toán chở rác ở Hà Giang, Việt Nam”. Đề tài này mình và bạn Đào Tuấn Anh làm dưới sự hướng dẫn của cô Ngọc Anh (Viện mình). Rất vui vì đề tài này đã giành cú đúp giải Nhất NCKH cả phía Viện và phía công ty Grooo.

Phải nói rằng cô Ngọc Anh là giảng viên nhiệt tình nhất mình từng gặp. Cô rất quan tâm, hướng dẫn tận tình, đốc thúc và chỉ bảo từng chi tiết kể cả cách trình bày. Rất chuyên nghiệp.

Xem thêm: Khóa Học Kế Toán Xây Dựng Thực Hành Chứng Từ Sống, Kế Toán Xây Dựng

Thực tế thì đề tài này lúc đầu mình tham gia rất tốt, nhưng về sau do một số lí do cá nhân nên có hơi chểnh mảng. Do đó bạn cùng làm đã rất vất vả để đạt được kết quả như vậy. Đây cũng là một điều mà mình cảm thấy bản thân đáng trách.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *