*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

I. GIỚI THIỆU VỀ KHOA

1. Quá trình hình thành và phát triển

Khoa Y Dược là một trong những khoa thuộc trường Đại học Tây Nguyên, được thành lập ngay từ ngày đầu tiên thành lập Trường (ngày 11 tháng 11 năm 1977). Ngày 02 tháng 04 năm 1996, Bộ Gíao dục và đào tạo ra quyết định số 124/GD ĐT chuyển khoa Y thành khoa Y Dược. So với các trường Y Dược khác thì khoa Y Dược trường Đại học Tây Nguyên là một trong các khoa (Trường Y Dược) ra đời sau, xa trung ương và gặp không ít khó khăn trên bước đường xây dựng và phát triển.

Đang xem: Khoa y dược đại học tây nguyên

Nằm tại thành phố Buôn Ma Thuột, trung tâm của Tây Nguyên – Khoa Y Dược có một vị trí đặc biết trong chiến lược đào tạo nhân lực kỹ thuật cao, phục vụ trực tiếp cho đào tạo nguồn nhân lực y tế Tây Nguyên, góp phần phòng chống bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân các tỉnh Tây Nguyên và Miền Trung.

Được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương quan tâm, được sự chỉ đạo sát sao, đoàn kết và thống nhất của Đảng bộ, Ban giám hiệu, trong suốt 35 năm qua, Chi bộ Khoa Y Dược, Bệnh viện trường, Ban chủ nhiệm Khoa Y Dược đã chung vai cùng cán bộ viên chức và các đoàn thể chính trị – xã hội của khoa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu mà Nhà trường giao phó.

Sau 35 năm ra đời, khoa Y Dược đã trưởng thành và lớn mạnh về nhiều mặt: đã đào tạo được gần 3000 bác sĩ đa khoa và hàng trăm cử nhân điều dưỡng, một đội ngũ thầy thuốc khá lớn tham gia công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải Miền Trung, đã đóng góp rất lớn vào việc thực hiện các chiến lược chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của bộ Y tế trong những thập kỷ vừa qua.

Trong số những sinh viên học tập và tốt nghiệp từ Khoa Y Dược, trường Đại học Tây Nguyên, đã có rất nhiều người trưởng thành và thành đạt, một số người đã đứng ở vị trí hàng đầu trong một số chuyên ngành. Hầu hết các bác sĩ hiện đang giữ những vị trí lãnh đạo của ngành (giám đốc, phó giám đốc các sở, bệnh viện, Viện nghiên cứu, các trung tâm y tế ) của các tuyến thuộc các tỉnh Tây Nguyên.

2. Chức năng, nhiệm vụ

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN LỰC HIỆN NAY CỦA KHOA Y DƯỢC

Hiện nay toàn thể khoa Y Dược có 102 cán bộ chuyên trách, trong đó bao gồm: 80 cán bộ giảng (19 giảng viên chính), 05 tiến sỹ, 25 thạc sỹ, 20 bác sỹ chuyên khoa I, 18 kỹ thuật viên trong đó có 4 người có trình độ đại học, 14 người có trình độ trung cấp.

Ngoài ra, khoa còn có 02 cán bộ tham gia quản lý các phòng ban nhưng vẫn tham gia giảng dạy trong khoa: 02 tiến sĩ và 01 bác sĩ

Cơ cấu tổ chức bộ máy của khoa Y Dược gồm có:

 

 

*

 

 

TS. Huỳnh Văn Thơ Trưởng Khoa

 

*
 

*
*

ThS. Trần Tuấn Bạch Vân Phó Trưởng Khoa

ThS. Lê Bá Thanh Phó Trưởng Khoa

PGS.TS. Phùng Minh Lương Phó Trưởng Khoa

– Trưởng khoa

– 3 phó Trưởng khoa

– 3 trợ lý khoa

– 1 văn thư

III. CÁC BÔ MÔN TRỰC THUỘC: Khoa có 15 bộ môn trực thuộc

1. Bộ môn Hình thái I (Giải phẫu, Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, X quang)

2. Bộ môn Hình thái II (Giải phẫu bệnh, Mô phôi, Pháp Y)

3. Bộ môn Chức năng I (Sinh lý, Sinh lý bệnh)

4. Bộ môn Chức năng II (Dược lý, Hoá sinh)

5. Bộ môn Vi Ký sinh (Vi sinh, Ký sinh trùng)

6. Bộ môn Liên chuyên khoa hệ nội (Da liễu, Y học cổ truyền, Tâm thần, Lao, Dị ứng, Phục hồi chức năng, Nội thần kinh)

7. Bộ môn Liên chuyên khoa hệ ngoại (Răng Hàm Mặt, Tai Mũi Họng, Mắt)

8. Bộ môn Nội

9. Bộ môn Ngoại

10. Bộ môn Sản

11. Bộ môn Nhi

12. Bộ môn Nhiễm

13. Bộ môn Điều dưỡng

14. Bộ môn Y tế cộng đồng (Dịch tễ, Vệ sinh dinh dưỡng, Vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, Tổ chức y tế, Giáo dục sức khoẻ, Y đức, Kinh tế y tế, Các chương trình y tế quốc gia, Dân số và phát triển,…)

15. Bộ môn Huấn luyện kĩ năng

IV. NHU CẦU TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC CHO KHOA Y DƯỢC HIỆN NAY

Do nhu cầu phục vụ đào tạo hiện nay cũng như nhu cầu phát triển của khoa Y Dược trong thời gian sắp tới, khoa Y Dược trường Đại học Tây Nguyên cần phải xây dựng một đội ngũ giảng viên và kỹ thuật viên đầy đủ về số lượng và chất lượng. Chiến lược đào tạo của khoa trong những năm sắp tới là:

– Tuyển chọn thêm nhân lực cho hầu hết các bộ môn

– Tạo mọi điều kiện cho cán bộ trẻ đi học sau đại học và đi tu nghiệp ở nước ngoài nếu có đủ điều kiện

– Động viên toàn thể cán bộ trong khoa học ngoại ngữ để có thể tham gia các dự án nước ngoài một cách có hiệu quả

– Tiêu chuẩn tuyển chọn giảng viên:

+ Học lực khá trở lên, riêng các bộ môn cận lâm sàng và cộng đồng, có thể nhận những sinh viên học lực từ trung bình khá trở lên.

+ Có tư cách đạo đức tốt

+ Yêu nghề và có nguyện vọng ở lại trường lâu dài.

+ Các bộ môn Tai Mũi Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt phải có chứng chỉ định hướng chuyên khoa.

– Tiêu chuẩn chọn kỹ thuật viên:

+ Bằng trung cấp trở lên

+ Học lực khá trở lên

+ Có tư cách đạo đức tốt

+ Yêu nghề và có nguyện vọng ở lại trường lâu dài

– Chỉ tiêu tuyển chọn nhân viên trong năm 2012, gồm các bộ môn sau: Y Học dự phòng, Vi sinh, Sinh Lý, Mắt, Sản, Nhi, Nội, Ngoại, Tâm thần, Phục hồi chức năng, Giải phẫu, Tai Mũi Họng, Sinh hoá.

V. QUI MÔ ĐÀO TẠO

Khoa Y Dược trường Đại học Tây Nguyên hiện đang đào tạo các đối tượng sau:

1- Hệ đại học:

– Bác sĩ đa khoa chính qui hệ 6 năm: mỗi năm tuyển khoảng 150 – 200 sinh viên theo chỉ tiêu của bộ và khoảng 70 sinh viên đào tạo theo địa chỉ từ 5 tỉnh Tây Nguyên, do địa phương đầu tư kinh phí đào tạo, nhưng chỉ xét trong số những thí sinh thi vào ngành Y nhưng không đủ điểm chuẩn.

– Bác sĩ hệ liên thông hệ 4 năm: mỗi năm đào tạo từ 70 – 100 sinh viên

– Cử nhân điều dưỡng hệ chính qui: mỗi năm đào tạo từ 50 – 70 sinh viên

– Cử nhân điều dưỡng tại chức: mỗi năm đào tạo từ 50 – 70 sinh viên

2- Hệ sau đại học:

– Cao học ký sinh trùng: mỗi năm đào tạo 15 – 20 học viên.

– Chuyên khoa I Nội: mỗi năm đào tạo 10 -20 học viên.

Xem thêm: 40 Mẫu Nhà Đẹp Theo Phong Cách Châu Âu Âu Vạn Người Mê, 8 Nhà Phố Phong Cách Châu Âu 90M2(6X15M) Ý Tưởng

– Sắp tới khoa sẽ mở thêm ngành Cử nhân xét nghiệm, Y học dự phòng, Răng Hàm Mặt và Cao học nội khoa.

VI. LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

VII. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Hầu hết cán bộ Khoa Y Dược đã có khả năng độc lập tổ chức và triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án các cấp đạt kết quả cao.

Hàng năm, cán bộ của Khoa Y Dược đều có các đề tài nghiên cứu với nhiều qui mô khác nhau: cấp bộ, cấp tỉnh, cấp trường. Trong đó, có đề tài thuộc lĩnh vực lâm sàng, có đề tài thuộc lĩnh vực cộng đồng, có đề tài nghiên cứu về điều trị, có đề tài nghiên cứu về dự phòng.

Tất cả đều có giá trị ứng dụng trong thực tế, và đặc biệt được sử dụng như những bằng chứng khoa học trong quá trình giảng dạy cho sinh viên.

Từ năm 2000 đến nay, Khoa Y Dược đã thực hiện xong 2 dự án, đang thực hiện 3 dự án bắt đầu tiến hành 1 dự án:

– Dự án “Tăng cường đạo tạo bác sĩ đa khoa hướng cộng đồng” do đại sứ quán Hà Lan tài trợ, đã hoàn thành năm 2006.

– Dự án “Sức khoẻ sinh sản” do tổ chức Pathfinder tài trợ”, hoàn thành năm 2008.

Các dự án hoàn thành, Khoa đã có rất nhiều thuận lợi trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu: đã cùng với 7 trường đại học Y khác trong toàn quốc hoàn tất khung chương trình và chương trình chi tiết đào tạo bác sĩ đa khoa có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết về làm việc ở tuyến y tế cơ sở, gọi là “cuốn sách xanh”. Sau dự án, khoa cũng đã hoàn tất chương trình “giảng dạy thực địa” và có được 3 huyện làm cơ sở thực địa hàng năm cho sinh viên.

Các giảng viên được tăng cường nhiều kiến thức và kỹ năng trong giảng dạy: các phương pháp giảng dạy tích cực, các phương pháp lượng giá sinh viên, các phương pháp dạy và học trên lâm sàng, các phương pháp nghiên cứu khoa học, một số thầy cô được tu nghiệp nước ngoài,…và khoa còn được thừa hưởng nhiều trang thiết bị, sử dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

– Dự án “SkillsLab” kết thúc: giúp thầy và trò khoa Y Dược có thêm cách học mới: học tiền lâm sàng, một phương pháp rất cần thiết giúp cho sinh viên tự tin trước khi thực hành các kỹ năng của một thầy thuốc trên người bệnh.

– Dự án “Nâng cao năng lực nhóm nòng cốt về nghiên cứu khoa học, giáo dục Y học, E-lerning, Quản lý và lập kế hoạch, Đánh giá kinh tế Y tế” được đại sứ quán Hà Lan tài trợ, đang hoạt động. Dự án này nhằm nâng cao năng lực làm việc và giảng dạy của một số giáo viên thuộc các lĩnh trên. Họ sẽ là nòng cốt để có thể tham gia đào tạo và đào tạo liên tục cho các thầy thuốc trong khu vực và có thể trở thành chuyên gia về lĩnh vực đó.

– Dự án “Tăng cường năng lực đào tạo bác sĩ y học dự phòng” được đại sứ quán Hà Lan tài trợ triển khai, nhằm đào tạo các bác sĩ làm công tác dự phòng cho khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Xem thêm: Bố Cục Trình Bày Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

– Dự án “Cải thiện chăm sóc sức khoẻ cho người dân tộc thiểu số thông qua đào tạo” do tổ chức Pathfinder International tài trợ sẽ được bắt đầu từ tháng 12 năm 2009. Mục tiêu hoạt động của dự án là tăng cường đào tạo các thầy thuốc là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa để các thầy thuốc này trở về phục vụ cộng đồng mình, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho các cộng đồng dân tộc vùng sâu vùng xa.

VIII. THÔNG BÁO, LỊCH HỌC

IX. CỰU SINH VIÊN

MỘT SỐ HÌNH ẢNH DẠY VÀ HỌC CỦA THẦY TRÒ KHOA Y DƯỢC

*

Giảng đường 5

*

Trước khi đón tết nguyên đán, thầy trò khoa Y Dược lại làm lễ tri ân để tưởng nhớ những người đã hiến xác cho sự nghiệp khoa học ngành Y

*

Sinh viên đang thực hành môn giải phẫu: tìm hiểu về cấu tạo đại thể trong con người

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *