Kinh tế đối ngoại là ngành học chưa bao giờ hết HOT mỗi khi mùa thi đến, đặc biệt là với các sĩ tử thi vào các trường kinh tế hàng đầu, tiêu biểu như ĐH Ngoại Thương.

Đang xem: Khoa kinh tế đối ngoại đại học ngoại thương

Giới thiệu về Kinh tế đối ngoại 

Giữa hàng loạt tên gọi na ná nhau của các chuyên ngành, không có gì ngạc nhiên nếu bạn từng có chút nhầm lẫn giữa Kinh tế đối ngoại, Kinh tế quốc tế hay Kinh doanh quốc tế.

Bản chất của Kinh tế đối ngoại là ngành học chuyên sâu về quan hệ kinh tế và giao thương giữa hai quốc gia với nhau, xoay quanh các hoạt động: quan hệ tiền tệ, sản xuất kinh doanh, thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế,…cùng rất nhiều dịch vụ khác.

*

Đây là ngành học có lịch sử lâu đời tại các trường kinh tế Top đầu, gắn liền với những biến đổi của kinh tế Việt Nam, có mục tiêu đào tạo ra những con người có năng lực, đầy nhạy bén và tự tin trước những chuyển dịch của kinh tế trên toàn thế giới.

4 năm học Kinh tế đối ngoại sẽ dạy bạn điều gì?

Giống như bất kỳ ngành học nào của nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế đối ngoại sẽ chào đón teen với kiến thức nền tảng về kinh tế:

+ Trang bị công cụ toán học, phân tích, đo lường, đánh giá hiệu quả kinh tế bằng các môn học về Toán cao cấp, Xác suất – thống kê, Kinh tế lượng,…

+ Giúp bạn có nền tảng vững chắc về kinh tế với kiến thức kinh tế vi mô và vĩ mô, hiểu biết về tài chính – tiền tệ, nguyên lý kế toán,…

– Sau đó, bạn được cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động ngoại thương khi học xong “Quan hệ kinh tế quốc tế” và “Chính sách thương mại quốc tế”.

*

– Là sinh viên Kinh tế đối ngoại thì sử dụng ngoại ngữ “ngon lành cành đào” gần như là điều bắt buộc. 

Nếu khả năng ngoại ngữ của bạn chưa tốt thì cũng đừng quá lo lắng, bởi bạn sẽ trải qua hàng loạt môn tiếng Anh cơ sở, rồi tiếp tục học đến tiếng Anh chuyên ngành – công cụ cực kì quan trọng trong xuất nhập khẩu và giao thương trên toàn thế giới.

– Trong hoạt động ngoại thương, giao dịch ký kết hợp đồng là hoạt động chủ đạo. Khi đó, người bán và người mua cần thống nhất về các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng. Để làm được điều này, kiến thức chuyên sâu và đầy đủ về “Giao dịch thương mại quốc tế” sẽ giúp bạn soạn được một hợp đồng hoàn chỉnh.

– Khi quá trình mua bán diễn ra, rất nhiều các vấn đề phát sinh sẽ gặp phải:

+ Người mua trả tiền cho người bán như thế nào, vào thời điểm nào để tránh rủi ro cho một trong hai bên? Vấn đề này sẽ được hóa giải với môn “Thanh toán quốc tế” – giải quyết các vấn đề về thanh toán.

+ Làm sao để hiểu được thị trường xuất nhập khẩu? Làm thế nào để tìm kiếm và lựa chọn được thị trường tiềm năng nhất để xuất khẩu hàng hóa của minh? Khi đã xuất khẩu được rồi, phải làm gì để cạnh tranh với các đối thủ khác? 

Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp khi bạn học về Marketing căn bản và Marketing quốc tế.

*

+ Nếu có tranh chấp xảy ra, bạn sẽ biết tự bảo vệ mình bằng kiến thức pháp luật vững chắc của môn “Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại”. Ngoài ra còn có môn “Sở hữu trí tuệ” cũng đề cập đến việc tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, vốn đang ngày càng được coi trọng trong nhiều năm trở lại đây.

+ Môn “Logistics và vận tải quốc tế” trả lời câu hỏi về cách thức thuê phương tiện vận chuyển, chứng từ vận tải và trách nhiệm của bên vận chuyển.

+ Môn “Bảo hiểm trong kinh doanh” và “Quản lý rủi ro” cho bạn biết cách phân chia nghĩa vụ bảo hiểm và các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình giao hàng.

Xem thêm: Đề Tài: Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Của Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

+ Môn “Nghiệp vụ hải quan” cung cấp các kỹ năng, nghiệp vụ hải quan.

Cơ hội việc làm 

1. Học Kinh tế đối ngoại ra làm ở đâu?

– Các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực có trao đổi, mua bán với các đối tác nước ngoài (Phòng xuất nhập khẩu).

– Các bộ phận KTĐN, hợp tác quốc tế…của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương (các Bộ, Ban, Ngành, Sở…)

– Viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trên cả nước có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế…

2. Vị trí công việc

– Chuyên viên xuất nhập khẩu: làm việc tại phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Bạn phải giải quyết các vấn đề liên quan đến đơn hàng xuất và nhập khẩu; xử lý thanh toán, quản lý vận chuyển, bảo hiểm hợp đồng,… nhằm vận chuyển hàng hóa đúng tiến độ đề ra.

– Nhân viên kinh doanh: Đây là vị trí thuộc về phòng kinh doanh tại các doanh nghiệp. Nhiệm vụ của bạn là tìm kiếm đối tác nước ngoài, thương lượng và thuyết phục họ ký kết hợp đồng mua bán quốc tế.

– Chuyên viên hoạch định chính sách: xây dựng và đề xuất những chính sách có lợi cho việc thúc đẩy kinh doanh. Bạn sẽ làm việc trong bộ phận kinh tế đối ngoại hoặc bộ phận hợp tác quốc tế của các đơn vị có liên quan đến kinh tế đối ngoại.

– Chuyên viên nhập hàng: Quản lý việc nhập hàng từ nước ngoài thông qua cảng biển, hàng không.

– Quản lý kho: Quản lý việc xuất, nhập hàng vào kho.

– Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các các lĩnh vực liên quan đến Kinh tế đối ngoại.

Đừng chọn ngành Kinh tế đối ngoại nếu…

1. Lựa chọn ngành học vì điểm đầu vào, hay chỉ vì cái tên

Kinh tế đối ngoại là một ví dụ kinh điển cho việc rất nhiều bạn trẻ lựa chọn ngành học dựa trên điểm số và danh tiếng, để rồi vỡ mộng khi thấy bản thân không hợp với chương trình học.

2. Bạn thích kinh doanh hoặc khởi nghiệp sau khi học xong

Khi học Kinh tế đối ngoại, bạn sẽ học chủ yếu về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu và học rất ít về lĩnh vực kinh doanh. Nếu bạn là ngườinăng động, có đam mê vớikinh doanh hoặc khởi nghiệp hãy suy nghĩ kỹ trước khi lựa chọn.

Học kinh tế đối ngoại ở đâu?

– Trường Đại học Ngoại Thương

Xem điểm chuẩn trường đại học Ngoại Thương năm 2020 TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Giải Mã Bí Ẩn Lớn Của Khoa Học Vũ Trụ Và Khám Phá, Khoa Học Vũ Trụ

Có thể nói ngành Kinh tế đối ngoại là “đặc sản” và làm nên tên tuổi của trường kinh tế danh giá này. Đây cũng là ngành học có điểm đầu vào rất cao, nhưng lại là lựa chọn của rất nhiều teen lớp 12 vào mỗi mùa tuyển sinh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *