*

*

*

1.Tổng quan về ngành:

Đào tạo Lưu trữ học – Quản trị văn phòng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được chính thức tổ chức từ năm 1995, trên cơ sở Đề án mở ngành Lưu trữ học được chấp thuận. Để tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chuyên môn, Bộ môn Văn thư – Lưu trữ đã được thành lập theo Quyết định số 09/QĐ/TCCB ngày 31 tháng 01 năm 2000 do Khoa Lịch sử quản lý.

Đang xem: Khoa lưu trữ học và quản trị văn phòng

Đến năm 2016, đào tạo ngành Lưu trữ học – Quản trị văn phòng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có 21 năm xây dựng và phát triển, đáp ứng một phần quan trọng về nhân lực có trình độ cao về Lưu trữ học – Quản trị văn phòng của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

Bộ môn Lưu trữ học – Quản trị văn phòng là đơn vị có chức năng tổ chức quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học trong lĩnh vực Lưu trữ học – Quản trị văn phòng; nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và triển khai tiến bộ khoa học về lĩnh vực Lưu trữ học – Quản trị văn phòng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

2. Mục tiêu đào tạo

– Đào tạo trình độ đại học về Lưu trữ học – Quản trị văn phòng để sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa họcvàcông nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.

– Đào tạo trình độ đại học về Lưu trữ học – Quản trị văn phòng để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo.

3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp: (nêu những lĩnh vực, vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp)

a. Vị trí làm việc

– Lãnh đạo văn phòng, phòng hành chính hoặc phụ trách bộ phận văn phòng tại các cơ quan.

– Thư ký văn phòng hoặc trợ lý hành chính tại các văn phòng của các cơ quan; các chương trình, dự án.

– Chuyên viên văn thư, lưu trữ tại các văn phòng hoặc phòng hành chính của cơ quan, Lưu trữ viên các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và các lưu trữ lịch sử khác.

– Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng bậc trung cấp, cao đẳng và một số trường đại học.

– Nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu về công tác văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng.

b. Cơ hội học lên trình độ cao hơn

Cử nhân Lưu trữ – Quản trị văn phòng có thể tiếp tục học sau Đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) và trở thành các nhà khoa học làm việc tại các trung tâm/viện/các cơ sở nghiên cứu về lưu trữ, hành chính văn phòng.

4. Hình thức và thời gian đào tạo:

Thời gian đào tạo CTĐT đại học ngành Lưu trữ học – Quản trị văn phòng được thiết kế như sau:

– Đối với hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học, văn bằng 1: 7 học kỳ = từ 3,5 năm. Thời gian tối đa 6 năm học theo Quy chế đào tạo của Trường. Số tín chỉ tối thiểu sinh viên phải tích lũy 120 tín chỉ và có đủ điều kiện về ngoại ngữ, tin học và các quy định khác của Trường.

– Đối với hệ chính quy văn bằng 2, vừa làm vừa học văn bằng 2 được tổ chức trong 5 học kỳ (2,5 năm). Sinh viên có thể đăng ký học học trong thời gian dài hơn theo Quy chế đào tạo của Trường. Sinh viên được miễn học các môn học thuộc phần khối kiến thức giáo dục đại cương và có đủ điều kiện về ngoại ngữ, tin học và các quy định khác của Trường.

5. Chuẩn đầu ra

5.1. Chuẩn đẩu ra về kiến thức

5.1.1. Kiến thức nền tảng về thế giới quan và phương pháp luận (PLO1)

(a) Vận dụng (Cấp độ 3) những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin với tư cách là thế giới quan và phương pháp luận để mô tả, giải thích (cấp độ 3) những vấn đề phát sinh trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

5.1.2. Kiến thức chung về Khoa học xã hội và nhân văn (PLO2)

(a) Phân tích và tổng hợp (Cấp độ 3) kiến thức và phương pháp nghiên cứu cơ bản của các khoa học cơ bản thuộc lĩnh vực xã hội và nhân văn;

(b) Liên hệ kiến thức liên ngành về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nhà nước và pháp luật… về các vấn đề phát sinh trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

5.1.3. Kiến thức chung bổ trợ về Khoa học tự nhiên, khoa học môi trường và công nghệ thông tin (PLO3)

(a) Giải thích (Cấp độ 3) những vấn đề cơ bản về khoa học tự nhiên và môi trường, công nghệ thông tin.

5.1.4. Kiến thức cơ sở ngành (PLO4)

(a) Phân tích và tổng hợp (Cấp độ 4) kiến thức cơ bản về lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành lưu trữ học và quản trị văn phòng;

(b) Vận dụng (cấp độ 3) những kiến thức liên ngành về lịch sử, thông tin, thư viện, pháp luật, hành chính, kinh tế,… trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ, quản trị văn phòng.

Xem thêm:

5.1.5. Kiến thức chuyên sâu (PLO5)

(a) Phân tích và tổng hợp (Cấp độ 4) những kiến thức cơ bản và nâng cao về văn bản học và công tác văn thư gồm: văn bản quản lý và thông tin phục vụ hoạt động quản lý; tổ chức và quản lý Nhà nước trong công tác văn thư, tổ chức và quản lý công tác văn thư trong các cơ quan, các nghiệp vụ của công tác văn thư, các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư.

(b) Phân tích và tổng hợp (Cấp độ 4) những kiến thức cơ bản và nâng cao về lưu trữ và công tác lưu trữ gồm: tổ chức và quản lý nhà nước trong công tác lưu trữ, tổ chức và quản lý công tác lưu trữ tại các lưu trữ lịch sử, lưu trữ của các cơ quan; các nghiệp vụ trong hoạt động lưu trữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Chi cục Văn thư và Lưu trữ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và lưu trữ của các cơ quan.

(c) Phân tích và tổng hợp (Cấp độ 4) những kiến thức cơ bản và nâng cao về công tác hành chính văn phòng gồm: các chức năng của quản trị văn phòng, các nghiệp vụ quản trị văn phòng; xây dựng văn hóa công sở; đạo đức công vụ; tâm lý học quản lý, quản lý Nhà nước, pháp luật trong lĩnh vực hành chính và quản trị văn phòng.

5.2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng

5.2.1. Kỹ năng cứng

5.2.1.1. Kỹ năng nghề nghiệp(PLO6)

(a) Xây dựng và tổ chức (cấp độ 4) các chế độ, quy định, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình nghiệp vụ trong công tác văn thư, lưu trữ, quản trị văn phòng tại cơ quan, tổ chức.

(b) Vận dụng (cấp độ 5) thành thạo nghiệp vụ cơ bản và nâng cao trong công tác văn thư tại các cơ quan, tổ chức: soạn thảo văn bản, quản lý văn bản, lập hồ sơ, quản lý hồ sơ công việc, quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan trong môi trường điện tử và môi trường truyền thống/giấy.

(c) Vận dụng (cấp độ 5) thành thạo nghiệp vụ cơ bản và nâng cao trong công tác lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức: Tổ chức sưu tầm, thu thập, phân loại, bổ sung, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, bảo hiểm tài liệu và phục vụ khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, xây dựng hệ thống công cụ tra cứu.

(d) Vận dụng (cấp độ 5) thành thạo nghiệp vụ cơ bản và nâng cao trong hoạt động quản trị văn phòng tại các cơ quan, tổ chức: Tổ chức và sử dụng các nguồn thông tin phục vụ các hoạt động quản lý; các biện pháp tham mưu cho lãnh đạo; phương pháp lập kế hoạch và tổ chức thực hiện; các biện pháp tạo động lực cho nhân viên; các công cụ đo lường, kiểm tra, giám sát trong hoạt động quản trị văn phòng; quản trị nhân sự; quản lý cơ sở vật chất; quản lý tài chính; cách thức giao tiếp, ứng xử trong hành chính – văn phòng.

(e) Sử dụng (cấp độ 3) thành thạo một số chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác văn thư, lưu trữ, quản trị văn phòng.

5.2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề (PLO7)

(a) Phát hiện, phân tích, giải quyết vấn đề, dự báo (cấp độ 4) những vấn đề lý luận và thực tiễn phát sinh trong công tác văn thư – lưu trữ, quản trị văn phòng.

5.2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức (PLO8)

(a) Tìm kiếm, cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, đặt vấn đề, xây dựng giả thuyết khoa học, thu thập dữ liệu (cấp độ 3) về công tác văn thư – lưu trữ, quản trị văn phòng từ lý luận đến thực tiễn.

5.2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống (PLO9)

(a) Biết phát hiện vấn đề và giải thích mối quan hệ giữa các vấn đề;

(b) Xác định vấn đề ưu tiên;

(c) Phân tích, lựa chọn vấn đề và tìm ra phương án giải quyết cân bằng giữa các vấn đề;

(d) Tư duy đa chiều khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác văn thư – lưu trữ, quản trị văn phòng. (cấp độ 3)

5.2.1.5. Khả năng nhận biết và phân tích bối cảnh và ngoại cảnh (PLO10)

(a) Đánh giá (cấp độ 3) bối cảnh xã hội và ngoại cảnh liên quan đến chuyên ngành, xác định được vai trò của các cử nhân Lưu trữ học – Quản trị văn phòng;

(b) Lập kế hoạch và tìm phương án thích ứng với những biến đổi và đòi hỏi của công việc, tận dụng được kiến thức, kỹ năng của cá nhân để phát triển;

(c) Tận dụng được tiến bộ trong sự phát triển của nghề nghiệp trên thế giới.

5.2.2. Kỹ năng mềm

5.2.2.1. Kỹ năng cá nhân (PLO11): (a) biết sắp xếp công việc khoa học; (b) thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường làm việc; (c) tự học và tự nghiên cứu; (d) chủ động trao đổi và học hỏi từ đồng nghiệp

5.2.2.2. Kỹ năng làm việc theo nhóm (PLO12): (a) biết cách hình thành nhóm làm việc hiệu quả; (b) lãnh đạo, điều hành hoạt động của nhóm; (c) phát triển nhóm; (d) thiết lập mối quan hệ làm việc với các nhóm khác nhau.

5.2.2.3. Kỹ năng quản lý và lãnh đạo (PLO13): (a) biết tổ chức lao động khoa học, sắp xếp công việc hợp lý; (b) có khả năng điều hành và đánh giá hoạt động của tập thể; (c) biết trách nhiệm trước pháp luật về quyết định cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ; (d) có khả năng đàm phán, thuyết phục tập thể và cá nhân.

5.2.2.4. Kỹ năng giao tiếp (PLO14): (a) biết lắng nghe, biết cách giao tiếp hiệu quả; (b) Biết cách lập luận, sắp xếp ý tưởng trong các tình huống giao tiếp trong hoạt động của cơ quan; (c) biết thực hiện giao tiếp thành thạo bằng văn bản; (d) biết thực hiện thành thạo các giao tiếp qua thư điện tử/các phương tiện truyền thông và thực hiện thành thạo việc giao tiếp giữa các cá nhân; (e) biết thuyết trình hiệu quả.

Xem thêm: Ý Nghĩa Của Việc Cho Trẻ Khám Phá Khoa Học Về Môi Trường Xung Quanh Ở

2.2.2.5. Kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ (PLO15): đạt chuẩn ngoại ngữ theo quy định của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *