Dù là sinh thường hay sinh mổ thì quá trình vượt cạn, cùng 9 tháng mang thai đã khiến cơ thể người mẹ chịu tổn thương không ít. Và thời gian phục hồi sau sinh chính là ở cữ. Vậy ở cữ sau sinh đúng cách, chuẩn khoa học như thế nào?

Vì sao sản phụ cần ở cữ sau sinh?

Sau quá trình vượt cạn như “gãy 20 chiếc xương sườn”, cơ thể người phụ nữ đã mất rất nhiều sức lực. Thêm vào đó, sự thay đổi về cơ thể, vết khâu tầng sinh môn, vết khâu do mổ đẻ…. đều cần có thời gian hồi phục. Do đó, sau khi vượt qua cửa ải quan trọng nhất, người mẹ cần được nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.

Đang xem: 19 điều kiêng cữ sau sinh thường, sinh mổ đúng cách

Nếu như không ở cữ sau sinh đúng cách, có thể dẫn tới hậu sản ở sản phụ sau sinh, khiến chị em dễ bị đau đầu, đau lưng, mệt mỏi, tâm trạng bất ổn, cơ thể gầy yếu. 

Tuy nhiên, ở cữ ngày nay đã khác xưa rất nhiều. Là một phụ nữ hiện đại thời 4.0, chị em nên cập nhật những thói quen kiêng cữ khoa học, đã được chứng minh, để đảm bảo cho sức khỏe của các mẹ và bé.

*

Ở cữ sau sinh đúng cách, khoa học sẽ giúp sản phụ nhanh phục hồi sức khỏe.

Sản phụ nên ở cữ bao lâu là hợp lý?

Theo quan niệm dân gian, bà đẻ cần ở cữ 100 ngày tròn, tương đương với 3 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, theo quan niệm hiện tại, chị em chỉ cần ở cữ khoảng 1 tháng. Trừ những trường hợp sức khỏe của sản phụ yếu hơn thì cần kiêng khem lâu hơn.

Ở cữ sau sinh đúng cách, chuẩn khoa học – 5 điều cần ghi nhớ

Dinh dưỡng cho sản phụ trong thời gian ở cữ sau sinh

Chế độ ăn uống đóng góp phần quan trọng giúp phục hồi sức khỏe người mẹ, và giúp chị em tiết ra nhiều sữa cho bé bú. Do đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày, chị em cần cung cấp nhiều đạm động vật (từ thịt, cá, trứng, sữa). Sau sinh, hầu hết chị em đều gặp tình trạng táo bón, do vậy chị em cũng đừng quên bổ sung thêm chất xơ từ rau xanh và tăng cường vitamin từ các loại hoa quả. Chị em không nên kiêng khem quá mức, dẫn tới dinh dưỡng nghèo nàn, sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình hồi phục sức khỏe.

Để đảm bảo sức khỏe, chị em nên ăn thực phẩm nấu chín kỹ, không ăn đồ lạnh, đồ chín tái. Người mẹ cần chia nhiều bữa ăn trong ngày, chẳng hạn 3 bữa chính, 3 bữa phụ. 

Chị em không nên ăn những thực phẩm muối chua như dưa muối, cà muối, kim chi; Không ăn những thực phẩm có tính hàn như mướp đắng, bắp cải…,; Hạn chế ăn ớt, dấm, tỏi…

Phụ nữ sinh mổ thì cần tránh ăn các thực phẩm có thể tạo mủ hoặc sẹo lồi cho vết thương như rau muống, đồ nếp, lòng trắng trứng gà, …

*

Dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh cần đa dạng các nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, rau xanh và trái cây, chất béo.

Nghỉ ngơi nhiều sau sinh

Sản phụ sau sinh cần được nghỉ ngơi trung bình 7-10 tiếng/ngày. Chính bởi vậy, các thành viên trong gia đình cần hỗ trợ trong việc chăm sóc bé hoặc làm việc nhà để người mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, hồi phục. Chị em sau sinh cũng nên tránh mang vác hoặc làm những việc quá sức, ít nhất trong 3 tháng đầu sau sinh để tránh được các nguy cơ về sức khỏe về sau. 

Người phụ nữ cũng không nên ngồi xổm nhằm phòng tránh sa tử cung. 

Tránh xa các thiết bị điện tử 

Phụ nữ sau sinh nên dành thời gian nghỉ ngơi, không dùng điện thoại, xem tivi thời gian đầu mới sinh, tránh làm ảnh hưởng tới mắt, hoặc ngồi nhiều gây đau lưng. 

Không nên kiêng tắm gội sau sinh

Nếu như quan niệm dân gian, kiêng tắm gội thời gian đầu thì khoa học hiện đại lại không khắt khe đến vậy. Ngược lại người mẹ cần vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn, nhất là khi chị em sau sinh còn có sản dịch. Nếu không tắm rửa thường xuyên sẽ dễ bị viêm nhiễm.

Xem thêm: Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Lớp 4 Môn Khoa Học Lớp 4 Môn Khoa Học Năm 2020

Sau khi từ viện về, chị em có thể tắm bằng nước ấm. Tốt nhất, sản phụ nên tắm bằng nước lá thảo dược từ thiên nhiên, vệ sinh vùng kín sạch sẽ 2 lần/ngày, thay băng vệ sinh liên tục để thấm sản dịch. 

Phụ nữ sinh mổ nên lau người bằng nước ấm, khi vết mổ khô thì có thể tắm. Vết mổ cần được chăm sóc kỹ càng với dung dịch sát khuẩn mỗi ngày. 

Vệ sinh vùng bầu vú và núm vú cũng là điều vô cùng quan trọng, vì đây là vùng tiếp xúc trực tiếp với mặt và miệng bé. Hơn nữa, vệ sinh cẩn thận vùng núm vú giúp sữa ra dễ dàng hơn, tránh tình trạng mất sữa sau sinh.

Kiêng quan hệ 4-8 tuần sau sinh

Theo các bác sĩ, từ 4-8 tuần sau khi sinh, phụ nữ có thể quan hệ trở lại tùy theo nhu cầu, tuy nhiên nên chọn những động tác và tư thế nhẹ nhàng. Quan hệ quá sớm có thể đẩy người phụ nữ vào nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm khuẩn, bục vết khâu… chưa kể, nguy cơ mang thai ngoài ý muốn khi cơ thể chưa hồi phục cũng xảy ra không ít, đe dọa sức khỏe của người phụ nữ. 

*

Chị em nên kiêng quan hệ 4-6 tuần sau sinh.

Dấu hiệu sản phụ cần đi khám trong thời gian ở cữ 

Bên cạnh việc ở cữ sau sinh đúng cách, khoa học, chị em cũng nên chú ý tới cơ thể mình. Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường dưới đây, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc tới ngay cơ sở y tế để thăm khám: 

– Vết mổ ở bụng hoặc vết khâu tầng sinh môn bị sưng đỏ, đau nhiều, chảy mủ, chảy máu

– Sốt cao trên 38°C.

– Sản dịch ra nhiều, có chứa cục máu đông bất thường.

– Dịch âm đạo có mùi hôi.

– Tiểu són, tiểu buốt, không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện.

Xem thêm: Khoa Ngoại Ngữ Đại Học Thái Nguyên Khoa Ngoại Ngữ (Đh Thái Nguyên) Năm 2021

– Đau đầu dữ hội, giảm thị giác.

– Sưng viêm vùng vú, chảy máu, núm vú nứt nhiều

– Đau bụng nhiều, đau ngực, nôn, ho nhiều

Tóm lại, ở cữ là khoảng thời gian quan trọng đối với mỗi người phụ nữ, giúp cơ cơ thể phục hồi. Chính bởi vậy, chị em nên ở cữ sau sinh đúng cách, chuẩn khoa học, không nên kiêng khem quá, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *