B00: Toán – Hóa – SinhB03: Toán – Văn – SinhC00: Văn – Sử – ĐịaD01: Toán – Văn – Tiếng Anh

Tâm lý học thuộc khối khoa học xã hội, chuyên nghiên cứu về hành vi của con người thông qua những biểu hiện về tâm trí cũng như mọi mặt của ý thức, vô thức và tư duy. Ngành Tâm lý học không chỉ giải thích những gì chúng ta làm và cách ta thực hiện mà còn chuyên sâu vào quá trình suy nghĩ và lí luận những hành vi đó.

Đang xem: Khoa Tâm Lý Học Thi Khối Nào ? 5 Trường Đào Tạo Ngành Tâm Lý Tốt Nhất!

*

Học ngành Tâm lý học có gì thú vị?

Tâm lý học là ngành khoa học mang tính nhân văn. Trở thành một nhà tâm lý không chỉ để thành đạt trong công việc mà bạn có thể giúp đỡ những người xung quanh đang gặp các vấn đề tâm lý.

Tâm lý học đã dần chứng minh sự cần thiết của mình trong xã hội. Không chỉ làm công tác giảng dạy tại các trường có bộ môn tâm lý hoặc nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã trở thành các chuyên viên tư vấn tâm lý tại các công ty, trường học hay các dự án chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do nước ngoài tài trợ; trở thành cán bộ giáo dục và trợ giúp tâm lý; làm công tác trị liệu tâm lý tại khoa/bệnh viện…

Bạn cần tố chất nào để phù hợp học ngành Tâm lý học?

Kỹ năng giao tiếp, khéo léo, biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ, đồng cảm: trong đó, khả năng lắng nghe là một tiền đề quan trọng, giúp bạn dễ dàng khai thác và hiểu được những trạng thái tâm lý, ước nguyện, cảm xúc, tình cảm,…

Ham học hỏi: làm việc trong lĩnh vực Tâm lý học đòi hỏi bạn phải sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực của đời sống, bao gồm kiến thức kinh tế, xã hội, pháp luật, sức khỏe,… đặc biệt là khoa học xã hội. Càng hiểu biết nhiều, chuyên gia tư vấn tâm lý càng đưa ra những giải pháp sáng suốt.

Ngoài ra, Tâm lý học là ngành học phù hợp với những bạn trẻ thích khám phá thế giới nội tâm bí ẩn. Đồng thời, bạn còn phải là một người kiên nhẫn, hòa nhã và chịu được áp lực cao trong công việc.

NGÀNH TÂM LÝ HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Ngành Tâm lý học thuộc Khoa Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Văn Lang, được thành lập tháng 10 năm 2017.

Tầm nhìn: Cho đến năm 2025, ngành Tâm lý học Trường Đại học Văn Lang là nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao theo hướng ứng dụng, đáp ứng yêu cầu xã hội và từng bước hội nhập Quốc tế.

Sứ mạng: Ngành Tâm lý học Trường Đại học Văn Lang đào tạo sinh viên trở thành những công dân có trí tuệ khai sáng, có khả năng học tập suốt đời và có tâm hồn rộng mở nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho con người, giải quyết những vấn đề liên quan đến tâm lý cá nhân và xã hội trong một xã hội đầy biến động.

Triết lý: Học thông qua trải nghiệm và phát triển.

Mục tiêu: Chương trình đào tạo cử nhân ngành Tâm lý học nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao về khoa học tâm lý và định hướng ứng dụng chuyên ngành sâu về Tham vấn trị liệu tâm lý và Tâm lý học xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về tham vấn trị liệu tâm lý, về khả năng xây dựng môi trường làm việc tích cực trong các tổ chức, về khả tối ưu hóa các loại hình hoạt động của con người trong các tổ chức và thiết chế xã hội.

*

Ảnh: Câu lạc bộ Tâm lý học của các sinh viên ngành Tâm lý học Đại học Văn Lang

Điểm nổi bật của ngành Tâm lý học tại Trường Đại học Văn Lang

Ngành Tâm lý học tại Trường Đại học Văn Lang nghiên cứu xử lý thông tin và biểu hiện hành vi ở con người, làm rõ bản chất của con người bằng cách đi sâu vào những ngõ ngách của đời sống: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, y học, triết học… Hiện nay, tâm lý học được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong tất cả các mối quan hệ của đời sống ở các lĩnh vực khác nhau của xã hội.

Trường Đại học Văn Lang đào tạo chuyên viên Tâm lý theo định hướng ứng dụng, nhằm trang bị các phương pháp thực hành tâm lý trong tham vấn, trị liệu tâm lý và quản lý nhân sự trong kinh doanh, nghiên cứu thị trường,…

Ngành Tâm lý học hiện đang được tổ chức đào tạo tại Cơ sở chính Trường Đại học Văn Lang (69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Bình Thạnh, TP.HCM). Cũng tại đây, Phòng Tham vấn Tâm lý được Khoa Xã hội & Nhân văn thành lập từ giữa tháng 11/2019 để hỗ trợ sinh viên Văn Lang đang gặp những vấn đề khó khăn về cảm xúc, tâm lý, sức khỏe cá nhân… Đây là cơ hội để sinh viên ngành Tâm lý học trải nghiệm thực tế về ngành nghề và công việc trong tương lai.

Xem thêm: Khóa Là Gì Tin Học 12 Bài 10: Cơ Sở Dữ Liệu Quan Hệ (Hay, Chi Tiết)

Chương trình học ngành Tâm lý học

Sinh viên được lựa chọn học 1 trong 2 khối kiến thức chuyên sâu:

Tham vấn trị liệu tâm lý: Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về lý thuyế tham vấn trị liệu, song song với học các giải pháp trị liệu cơ bản và các kỹ năng tham vấn cơ bản. Sinh viên có thể chọn các học phần tự chọn như tham vấn Tâm lý học đường, Tâm lý học hướng nghiệp, tham vấn người trưởng thành, người nghiện, trị liệu tâm lý người lớn, trẻ em, can thiệp trẻ rối loạn phát triển,…Tâm lý học xã hội: Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về các hiện tượng xã hội, hành vi tổ chức, giao tiếp và truyền thông tổ chức, phương pháp nghiêu cứu Tâm lý học xã hội. Sinh viên có thể chọn các học phần tự chọn như Tâm lý học tổ chức sự kiện, Quản lý và lãnh đạo, quản trị kinh doanh, Tâm lý học xã hội và hành vi khách hàng, Stress và thích nghi xã hội,…

Các môn học cơ bản của bậc đại học: Bao gồm các môn thuộc khoa học chính trị, kinh tế, khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên, môi trường.

Các môn cơ sở của ngành Tâm lý học: Bao gồm các môn thuộc khoa học thần kinh, Tâm lý học và Tâm lý học xã hội để phân tích bản chất của các hiện tượng tâm lý người và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, nhân cách con người.

Các môn học thuộc kiến thức cơ bản của ngành Tâm lý học: Bao gồm các môn học thuộc phân ngành của Tâm lý học như: Tâm lý học gia đình, Tâm lý học giới tính, Tâm lý học sức khoẻ, Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học tham vấn, Tâm lý học pháp lý, Tâm lý học tôn giáo, Tâm lý học giáo dục, Chẩn đoán đánh giá tâm lý,…

Sinh viên có 14 tuần đi thực tế nghề nghiệp tại các bệnh viện; trung tâm tham vấn, trị liệu tâm lý; trung tâm quản trị nhân sự; doanh nghiệp; trường học,…

Sinh viên được phát triển kỹ năng nghề nghiệp (kỹ năng phân tích, đánh giá thông tin; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn; làm việc nhóm, tổ chức, sắp xếp công việc khoa học, tư duy sáng tạo,…).

*

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Tâm lý học

Cử nhân Tâm lý học có thể làm việc tại nhiều vị trí:

Chuyên viên Tham vấn tâm lý tại các trường học, trung tâm tham vấn tâm lý, doanh nghiệp có nhu cầuChuyên viên Trị liệu tâm lý tại các khoa tâm lý của bệnh viện tâm thần, bệnh viện nhi, bệnh viện đa khoa, các trung tâm cơ sở xã hội có chức năng liên quanChuyên viên tâm lý về tổ chức quản lý, tư vấn nhân sự, nhân viên phòng nhân sự, tiếp thị và nghiên cứu thị trường… trong các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế xã hộiCán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện nghiên cứu, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Tâm lí học, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước…Giáo viên dạy kỹ năng sống tại các Trường phổ thông, Trung cấp, Cao đẳngTiếp tục học sau đại học theo chuyên ngành Tâm lý học hoặc các ngành gần có liên quan.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm hiện tại với Cử nhân Tâm lý học

Trong khi nền tâm lý học thế giới đã có hàng trăm năm phát triển với nhiều thành tựu, thì ở Việt Nam, Tâm lý học vẫn còn được coi là ngành của tương lai.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, nhận định của xã hội đối với vai trò của các chuyên gia tâm lý đã sâu sắc và cởi mở hơn. Khi đối diện với các vấn đề về tâm lý, nhiều người đã ý thức được việc tìm đến sự giúp đỡ của những “bác sĩ cảm xúc” hơn là tự giải quyết hoặc nhận tư vấn từ bạn bè, người thân, vì vậy, hành nghề tâm lý đã trở nên “hot” và “cầu vượt cung”. Nhu cầu nhân lực ngành Tâm lý học cao vì rất cần thiết cho các cơ quan Giáo dục, Y tế, Xã hội và Doanh nghiệp.

Trên thực tế, cơ hội việc làm cho sinh viên tâm lý hiện nay không thiếu, vấn đề là sinh viên có biết nắm lấy cơ hội hay không. Theo ông Trần Anh Tuấn (Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM), trong giai đoạn 2013 – 2015 đến 2020, nhu cầu nhân lực của ngành Tâm lý học là rất lớn, riêng TP.HCM cần đến hàng ngàn người/năm. Không chỉ “rộng” đầu ra, các chuyên gia tuyển dụng còn dự đoán càng về sau các Cử nhân Tâm lý học sẽ càng yên tâm về mức lương và chế độ đãi ngộ, vì ngành học nghiên cứu chuyên sâu về tâm lý con người gần như không thể thay thế trong thời đại công nghệ 4.0.

Ngoài ra, nếu là chuyên gia Tâm lý, vô số công việc bên ngoài sẽ “mỉm cười” với bạn, đem đến cơ hội và cả những nguồn thu nhập đáng tự hào.

Để tra cứu về chương trình học tập, khối lượng kiến thức của khóa học mà bạn cần tích lũy và tra cứu các thông tin về học phần bạn có thể tham khảo tại đây.

Xem thêm: Sở Khoa Học Công Nghệ An Giang, Giới Thiệu Chung

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Tâm lý học tại Văn Lang?

Xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT: 18 điểm (2020).Xét theo học bạ:– Năm 2019: 18 điểm– Năm 2020: 19 điểm– Năm 2021: 18 điểm (đợt 2/2021)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *