Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội bổ sung phương thức xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do trường tổ chức.

Đang xem: Khoa quốc tế đại học quốc gia

Thí sinh cần đạt 80/150 điểm bài thi năng lực

Chia sẻ tại chương trình Tư vấn tuyển sinh – Lựa chọn đúng trường đại học mơ ước do HOCMAI phối hợp với trường tổ chức, TS. Nguyễn Quang Thuận (Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, khoa đưa ra thức tuyển sinh cụ thể theo các nhóm chương trình đào tạo.

Với nhóm chương trình đào tạo do ĐHQGHN cấp bằng, Khoa Quốc tế có 4 phương thức tuyển sinh: dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, chiếm 70% tổng chỉ tiêu tuyển sinh; dựa theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, chiếm 15% chỉ tiêu; xét tuyển thẳng dựa theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội, chiếm 2% chỉ tiêu; dựa trên các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL, SAT, ACT, bằng tú tài quốc tế IB, chiếm 13% chỉ tiêu.

HOCMAI phối hợp với Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội trong chương trình Tư vấn tuyển sinh 2021.

Đối với các chương trình đào tạo liên kết quốc tế do đối tác cấp bằng, ngoài các phương thức trên, Khoa Quốc tế còn áp dụng xét tuyển dựa trên học bạ của học sinh.

Theo đó, Khoa Quốc tế đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng để nhận đăng ký xét tuyển đối với từng phương thức. Với phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, Khoa Quốc tế dự kiến ngưỡng đảm bảo chất lượng là 17 điểm với các bạn đăng ký vào ngành Kinh doanh quốc tế, ngành Kế toán Phân tích và Kiểm toán, ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh. Các ngành còn lại dự kiến ngưỡng xét tuyển là 16 điểm trên thang điểm 30.

Đối với phương thức xét tuyển bằng điểm thi Đánh giá năng lực, thí sinh cần đạt tối thiểu 80/150 điểm để có thể đăng ký xét tuyển vào Khoa Quốc tế cũng như các trường thành viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội. ThS Đào Thị Thanh Hoa – Phó Trưởng phòng Công tác học sinh – sinh viên cho biết, trong năm 2021, Trung tâm Khảo thí của trường đã công bố có 6 đợt thi chính thức từ tháng 5 đến tháng 7.

“Với phương thức xét theo điểm thi Đánh giá năng lực, các thí sinh sẽ có điểm sớm. Do đó, các bạn có thể đăng ký và có kết quả xét tuyển đại học trước với các trường thành viên của Đại học Quốc Gia Hà Nội”, cô Thanh Hoa nhận định.

Bài thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gồm có ba thành phần: bài thi đánh giá định tính, định lượng và khoa học. Thí sinh sẽ làm bài thi trong một buổi duy nhất kéo dài 195 phút và điểm thi tối đa là 150 điểm. Bà Thanh Hoa nhấn mạnh: “Đề thi được đánh giá là dựa trên kiến thức cơ bản của bậc THPT và không có phân ban. Vì vậy các bạn học sinh lưu ý là chúng ta không nên học tủ, học lệch”.

Đề thi không có sự sắp xếp cố ý theo mức độ từ dễ đến khó nên khi làm bài thi trên máy, học sinh nên làm các câu dễ trước để cố gắng đạt điểm tối đa.

Đối với phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ Quốc tế như IELTS, TOEFL kết hợp với hai đầu điểm thi THPT, thí sinh cần đạt tối thiểu 5.5 IELTS và cần phải có hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển (bắt buộc bao gồm môn Toán) có tổng điểm tối thiểu là 12.

Xem thêm: Top 10+ Khóa Học Kế Toán Ngắn Hạn Tphcm, Hà Nội, Học Kế Toán Ngắn Hạn Tại Tp Hcm

Với các chứng chỉ khác, thí sinh cần đạt một trong những tiêu chí sau đây: A-Levels tối thiểu 60/100, SAT đạt 1100/1600, ACT 22/36 điểm hoặc Bằng tú tài Quốc tế đạt 24/42 để đủ điều kiện đăng ký xét tuyển khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Riêng trường hợp xét tuyển vào các ngành liên kết quốc tế theo phương thức xét học bạ, có một số điểm khác biệt như sau:

Đối với 2 ngành là ngành Khoa học Quản lý (liên kết với Đại học Keuka – Hoa kỳ) và ngành Kế toán và Tài chính (liên kết Đại học East London – Vương Quốc Anh), Khoa Quốc tế xét học bạ 5 kỳ, từ học kỳ 1 lớp 10 đến học kỳ 1 lớp 12. Các bạn học sinh cần đạt điểm tổng trung bình các môn là 30 điểm trong 5 kỳ đó. Ngoài ra, điểm trung bình môn Tiếng Anh cũng phải đạt tối thiểu từ 6,0 điểm cho từng học kỳ.

Còn đối với ngành Cử nhân Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch (liên kết với Đại học Troy, Hoa kỳ), Khoa Quốc tế sẽ xét học bạ đủ 6 kỳ. Điểm trung bình môn thí sinh cần đạt được là tối thiểu 6,0 cho mỗi học kỳ, kết hợp với kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt trung bình từ 5 điểm trở lên với 4 bài thi: Toán, Văn, Ngoại ngữ và tổ hợp khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội.

Quỹ học bổng 16 tỷ đồng và chính sách hỗ trợ việc làm thêm cho sinh viên

Về học bổng, Khoa Quốc tế có quỹ học bổng trung bình một năm là khoảng 15-16 tỷ đồng. Trong đó có học bổng tuyển thẳng chiếm gần một nửa giá trị của quỹ học bổng nói trên trao cho các bạn thí sinh có điểm xét tuyển cao hoặc trúng tuyển vào Khoa Quốc tế theo phương thức xét tuyển thẳng.

Bà Thanh Hoa cho biết, năm 2021 Khoa Quốc tế chính thức công bố trao 40 suất học bổng tuyển thẳng gồm 2 loại: học bổng miễn 100% học phí trong toàn bộ thời gian học bao gồm cả thời gian học Tiếng Anh dự bị; học bổng miễn 50% học phí của toàn bộ khoá học.

“Đây là học bổng đặc biệt chúng tôi chỉ dành cho sinh viên Việt Nam đăng ký vào các ngành do trường Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng”, bà nói thêm.

Đối với các ngành song bằng, năm 2021, Khoa Quốc tế đã đạt được thỏa thuận với trường đại học HELP (Malaysia) và có 3 loại học bổng đặc biệt dành cho các bạn tân sinh viên của ngành cử nhân Marketing song bằng. Top 9 bạn sinh viên trúng tuyển vào ngành này với điểm xét tuyển cao nhất sẽ nhận được học bổng Study Tour “The HELP Xperience” miễn phí sang trường đại học HELP. Học bổng được thực hiện vào học kỳ hè của năm 2022 sau khi sinh viên nhập học vào Khoa Quốc tế.

Ngoài ra còn có học bổng Hiệu trưởng VNUIS – HELP trị giá 30 triệu đồng một suất và Học bổng Đại sứ sinh viên VNUIS – HELP trị giá 10 triệu đồng một suất dành cho sinh viên đại diện cho lớp hay khóa vào kỳ học mà sinh viên đó sẽ sang Kuala Lumpur để học tập.

Bên cạnh chính sách do Khoa Quốc tế trực tiếp cấp và do trường đối tác cấp, các sinh viên học tại khoa còn cơ hội nhận được học bổng từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Không chỉ hỗ trợ sinh viên bằng các suất học bổng, thầy Thuận cho biết, Khoa Quốc tế còn tạo điều kiện để sinh viên có kinh phí học tập bằng cách cung cấp một số vị trí việc làm phù hợp. Các bạn sinh viên có thể làm cộng tác viên của phòng Công tác học sinh sinh viên, Thư viện, phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác phát triển. Từ các nguồn học bổng và công việc làm thêm, sinh viên có thêm kinh phí để trang trải trong cuộc sống, học tập và có trải nghiệm việc làm ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Xem thêm: Tạp Chí Khoa Học Việt Nam – Lần Đầu Xếp Hạng Chỉ Số Ảnh Hưởng Của Các

Xem đầy đủ chương trình tư vấn tuyển sinh 2021 Khoa Quốc tế – trường Đại học Quốc gia Hà Nội tại đây.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *