Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, ước tính chỉ riêng các chức danh tư pháp, thị trường lao động VN sẽ cần khoảng 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại. 

*

Con số trên dự kiến còn tăng gấp nhiều lần khi tính đến lượng công chức làm việc tại các bộ, ban, ngành và doanh nghiệp.

Đang xem: Khoa luật đại học kinh tế quốc dân

Pháp luật đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống nhân loại. Vì vậy mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, chuyên ngành luật được đề cao và là một ngành học danh giá mà rất nhiều sinh viên muốn theo học.

Cụ thể như ở Hoa Kỳ, những công việc như luật sư, thẩm phán và công tố viên là những nghề nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội và thu nhập hàng năm cao.

Ngành luật kinh tế trở là ngành Hot ở Việt Nam

Hiện nay, luật kinh tế đang là một ngành học rất thu hút bởi được xếp vào nhóm các ngành thiếu nhân lực trên cả nước. Theo giám đốc một công ty nhân sự, ở Việt Nam hiện nay các chuyên ngành luật đang ngày càng khẳng định vị thế. Đặc biệt, luật kinh tế là một ngành học được người học săn đón nhiều nhất. 

Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra với những bước tiến mạnh mẽ, nền kinh tế đang phát triển với sự nở rộ của các công ty, doanh nghiệp trong nước và những tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn lúc nào hết, hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế được quan tâm, đảm bảo.

“Bên cạnh đó, pháp luật trở thành “công cụ bảo hộ” ưu việt, góp phần duy trì sự ổn định, an toàn và mang đến hiệu quả cao trong quá trình hoạt động của các đơn vị kinh doanh. Việc nắm bắt và trang bị kiến thức về luật pháp trong và ngoài nước có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào liên quan đến các hoạt động kinh tế” – TS.LS Allan Van Fleet (Công ty tư vấn Luật McDermott Will & Emery).

Xem thêm: 10 Mẫu Lời Cảm Ơn Nghiên Cứu Khoa Học Hay Nhất

Cơ hội việc làm cho cử nhân luật kinh tế 

Trong quá trình tuyển sinh, thietbihopkhoi.com nhận được nhiều câu hỏi đặt ra là: “Cơ hội việc làm ngành luật kinh tế như thế nào?”, “Mức thu nhập ngành này ra sao”, “Cơ hội làm việc trong khối Asean ngành này”…

Sinh viên ngành Luật kinh tế sau khi ra trường có thể làm việc tại một số vị trí như sau: 

– Tại các doanh nghiệp với tư cách là chuyên viên pháp lý phụ trách những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng.

– Tại các tổ chức nghiên cứu và tư vấn pháp luật: các viện nghiên cứu và trung tâm cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý như văn phòng luật sư, công ty luật.  

“Ngoài ra, cử nhân luật kinh tế có thể tham gia các trung tâm trọng tài thương mại với tư cách là trọng tài viên giải quyết các tranh chấp thương mại; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo khối ngành luật kinh tế, quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh” – thầy Chung cho biết thêm.

Danh sách các trường đào tạo ngành Luật Kinh tế

MIỀN BẮC

1

Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

– Luật học – Luật kinh doanh

2

Học viện Ngoại giao

– Luật quốc tế

3

Trường Đại học Công đoàn

– Luật

4

Trường Đại học Luật Huế

– Luật học

– Luật kinh tế

5

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Luật kinh doanh

6

Trường Đại học Luật Hà Nội

Luật thương mại quốc tế

Luật học

Luật quốc tế

7

Trường Đại học Ngoại thương

 

Luật kinh doanh quốc tế

8

Trường Đại học Thương mại

Luật thương mại

9

Viện Đại học Mở Hà Nội

 

– Luật kinh tế

– Luật quốc tế

10

Trường Đại học Vinh

 

– Luật.

Xem thêm: Giáo Án Khám Phá Khoa Học Tìm Hiểu Về Nước ; Giáo Viên: Trần Thị Dung

– Luật kinh tế

11

Đại học Thái Nguyên

– Luật học.

– Luật kinh tế

12

Đại học Hàng hải Việt Nam

Luật hàng hải

13

Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa

Luật học

14

Đại học Tài chính Kế toán – Quảng Ngãi

Luật kinh tế

15

Đại học Quảng Bình

Luật

MIỀN NAM

15

Trường Đại học Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)

 

 

– Luật Kinh doanh

– Luật Thương mại quốc tế

– Luật Dân sự

– Luật Tài chính – Ngân hàng – Chứng khoán

16

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Luật kinh doanh

17

Trường Đại học Luật TP.HCM

 

 

– Luật Thương mại

– Luật Dân sự

– Luật Hình sự

– Luật Hành chính

– Luật Quốc tế

– Quản trị Luật

18

Trường Đại học Sài Gòn

 

 

– Luật hành chính

– Luật thương mại

– Luật kinh doanh

19

Trường Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng

– Luật

– Luật kinh tế

20

Trường Đại học Mở TP.HCM

– Luật kinh tế

21

Trường Đại học Đà Lạt

– Luật

22

Trường Đại học An Giang

Luật Kinh doanh

23

Trường Đại học Cần Thơ

 

– Luật Hành chính

– Luật Tư pháp

– Luật Thương mại

24

Khoa Kinh tế Luật – Đại học Trà Vinh

Luật học

25

Đại học Tôn Đức Thắng TP.HCM

Luật

26

Đại học Kinh tế tài chính TP.HCM (UEF)

Luật kinh tế

27

Đại học Công nghệ TP.HCM

Luật kinh tế

28

Đại học Nguyễn Tất Thành TP.HCM

Luật kinh tế

29

Đại học Công nghệ Miền Đông – Đồng Nai

Luật kinh tế

30

Đại học Duy Tân – Thành phố Đà Nẵng

Luật kinh tế

31

Đại học Lạc Hồng – Đồng Nai

Luật kinh tế

32

Khoa Luật – Đại học Bình Dương

Luật kinh tế

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *