Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính là hai trong số các ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin. Nhiều người cho rằng, Công nghệ thông tin là một nhóm ngành chung chung nên các kiến thức của các nhóm ngành trong đó cũng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, về chuyên sâu kiến thức giữa các ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin, cụ thể là ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính cũng có sự khác biệt rõ rệt. Để tìm hiểu sự khác biệt đó là gì, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Đang xem: Khoa khoa học và kỹ thuật máy tính

Khoa học máy tính là một ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin – một trong những nhóm ngành đang được hết mực quan tâm và tập trung phát triển tại Việt Nam. Quá trình đào tạo ngành Khoa học máy tính sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính và công nghệ thông tin từ đó giúp sinh viên phát triển khả năng thiết kế các hệ thống tính toán phức tạp, triển khai và xây dựng các hệ thống ứng dụng tin học,… Những kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học máy tính cần phải nắm vững tất cả những kiến thức cơ bản và có chuyên môn sâu về khoa học máy tính, trong đó cần phải đặc biệt chú ý đến các lĩnh vực tiên tiến về công nghệ có thể kể đến như: các hệ thống điều khiển thông minh, các hệ thống đa truyền thông, các hệ thống khai thác xử lý tri thức, xử lý ngôn ngữ tự nhiên,… Những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể tham gia giảng dạy bộ môn Công nghệ thông tin tại các trường đại học, đồng thời tham gia nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm R&D và tham gia tư vấn về công nghệ thông tin cho các đơn vị, doanh nghiệp hoặc viết các sản phẩm phần mềm mang bản sắc trí tuệ Việt Nam.

Xem thêm: Trang Trí Góc Khám Phá Khoa Học, Trang Trí Góc Học Tập Mầm Non Đẹp Sáng Tạo Cho Bé

*

Giống với ngành Khoa học máy tính, ngành Kỹ thuật máy tính cũng thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin và là ngành học kết hợp kiến thức của cả hai lĩnh vực Điện tử và Công nghệ thông tin. Mục đích học tập chính của ngành Kỹ thuật máy tính là nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp thiết kế và phát triển hệ thống các phần mềm và phần cứng nhằm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Những kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật máy tính cần phải nắm rõ các nguyên lý cơ bản trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính và đặc biệt là lĩnh vực xử lý vi mạch để có thể áp dụng vào thực tiễn. Sau khi hoàn tất chương trình học này, các sinh viên sẽ có kĩ năng hoàn thiện để phân tích – thiết kế – xây dựng hệ thống phần cứng và phần mềm trong các lĩnh vực: công nghệ thiết kế chip, công nghệ robot, hệ thông nhúng, hệ thống điện – điện tử, hệ thống điều khiển tự động. Đồng thời, qua trình đào tạo cũng sẽ cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cần thiết để lập trình trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng,… Từ nền tảng đó, sinh viên khi ra trường có thể trở thành lập trình viên, kĩ sư thiết kế mạch điện – điện tử, kĩ sư đảm nhiệm các công việc về công nghệ thông tin nói chung trong doanh nghiệp, làm việc trong viên nghiên cứu,….

Xem thêm: Cách Đặt Tên File Khoa Học, Cách Đặt Tên Tệp, Tổ Chức Thư Mục Hiệu Quả Nhất

Hiện nay, Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội có tuyển sinh chương trình Tin học và kỹ thuật máy tính. Nếu bạn quan tâm có thể tham khảo thêm thông tin tại ĐÂY.
Các tin mới cập nhật

Cẩm nang “Hướng dẫn các mẹo làm bài thi tiếng Anh THPT 2020”

Bộ Giáo dục – Đào tạo công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2020

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến nghề Kế – Kiểm: Những kỹ năng giúp sinh viên có việc tốt lương cao

Những lý do khiến quản trị khách sạn trở thành ngành “hot” được giới trẻ lựa chọn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *