Sinh viên nghiên cứu khoa học trong nhà trường có cơ hội hiện thực hóa kiến thức đã học được vào các công trình nghiên cứu để sáng tạo ra phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.

1. Thế nào là nghiên cứu khoa học?

(Qua nội dung các vấn đề được trình bày sau đây hãy Tự đặt câu hỏi – Tự trả lời!)

*

2. Tại sao SV phải nghiên cứu khoa học?

– Mức độ nhận thức trong quá trình học tập của sinh viên (Bảng phân loại nhận thức của Bloom):

+ Bậc 1: Biết, hiểu

+ Bậc 2: Áp dụng để giải quyết các trường hợp thực tiễn

+ Bậc 3: Phân tích, tổng hợp, đánh giá, phê phán.

Đang xem: Kỹ Năng Nghiên Cứu Khoa Học

Để đạt được mức 3 thì SV phải tham gia tích cực vào quá trình thảo luận, viết báo, viết đề tài NCKH, viết khóa luận, viết luận văn tốt nghiệp.

– Tham gia NCKH là một bước tập duyệt tốt cho việc viết luận văn tốt nghiệp.

– Đề tài NCKH có thể được nâng cấp thành luận văn.

– Cơ hội rèn luyện kỹ năng nghiên cứu với sự trợ giúp của giảng viên.

– Mục đích để khi ra trường có thể thực hiện ngay được công việc nghiên cứu theo công việc được giao hoặc học lên cao học.

3. Những nhược điểm phổ biến trong việc NCKH của sinh viên:

– Chọn đề tài một cách máy móc theo từng chế định hoặc từng bài học.

– Đề tài không mang tính thực tiễn, không đáp ứng được tính thời sự.

– Cấu trúc theo lối mòn (Lý luận – Quy định Pháp luật – Thực trạng và Kiến nghị).

– Nội dung cắt dán từ các tài liệu có sẵn.

– Lệ thuộc quá nhiều vào các quy định trong các Văn bản Pháp Luật.

4. Xác định Đề tài nghiên cứu và định hướng nghiên cứu:

– Tính mới: Không trùng lặp hoàn toàn với các công trình khoa học trước đó.

– Tính thời sự: Xã hội hiện nay đang quan tâm, thể hiện trên TV, mạng, báo chí,…

– Tính thực tiễn: Nhằm giải quyết các hiện tượng xã hội đang diễn ra, hoặc sắp diến ra trong tương lai gần đối với đất nước hoặc 1 địa phương.

– Tính khả thi: Có thể được ứng dụng ngay để giải quyết các vấn đề đang đặt ra, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, không bị lệ thuộc vào quá nhiều điều kiện khách quan, …

– Tính hợp lý: Phải chứng minh được bằng những lý thuyết, những lập luận logic, những thông tin và số liệu thống kê, điều tra, …

– Tính ứng dụng: Có thể ứng dụng được các kiến thức được cung cấp trong quá trình học để giải quyết vấn đề.

– Tính kế thừa: Cố gắng không bắt đầu từ đầu, phải tận dụng được những kết quả có sẵn của các công trình nghiên cứu trước đó, từ đó thể hiện rằng công trình của mình là một bước tiến mới so với các công trình trước đó.

– Tính hấp dẫn và hữu ích đối với bản thân: Đề tài đó làm mình thấy lôi cuốn, phù hợp với sở thích riêng, phù hợp với công việc của mình trong tương lai.

5. Các kiểu nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật:

– Kiểu thứ 1: Nghiên cứu lý luận đơn thuần về 1 vấn đề lý thuyết.

– Kiểu thứ 2: Khảo sát để đưa ra kết luận về thực trạng của một vấn đề xã hội có liên quan đến môn học.

Xem thêm: Chế Độ Ăn Uống Khoa Học Để Tăng Cân Tự Nhiên Cho Người Gầy, Dinh Dưỡng Hàng Ngày Cho Người Gầy Muốn Tăng Cân

– Kiểu thứ 3: Phê phán, bình luận và nêu ý kiến sửa đổi một văn bản pháp luật, một Dự thảo luật hoặc một công trình nghiên cứu trước đó.

– Kiểu thứ 4: Kết hợp nhiều mục đích.

6. Triển khai nghiên cứu:

– Bước 1: Xác định đề tài nghiên cứu và thể loại công trình nghiên cứu của mình.

– Bước 2: Cố gắng đọc lướt tất cả các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

– Bước 3: Qua quá trình nghiên cứu (tại bước 2) cố gắng phân nhóm các quan điểm về từng vấn đề của đề tài nghiên cứu. Có thể tham khảo thêm quan điểm của nhiều thầy cô và các bạn (gặp trực tiếp hoặc thông qua giờ thảo luận)

– Bước 4: Suy nghĩ để định ra quan điểm của riêng mình.

– Bước 5: Phác thảo Đề cương. Đề cương phải được thiết kế sao cho có tính logic, phù hợp với đề tài của mình và thể hiện được ý đồ sáng tạo tổng thể của mình.

– Bước 6: Viết từng phần của công trình nghiên cứu theo Đề cương định sẵn.

– Bước 7: Quên đi tất cả những gì đã viết (1-2 tuần).

– Bước 8: Đọc lại, tự phản biện và nhờ thầy cô sửa giúp.

– Bước 9: Chỉnh sửa, hoàn thiện và nộp.

– Bước 10: Tiếp tục nghiên cứu, đọc lại và chuẩn bị cho công việc bảo vệ.

7. Lưu ý trong quá trình viết:

– Hoàn toàn tự do trong các quan điểm khoa học.

– Hoài nghi, khắt khe và suy nghĩ đến cùng.

– Cố gắng nghiên cứu và viết liên tục, không bị gián đoạn bởi các công việc khác (mỗi ngày 1 tiếng).

– Cố gắng phân định thời gian hợp lý cho từng công đoạn.

– Biết cách tìm, đọc và phân loại tài liệu 1 cách hợp lý, khoa học.

– Không chạy theo thành tích, không lệ thuộc vào độ “hoành tráng”, không chạy theo số trang.

Xem thêm: Nhóm Ngành Khoa Học Tự Nhiên, Đội Sổ Về Tỷ Lệ Thí Sinh Nhập Học

8. Vai trò của giảng viên:

– Định hướng: Gợi mở các vấn đề và hướng đi hợp lý.

– Trợ giúp: Giúp tìm tài liệu, hướng dẫn phương pháp nghiên cứu, …

– Tư vấn: Giải đáp băn khoăn, chỉnh sửa sai sót, …

– Huấn luyện: Rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng tư duy, kỹ năng đọc, kỹ năng viết, kỹ năng phản biện, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *