*

*

*

1.Tổng quan về ngành:

Khoa Ngữ văn Trung Quốc (tên tiếng Hán:中国语文系; tên tiếng Anh: Faculty of Chinese Linguistics and Literature) được thành lập năm 1997, trên cơ sở sáp nhập hai bộ môn Ngữ văn Trung Quốc (thuộc Khoa Ngữ văn và Báo chí) và Trung Quốc học (thuộc Khoa Đông Phương học). Tính đến năm 2017, với bề dày lịch sử tròn 20 năm liên tục trong sự nghiệp đào tạo, Khoa Ngữ văn Trung Quốc đã không ngừng phấn đấu và phát triển về mọi mặt. Cụ thể:

Về đội ngũ giảng viên, Khoa hiện có tổng số 27 giảng viên cơ hữu, trong đó có 01 phó giáo sư, 10 tiến sĩ và 17 thạc sĩ. Trong số 17 thạc sĩ, có 11 giảng viên đang học Nghiên cứu sinh tại các cơ sở giáo dục uy tín trong và ngoài nước. Ngoài ra, Khoa còn có 02 chuyên viên có trình độ Cử nhân chuyên ngữ, phục vụ công tác đào tạo. Với số lượng cán bộ giảng viên đông đảo, 100% được đào tạo và huấn luyện chuyên môn trong môi trường chuyên ngữ Trung Quốc và Đài Loan, đây là một trong những thuận lợi lớn cho Khoa trong việc đào tạo nhân tài thuộc mảng chuyên ngữ tiếng Hán (còn gọi tiếng Trung, tiếng Trung Quốc, tiếng Phổ thông). Không chỉ hoạt động ở lĩnh vực giảng dạy, giảng viên trong Khoa còn tham gia vào nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, trong đó không ít cán bộ được đánh cao về uy tín khoa học trong nước và quốc tế.

Đang xem: Khoa tiếng trung đại học khoa học xã hội và nhân văn

Với hệ đào tạo hợp tác theo phương thức 3+1 với đối tác Trung Quốc (Đại học Dân tộc Quảng Tây), hệ này chính thức triển khai từ năm 2001 đến nay. Với phương thức vận hành cụ thể là 03 năm học tập tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và 01 năm sang học tập tại trường bạn tại Trung Quốc, sinh viên có nhiều điều kiện thuận lợi nâng cao khả năng thực hành tiếng, trải nghiệm văn hóa bản địa,… chuẩn bị tốt cho công việc thường trong môi trường giao tiếp quốc tế, với ngôn ngữ sử dụng là Trung – Anh – Việt sau khi ra trường.

Ngoài ra, Khoa hiện đang trong quá trình hoàn tất chương trình đào tạo hệ Sau đại học, dự kiến sẽ tuyển sinh vào năm 2018.

2. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo Cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc được thiết kế theo 04 định hướng: Tiếng Trung Quốc (tiếng Hán, tiếng Phổ thông); Biên phiên dịch tiếng Trung Quốc; Văn hóa Trung Quốc; tiếng Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế thương mại, du lịch, ngoại giao, học thuật,… với 05 mục tiêu sau:

– Giúp sinh viên nắm bắt và vận dụng được kiến thức lý luận về tiếng Trung Quốc từ mức cơ bản tới nâng cao, sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc trong giao tiếp (tối thiểu đạt mức tương đương cấp 5 HSK hoặc trình độ C1 theo khung tham chiếu châu Âu), đồng thời hiểu và sử dụng được các thuật ngữ ở những chuyên ngành khác nhau.

– Rèn luyện và phát triển cho sinh viên khả năng vận dụng lý thuyết liên quan vào thực tiễn nghề nghiệp và các kỹ năng làm việc cơ bản.

– Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hiện đại về đất nước, con người Trung Quốc.

– Trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn, về tiếng Việt, về đất nước và con người Việt Nam.

– Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ tiếng Trung Quốc cao, có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, tôn trọng nghề nghiệp, có khả năng tiếp tục tham gia học tập ở các bậc học cao hơn.

3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc ở rất lĩnh vực, thuộc nhiều ngành nghề trong xã hội, nhưng chủ yếu ở 04 lĩnh vực sau:

– Làm công tác biên phiên dịch, quản lý nhân sự, chuyên viên, thư ký,… trong các công ty đa quốc gia Trung – Việt, Đài – Việt, Trung – Mỹ, Trung – Hàn, Trung – Nhật, Đài – Nhật… các công ty liên doanh, ngân hàng, xí nghiệp… trong và ngoài nước.

– Các chuyên viên, thư ký trong các cơ quan ngoại giao (Tổng Lãnh sự quán nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh…), các cơ quan thông tấn – báo chí trong nước, các văn phòng đại diện của các hãng thông tấn nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ.

– Làm nhân viên quản lý trong các nhà hàng, khách sạn quốc tế; làm hướng dẫn viên các công ty, các hãng du lịch – lữ hành lớn trong và ngoài nước.

Xem thêm: Bình Luận Khoa Học Hình Sự 2015, Tôi Yêu Luật

– Làm cán bộ giảng dạy, giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng, các trường phổ thông cơ sở, trung học cơ sở có hệ tăng cường tiếng Hoa.

4. Hình thức và thời gian đào tạo: chính quy tập trung, thời gian đào tạo từ 3,5 năm đến 6 năm.

5. Chuẩn đầu ra:

Về trình độ kiến thức :

Thông qua quá trình học tập và các hoạt động ngoại khóa, sinh viên tốt nghiệp Cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc cần có kiến thức, kỹ năng và thái độ sau:

– Nắm vững những kiến thức chuyên ngành về tiếng Trung Quốc (văn tự, ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,…); nắm được bản chất, chức năng, nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ, văn hoá, văn học Trung Quốc để có thể phân tích, tổng hợp, so sánh với những trường hợp ở Việt Nam.

– Nắm vững và sử dụng những kiến thức cơ bản, hiện đại về đất nước, con người Trung Quốc (triết học, lịch sử, văn hoá, xã hội, văn học, kinh tế, chính trị,…); có hiểu biết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, để giao tiếp, vận dụng, ứng dụng thành công trong môi trường thực tế, môi trường gia.

– Có kiến thức sâu về phiên dịch và biên dịch để thực hiện công việc phiên dịch, biên dịch trong nhiều lĩnh vực khác nhau (hành chính, kinh doanh, thương mại, văn chương, học thuật, du lịch, ngoại giao…)

5.2 Về kỹ năng:

a. Kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp

– Sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc ở năm kĩ năng nghe, nói, đọc, viết (tối thiểu đạt mức tương đương cấp 5 HSK hoặc trình độ C1 theo khung tham chiếu châu Âu).

– Đọc, lý giải chính xác và soạn thảo được các thể loại văn bản chức năng bằng tiếng Trung Quốc trong các lĩnh vực thông thường phù hợp văn phong tiếng Trung Quốc.

– Có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng được đào tạo với thực tiễn nghề nghiệp.

– Có kỹ năng phát biểu ý kiến, tham gia thảo luận, thuyết trình bằng tiếng Trung Quốc một cách chính xác, mạch lạc, rõ ràng và thuyết phục.

b. Kỹ năng mềm

– Có khả năng quản lý thời gian, kĩ năng thích ứng, kĩ năng phát hiện, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị.

– Có năng lực phát triển nghề nghiệp. Biết sáng tạo, dẫn dắt và phát triển nghề nghiệp thông qua khả năng tự học, phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết và khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của thực tế.

– Có năng lực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn.

Xem thêm: Chào Mừng Ngày Khoa Học Công Nghệ Việt Nam 2021, Chào Mừng Ngày Khoa Học & Công Nghệ 18

c. Thái độ

– Trung thực trong nghề nghiệp, tuân thủ các quy tắc đạo đức trong khoa học và tôn trọng sự khác biệt. Tôn trọng quyền riêng tư và đảm bảo bí mật những thông tin của tổ chức, đối tác hoặc khách hàng khi tiến hành các hoạt động biên phiên dịch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *