Ngành học Marketing của trường Đại học kinh tế quốc dân có những chuyên ngành đào tạo nào? Sinh viên khi theo ngành học này sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng cụ thể ra sao? Tất cả sẽ được làm rõ qua bài viết dưới đây.

Đang xem: Khoa marketing đại học kinh tế quốc dân

Ngành học Marketing tại trường Đại học kinh tế Quốc Dân Hà Nội hiện nay được chia làm 5 chuyên ngành:

1. Chuyên ngành quản trị Marketing

Học quản trị Marketing bạn sẽ được học Truyền thông chuyên môn về quảng cáo, học Bán hàng được dạy sâu về tiếp thị. Quản trị Marketing chẳng dạy bạn gì cả, mà chính xác là dạy bạn tất cả mọi thứ liên quan đến toàn ngành Marketing. Nếu như 2 chuyên ngành kia đào tạo chuyên môn hóa về một mảng công việc thì Quản trị Marketing sẽ là chuyên ngành nuôi dưỡng những nhà quản lý bao quát và xuyên suốt toàn bộ quy trình Marketing.Cụ thể hơn, Quản trị marketing là “sự phân tích, kế hoạch hóa, thực hiện và điều khiển các chiến lược và chương trình marketing nhằm thực hiện các trao đổi mong muốn với thị trường mục tiêu để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp”.

Tiêu chí xếp chuyên ngành luôn được duy trì ở mức ổn định và được đánh giá cao trong các chuyên ngành trong khoa. Đồng thời, đây cũng luôn là chuyên ngành có số lượng sinh viên đông nhất trong các chuyên ngành.Bên cạnh các học phần đại cương và chuyên ngành chung của toàn khoa, tại chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo và giảng dạy các kỹ năng và kiến thức liên quan đến Quản trị Marketing, bao gồm:

Xây dựng, quản lý và khai thác MISNghiên cứu thị trường làm cơ sở cho quyết định marketing.Xây dựng các chiến lược và kế hoạch marketing.Tổ chức thực hiện chiến lược/kế hoạch marketing đã xây dựng.Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh các biện pháp marketing.Giám sát và kiểm tra tình hình thực hiện chiến lược, kế hoạch và biện pháp marketing cụ thểXây dựng và đề xuất sử dụng ngân sách marketingĐảm bảo sự ủng hộ và phối hợp của các bộ phận chức năng khác.

*

Trên cơ sở đó, hình thành một chiến lược marketing với những mục tiêu và marketing – mix phù hợp, ngân sách tương ứng.

Hiện nay, marketing chính là lĩnh vực được tuyển dụng nhiều nhất. Theo một kết quả thống kê, gần 50% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam đều dành cho những vị trí tuyển marketing. Bạn cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề học ngành marketing ra làm gì. Theo đó, sau khi ra trường, bạn có thể ứng tuyển tại các công ty như: Công ty quảng cáo, công ty truyền thông, công ty nghiên cứu và phát triển, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường hoặc có thể tham gia giảng dạy tại các trường có đào tạo ngành marketing.

Tham khảo thêm thông tin về ĐHKTQD tại: Trường đại học nào dạy marketing – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

2. Chuyên ngành truyền thông Marketing

Truyền thông marketing (Integrated Marketing Communications – IMC) là một quá trình chiến lược đòi hỏi một tổ chức/doanh nghiệp phải lập kế hoạch sáng tạo, tích hợp và triển khai các hình thức truyền thông đa dạng (quảng cáo, xúc tiến bán/khuyến mãi, quan hệ công chúng, sự kiện…).

IMC sử dụng tất cả các điểm tiếp xúc, nguồn liên hệ, công cụ và phương tiện truyền thông được phân phối theo thời gian nhắm đến các đối tượng công chúng nhận tin mục tiêu (bên trong và bên ngoài tổ chức/doanh nghiệp).

*

IMC yêu cầu tất cả các phương tiện truyền thông truyền tải một thông điệp nhất quán, và phải đảm bảo đo lường được, kết hợp hiệu quả với các hoạt động khác trong chiến lược marketing. Mục tiêu của IMC là tạo ảnh hưởng đến nhận thức, cảm xúc và hành vi của đối tượng công chúng nhận tin mục tiêu, về ngắn hạn là tạo ảnh hưởng mua, và về dài hạn là đóng góp vào giá trị của thương hiệu.

Đào tạo cử nhân chuyên ngành Truyền thông Marketing đáp ứng những mục tiêu cụ thể sau:

Về kiến thức: có kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại theo chương trình đào tạo cập nhập về kinh tế – xã hội, quản trị kinh doanh, marketing và đặc biệt là quảng cáo, truyền thông marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu.Về kỹ năng: năng lực phân tích, nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn, có khả năng làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp.Về thái độ: có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, tư tưởng chính trị vững vàng.Trình độ ngoại ngữ, tin học: có khả năng sử dụng tiếng Anh và kỹ năng tin học trong giao tiếp và công việc chuyên môn.Cơ hội công việc khi ra trường

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở mọi loại hình doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo, truyền thông, xây dựng và phát triển thương hiệu. Có khả năng đảm nhiệm nhiều nội dung công việc ở những vị trí khác nhau như

Quản trị Thương hiệu.Xây dựng và phát triển Thương hiệu.Quản trị Quảng cáoQuản trị Truyền thông Marketing.Tổ chức và quản lý hoạt động Quan hệ công chúng (PR).Tổ chức và quản lý hoạt động Tổ chức sự kiện (Event).Xây dựng, hoạch định các chương trình quảng cáo.Xây dựng và hoạch định chiến lược thông điệp & phương tiện truyền thông.Quản trị doanh nghiệp truyền thông.Quản lý marketing và truyền thông trong các tổ chức xã hội, cơ quan Nhà nước…

Có thể nói rằng, với vai trò và tầm quan trọng ngày càng được khẳng định của quảng cáo, truyền thông marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu trong kinh doanh, sinh viên sau khi tốt nghiệp chắc chắn sẽ có cơ hội phát triển sự nghiệp, thăng tiến với những chế độ đãi ngộ cao, thỏa đáng.

3. Chuyên ngành Quan hệ công chúng (PR)

Chuyên ngành Quan hệ công chúng (PR) một chuyên ngành mới thuộc Khoa Marketing.Quan hệ công chúng được hiểu là việc thực hiện các công việc, chiến lược cụ thể nhằm thiết lập cầu nối giữa tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng, khách hàng (hiện tại và tiềm năng), nhà đầu tư, giới truyền thông… nhằm định hình, khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm hoặc đơn vị trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển.

Quan hệ công chúng sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức tạo dựng uy tín, củng cố, duy trì hình ảnh, quảng bá thương hiệu của họ đối với cộng đồng.Tại Việt Nam, nhiều năm trở lại đây, quan hệ công chúng mới dần trở nên quen thuộc.Do sự non trẻ nên nhu cầu nguồn nhân lực giỏi chuyên môn, vững ngoại ngữ, thuần thục kỹ năng để đáp ứng nhu cầu phát triển chung ngày càng đắt giá.

Xem thêm: Kỹ Thuật Y Sinh Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Kỹ Thuật Y Sinh (Biomedical Engineering)

Và khi nói đến quan hệ công chúng là nói đến lĩnh vực của sự sáng tạo không giới hạn. Chọn công việc PR, sinh viên được hòa mình trong một tập thể những con người năng động, luôn đổi mới với những cơ hội, thách thức. Bởi vì thế, quan hệ công chúng đang ngày càng trở thành một lựa chọn được rất nhiều các bạn thí sinh quan tâm và lựa chọn.

*

Khi học quan hệ công chúng, bạn sẽ được học rất nhiều kĩ năng như:

Được cung cấp cái nhìn toàn cảnh về cấu trúc xã hội và mối quan hệ giữa các thành tố trong đời sống xã hộiĐược trang bị các học thuyết và nguyên tắc trong nghệ thuật giao tiếp, truyền thông liên cá nhân và truyền thông qua phương tiện đại chúng nhằm truyền thông một cách hiệu quả bằng phương thức viết, lời nói và các dạng thức khác.Kỹ năng quản trị thông tin, xử lý khủng hoảng, xây dựng kế hoạch marketing; Hoạch định chiến lược và lập kế hoạch PR…

Đặc biệt, trong nền kinh tế đang càng ngày càng phát triển, QHCC đang dần trở thành là một ngành nghề không thể thiếu và cơ hội việc làm đối với ngành nghề này cũng vô cùng rộng mở.Khi theo đuổi ngành QHCC, bạn có thể đảm nhiệm các công việc như:

Chuyên viên PR: Làm các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện… tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế, các tổ chức xã hội, phi chính phủ….Phóng viên, biên tập viên: tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông…Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: Đảm nhận các công việc như trợ lý phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị; trợ lý xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu…Nghiên cứu và giảng dạy về PR: trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lý giảng dạy; Tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.QHCC thực sự là một lựa chọn tuyệt vời để phát triển đối với những bạn giao tiếp tốt, có khả năng phán đoán, nhanh nhẹn và kiến thức xã hội phong phú, tự tin và năng động.

Bạn nên tham khảo: 9 bài học giúp bạn tránh được thua lỗ khi lần đầu tập kinh doanh

Các môn học chính:

Các môn học thuộc khối kiến thức chung của ngành:

Marketing căn bảnQuản trị kênh phân phốiQuản trị marketingTruyền thông marketing tích hợpHành vi người tiêu dùngMarketing chiến lượcNghiên cứu marketingMarketing quốc tếMarketing dịch vụ

Các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành:

Quản trị bán hàngQuản trị quan hệ khách hàngKỹ năng bán hàngQuản trị bán lẻĐề án chuyên ngành

4. Chuyên ngành quản trị bán hàng

Quản trị bán hàng là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, điều hành và kiểm soát hoạt động bán hàng (hoạt động tiêu thụ sản phẩm) nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp. Trong đó, các mục tiêu cơ bản của quản trị hoạt động bán hàng bao gồm:

Nâng cao mức thoả mãn nhu cầu của các khách hàng mục tiêu.Tăng doanh thu, lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệpTăng khả năng cạnh tranh bán của doanh nghiệp trên thị trườngGiảm chi phí bán

*

Đào tạo cử nhân chuyên ngành quản trị bán hàng đáp ứng các mục tiêu cụ thể sau:

Về kiến thức: người học được trang bị các kiến thức toàn diện về marketing, bán hàng và quản trị bán hàng. Các kiến thức trọng tâm bao gồm: Nghiên cứu thị trường, khách hàng và môi trường kinh doanh; quy trình bán hàng cá nhân; xây dựng các kế hoạch và chiến lược bán hàng; quản trị đội ngũ nhân viên bán hàng, quản trị các tổ chức bán hàng hiện đại như siêu thị và bán hàng qua mạng internet,…Kỹ năng: lãnh đạo, làm quyết định, làm việc nhóm, giao tiếp và đàm phán, trình bày, thuyết phục.Thái độ: có tinh thần làm việc tích cực, độc lập, sáng tạo, quyết đoán, có tinh thần kỷ luật, làm việc với áp lực cao.Trình độ ngoại ngữ, tin học: sử dụng tốt trong giao tiếp và công việc chuyên môn…Về cơ hội việc làmBộ phận đảm nhiệm chức năng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp như: phòng kinh doanh, phòng bán hàng, phòng tiêu thụ, chi nhánh công ty.Một số vị trí công việc phổ biến là chuyên viên bán hàng, quản lý bán hàng khu vực, giám sát bán hàng, quản lý siêu thị,…Sau 3-5 năm, cử nhân chuyên ngành bán hàng có khả năng đảm nhận các vị trí giám đốc bán hàng, giám đốc kinh doanh tại các doanh nghiệp.

Ngoài trường ĐH KTQD, có khá nhiều trường ĐH khác có đào tạo ngành marketing, tham khảo tại: Học ngành marketing ở đâu

Các thành tích tiêu biểu của khoa Marketing, trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Khoa Marketing của trường Đại học Kinh tế Quốc dân (tiền thân là Khoa Vật giá) có một lịch sử hình thành và phát triển đặc biệt. Đứng trước những thách thức của cơ chế thị trường, nắm bắt được xu hướng phát triển, Chuyên ngành Marketing được thành lập (tháng 3-1991) trở thành cái nôi đầu tiên đào tạo cử nhân ngành Marketing tại Việt Nam.

*

Năm 1996, Khoa Marketing phát triển Chuyên ngành Quảng cáo, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2000 đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; đến năm 2008 đã được chuyển đổi thành Chuyên ngành Truyền thông Marketing.

Đến năm 2005, nối tiếp truyền thống đào tạo Chuyên ngành Vật giá trước đây và để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho lĩnh vực tài chính, đầu tư và thẩm định giá, Chuyên ngành Thẩm định giá được thành lập.

Hiện nay, Khoa Marketing có 30 cán bộ giảng viên; được đào tạo qua các trường đại học tại Mỹ, Canada, Anh, Úc, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Đức, Liên Xô, Nhật Bản, Thái Lan v.v.. Trong số đó có 2 GS, 5 PGS, hàng chục tiến sỹ và thạc sỹ đảm nhiệm đào tạo 4 chuyên ngành: Quản trị Marketing, Quản trị Bán hàng, Truyền thông Marketing và Thẩm định giá.

Khoa Marketing thực hiện cả 3 cấp đào tạo: cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ. Hàng chục giáo trình các môn học chuyên ngành đã được biên soạn và xuất bản. Khoa cũng đã và đang thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, tư vấn phục vụ doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội.

Nửa thế kỷ qua, tập thể các thế hệ thầy cô giáo, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của khoa đã luôn đổi mới để phát triển. Hàng ngàn cử nhân, hàng trăm thạc sỹ và hàng chục tiến sỹ đã tốt nghiệp, thích nghi và hoà nhập nhanh vào thế giới kinh doanh, làm việc trên khắp các lĩnh vực, cho các cơ quan, tổ chức quốc tế ở trong và ngoài nước, trở thành những nhà kinh doanh, chuyên gia thị trường giỏi. Đã có nhiều cựu sinh viên và giảng viên của Khoa Marketing trở thành chủ doanh nghiệp, nhà quản lý và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Khoa đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 (1973), Huân chương Lao động hạng 2 (1996) cùng rất nhiều bằng khen, giấy khen và danh hiệu thi đua khác.

Xem thêm: Trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Anh Tên Là X Bên Trường Văn Khoa

Kết luận: Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các chuyên ngành học Marketing tại Đại học kinh tế quốc dân thì hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có được lựa chọn phù hợp cho mình. Lựa chọn được chuyên ngành yêu thích sẽ giúp bạn có động lực phấn đấu, có niềm đam mê với công việc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *