Khoa học Dị thường học Ngoại cảm Việt Nam Chính trị & Xã hội Văn nghệ

*
*
*
*
*

Theo tiêu chí Carl Sagan thì các hiện tượng tâm linh không thể có thật

Tâm linh là gì?

Chỉ riêng về thuật ngữ đã lắm chuyện để bàn. Bài viết này không dùng khái niệm tâm linh theo nghĩa một quan niệm tôn giáo – triết học về sự tồn tại sau cái chết (spiritualism), mà theo nghĩa các hiện tượng dị thường liên quan với kinh nghiệm của con người (psychical phenomena). Những kinh nghiệm đó bao gồm: thần giao cách cảm (liên lạc giữa các bộ não hay “đọc ý nghĩ”) , tiên tri (khả năng biết các sự kiện chưa xảy ra), hậu tri (nhận thông tin quá khứ, như “đọc ý nghĩ người chết”), thấu thị hay thấu thính (ví dụ nhìn xuyên tường hay nghe thấy âm thanh từ rất xa), ngoại cảm (nhận tin không bằng ngũ quan, gồm bốn hiện tượng trên), viễn di sinh học (như bẻ cong thìa bằng ý nghĩ), cận kề cái chết (cảm giác của người sống lại, như xuất hồn, ánh sáng cuối đường hầm, thiên thần hay ma quỉ…), xuất hồn hay thoát xác (cảm gíac thoát khỏi cơ thể vật lý, như “hồn” bay lên quan sát “xác”), luân hồi (niềm tin về kiếp trước và kiếp sau), giao tiếp với người chết (như gọi vong, cầu hồn hay tìm mộ…), psi (thuật ngữ trung tính cho các hiện tượng kể trên, chữ cái Hy Lạp thứ 23, được Thouless và Weisner dùng năm 1944)…

Quan điểm nhìn nhận:

Trước những hiện tượng huyền vi như vậy, hiện trên thế giới có bốn cách đánh giá chủ yếu như sau:

Không công nhận psi vì thấy chúng trái ngược với các nguyên lý khoa học cơ bản.Gắn psi với niềm tin tôn giáo hay mê tín dị đoan như thần thánh, ma quỉ, linh hồn…Xem khoa học hiện hành không có khả năng giải thích psi nên tìm các lý giải mới như trường sinh học, năng lượng sinh học, nhân điện, năng lượng vũ trụ, lý thuyết các thế giới song song…Công nhận một phần và giải thích các yếu tố có thực của psi bằng khoa học hiện đại.

Đang xem: Khoa học tâm linh đã được kiểm chứng

Hiện quan điểm cuối được nhiều nhà tâm lý, thần kinh hay tâm thần học – những người đủ thẩm quyền khoa học nhất trong lĩnh vực – ủng hộ. Chẳng hạn họ tìm cách giải thích tương tác giữa các cơ thể với nhau và với môi trường bằng các điện từ trường sinh học; giải thích khả năng thu tín hiệu nhỏ yếu từ xa bằng ngưng tụ sinh học và hệ xử lý tiềm thức có độ nhạy cảm cao; giải thích kinh nghiệm xuất hồn, cận kề cái chết hay luân hồi bằng bản chất và đặc tính của vô thức – thành tố quan trọng của tâm trí con người, bằng các rối loạn tâm thần như nhân cách phân lý hay đa nhân cách; giải thích niềm tin vào tiên tri hay bói toán bằng ước vọng quy hoạch tương lai, một đặc tính mà chỉ con người mới có; giải thích sự bộc phát các trào lưu mê tín mới tại phương Tây như cầu hồn, chữa bệnh tâm linh… bằng niềm tin vào sự huyền bí, vốn là nét nhân cách có chức năng sinh tồn được di truyền từ rất xa xưa, khi con người bắt đầu nhận thức thế giới…

Ưu điểm của tiếp cận này là tính khoa học và biện chứng; là chỉ ra giới hạn của psi nhằm chống lại sự lạm dụng; là tin tưởng vào các nguyên lý khoa học. Nhược điểm của nó – theo phê phán của giới dị thường học – là sự tầm thường hóa, cơ giới hóa tiềm năng con người; là tước bỏ niềm tự hào về tính ưu việt có một không hai của con người; là giản lược hóa cái tinh diệu nhất tự nhiên là thế giới bên trong của tâm hồn con người. Tuy nhiên theo Người bắt ma, sự phê phán này hoàn toàn không thỏa đáng, khi giới dị thường học bất lực trong việc đề ra một lý thuyết và một hệ thống các thực nghiệm để kiểm chứng lý thuyết về các hiện tượng đó.

Các thử nghiệm chủ yếu:

Từ 1882, Hội nghiên cứu tâm linh đã được thành lập tại Anh nhằm khảo sát psi một cách khoa học. Ban đầu là thu thập tin trên báo chí hay từ người trải nghiệm và người chứng kiến rồi tiến hành tổng kết (như nghiên cứu ở ta vừa qua). Nhưng người ta nhanh chóng nhận ra rằng, đó là công việc không khoa học và thiếu khách quan. Ký ức con người được quan niệm, ý thích và các yếu tố cá nhân khác sắp xếp, vì thế lời kể của những người ưa thích psi không thể xem là đáng tin cậy. Họ chỉ nhớ những sự kiện ủng hộ mà quên hết những chứng cớ phản bác! Vì thế việc nghiên cứu có kiểm soát trong phòng thí nghiệm là điều không tránh khỏi.

Giữa thế kỷ XX là nghiên cứu của J.B. Rhine, dùng cách bói bài để khảo sát ngoại cảm (nhà nghiên cứu lật từng quân bài sao cho chỉ mình ông nhìn được, nhà ngoại cảm ngồi đối diện phải đoán qua “đọc ý nghĩ” nhà nghiên cứu). Tuy kết quả khá khả quan nhưng giới khoa học chỉ ra rằng, đó là phương pháp không đáng tin vì không loại trừ được các ám hiệu ý thức và vô thức giữa hai người qua hiệu ứng “Hans thông minh” (đầu thế kỷ XX ngựa Hans ở Berlin có thể đọc hay làm toán do bắt được các ám hiệu như nhướn mày, nhăn trán, thở nhẹ, nhún vai… mà con người bộc lộ một cách vô thức khi khảo cứu khả năng của chú). Hiện nhiều nơi đang tiến hành các thí nghiệm sau:

Viễn di sinh học với bộ tạo số ngẫu nhiên:

Phòng thí nghiệm Nghiên cứu các dị thường công nghệ, Đại học Princeton, Mỹ, của GS Robert Jahn là nơi tiên phong trong thử nghiệm này. Ở đây đối tượng khảo sát cố gắng dùng ý chí tác động lên phân bố của các số do bộ tạo số ngẫu nhiên phát ra. Một tổng kết năm 1989 qua 800 thử nghiệm của hơn 60 nhà nghiên cứu trong 30 năm cho thấy, có một độ lệch tuy nhỏ nhưng tin cậy về mặt thống kê, khoảng 15 lần sai số chuẩn, khỏi xác suất của phân bố ngẫu nhiên. Điều đó cho thấy dường như ý chí con người có thể tác động lên các hệ vật lý.

Những người nghi ngờ, chẳng hạn thành viên Ủy ban điều tra khoa học các tuyên bố về hiện tượng dị thường CSICOP, Mỹ, bác bỏ kết luận trên vì giới nghiên cứu trung gian không lặp lại được kết quả, cho dù dùng cùng quy trình và thiết bị khảo sát.

Kỹ thuật Ganzfeld trong ngoại cảm:

Kỹ thuật Ganzfeld được nhà tâm lý Mỹ Charles Honorton dùng nhiều để giảm thiểu ảnh hưởng của môi trường lên nhà ngoại cảm. Trong kỹ thuật này, người gửi và người nhận ý nghĩ ngồi trong hai buồng cách ly, tai và mắt bịt kín. Người gửi chọn một trong bốn hình ảnh video (bốn bức tranh hay đồ vật…) rồi truyền ý nghĩ cho người nhận. Người nhận có nhiệm vụ đọc ý nghĩ và chỉ đúng cái người gửi đã chọn, với xác suất đoán mò 25%. Gần 30 nghiên cứu độc lập cho kết quả 34%, chứng tỏ thần giao cách cảm có thể có thật.

Nhiều nhà nghiên cứu, như nhà tâm lý Ray Hyman, không đồng ý với kết luận trên. Thống kê cho thấy, người ta có xu hướng chọn hình ảnh đầu và cuối, cũng như nghĩ về nước nhiều hơn tình dục. Nếu không chú ý tới đặc điểm đó, tỷ lệ thành công sẽ tăng cao giả tạo. Người khác thì nghi ngờ thí nghiệm chưa được thiết kế chặt chẽ để loại trừ tất cả các ám hiệu ý thức và vô thức.

Xem thêm:

Nghiên cứu về tiên tri:

Nhà vật lý Helmut Schmidt thiết kế máy phát ngẫu nhiên ánh sáng một trong bốn màu. Nhà ngoại cảm phải tiên tri màu ánh sáng trước khi nhấn nút phát. Sau 60 ngàn lượt nhấn với ba nhà ngoại cảm khác nhau, Schmidt đưa ra tỷ lệ thành công vượt xa xác suất ngẫu nhiên (đoán mò) và kết luận, tiên tri là sự thật. Những người phản đối, như nhà ảo thuật James Randi, không đồng ý với Schmidt. Vấn đề nằm ở chỗ, không một nhà quan sát trung gian nào tham gia thí nghiệm và không một ai lặp lại được kết quả.

Lý do nghi ngờ các hiện tượng dị thường:

Ngoài lý do bằng chứng không đáng tin, các hiện tượng tâm linh luôn bị nghi ngờ vì nhiều nguyên nhân học thuật và ngoài học thuật. Có thể kể ra các lý do sau:

Tâm linh không thỏa mãn tiêu chí tiến bộ của khoa học, vì sau một thế kỷ nghiên cứu, chưa hề thấy một thành tựu rõ nét nào.Cách định nghĩa ngoại cảm là khác thường (người ta thường định nghĩa “A là…”, còn ở đây thì “ngoại cảm không là…”), nên không dễ giới hạn vấn đề.Thiếu chứng cớ đáng tin cậy. Nhà thiên văn Carl Sagan, cha đẻ chương trình tìm kiếm các nền văn minh ngoài trái đất SETI, cho rằng: “Tuyên bố dị thường đòi hỏi chứng cớ dị thường”. Hiện chưa có những chứng cớ như vậy.Giản lược về phương pháp luận. Những nghiên cứu ở ta nằm trong phạm trù này, vì dùng phương pháp rất thô sơ là thấy sao ghi vậy.Không thỏa mãn tiêu chí liên thông của khoa học, vì tâm linh không liên quan với các bộ môn khoa học khác (theo tuyên bố của những nhà tâm linh học).Tính lặp lại quá kém. Một hiện tượng khách quan thì phải lặp lại được. Tâm linh không thỏa mãn tiêu chí này. James Randi từng lập giải thưởng đến 670 ngàn đô la vào 1995 cho bất cứ ai thực hiện thành công một hiện tượng tâm linh dưới sự kiểm soát của ông. Hiện giải thưởng vẫn treo và ngày càng gia tăng giá trị!Ngụy tạo và lừa gạt, gồm cả lừa vô thức (không chủ ý), là bạn đồng hành chung thủy của tâm linh ở bất cứ đâu và tại bất cứ thời điểm nào.Có thể có cách giải thích thông thường cho một hiện tượng “dị thường”. Điển hình là hiện tượng “ma nhập”, hiện được khoa học thần kinh lý giải bằng các rối loạn tâm thần kiểu nhân cách phân ly hay đa nhân cách.

Tại sao chúng ta tin?

Rõ ràng tâm linh đi kèm với cơ sở khoa học kém vững vàng và chứng cớ thiếu thuyết phục. Vậy tại sao đa số chúng ta bỏ qua bằng chứng khoa học và nhất định tin đó là sự thật hay hầu như là sự thật (thăm dò dư luận tại Mỹ 25 năm qua)? Các nhà tâm lý James McConnell, Đại học Michigan, Mỹ, và Susan Blackmore, Đại học miền Tây Anh quốc cùng nhà thiên văn John Barrow, Đại học Sussex, Anh, đưa ra các lý do sau:

Psi có thể có thật, nhưng chúng ta chưa biết cách thực hiện nó trong phòng thí nghiệm.Nhiều hiện tượng tự nhiên chưa có lời giải, nên nhiều người xem psi cũng vậy.Chúng ta có xu hướng tin khả năng nhận thức cá nhân hơn những bằng chứng khách quan. Theo Blackmore, 1986, “những ai tự cho là mình thông minh, học hành tử tế và những ai có khiếu quan sát tốt thường tin rằng cái mà họ không hiểu nhất định là cái siêu nhiên”.Ở mức độ nào đó, niềm tin vào psi là nhu cầu thực sự của con người. Trong cuốn best-seller Vũ trụ nghệ thuật, 1995, Barrow viết, tưởng có sư tử ở một nơi không có và mất công đi vòng thật xa còn hơn là không hề biết khi nó có thật (với hệ luận xấu là bị tấn công). Theo ông, chính nét nhân cách này giải thích vì sao chúng ta mê tín và tưởng tượng ra thánh thần, ma quỷ, đĩa bay, người ngoài hành tinh… Nói cách khác, niềm tin vào sự huyền bí mang ý nghĩa sinh tồn và do đó có nguồn gốc từ bản chất của con người!

Psi tại Việt Nam:

Kể từ thời đổi mới ở ta psi cũng phát triển khá mạnh, phổ biến nhất là các hiện tượng chữa bệnh tâm linh, tiên tri, gọi vong và tìm mộ. Người viết từng trình bày quan điểm về trị liệu tâm linh trên ANTT hàng tuần. Về tiên tri, xin dẫn ra ý kiến của nhà vật lý Robert March, Đại học Wisconsin, trong cuốn Vật lý cho các nhà thơ, 1996: “Vật lý hiện đại dạy chúng ta rằng, bất luận các lý thuyết của chúng ta khôn ngoan thế nào, bất luận các đo đạc cẩn thận ra sao và bất luận máy tính của chúng ta mạnh mẽ đến mức nào, tương lai luôn không thể dự đoán được”. Nguyên lý bất định Heisenberg, lý thuyết hỗn độn, lý thuyết về sự phức tạp, lý thuyết đa vũ trụ… đã khiến tiên tri hay bói toán trở thành chuyện phiếm lúc trà dư tửu hậu mà thôi. Vì thế bài viết này chỉ đề cập tới hiện tượng gọi vong và tìm mộ.

Cần khẳng định ngay rằng, “nói chuyện với người chết” là không có thật, vì khoa học đã bác bỏ linh hồn bất tử từ mấy trăm năm nay. Vậy tại sao các cô đồng lại tỏ những chuyện mà chỉ thân nhân người chết mới biết? Năm 1979, trên tạp chí Người yêu cầu nghi ngờ của CSICOP, Ray Hyman đã viết bài báo nổi tiếng Thuyết phục người lạ rằng bạn biết tất cả về họ như thế nào. Ông giới thiệu kỹ thuật đọc nguội (cold reading), là kỹ thuật dựa vào phản ứng vô thức của người đối diện trước hàng loạt vấn đề nêu ra để thu nhận những tin tức cần thiết, giống như ngựa Hans thông minh vậy. Tóm lại đây là kỹ thuật lấy tin trong chính quá trình gọi vong. Đó là lý do nếu người nhà không hợp tác (ngồi nhắm mắt, không hỏi, không trả lời…), cô đồng chỉ còn cách tuyên bố là hồn thăng!

Cũng không nên quên hai kỹ thuật khác là đọc nóng (hot reading) và đọc ấm (warm reading). Đọc nóng là cách lấy tin trước khi gọi hồn. Người đến gọi hồn phải chầu chực mãi ở nhà cô đồng là để tay chân cô dò la tin tức. Các thày bói cũng rất thạo cách săn tin này. Còn đọc ấm là việc áp dụng các quy tắc vàng của tâm lý học. Khi một thiếu phụ đến tìm chồng mới mất, cô đồng tuyên bố chị đang mang một kỷ vật của người chết. Tuyên bố này có khả năng thành công cao vì người vợ thường đeo nhẫn cưới. Giới đồng cốt Mỹ thì thường tuyên bố chết là do đau đầu hay đau ngực, đơn giản vì đột quỵ là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Mỹ. Đó là lý do sau bài báo của Hyman, giới nghiên cứu tâm linh Mỹ không quan tâm đến các màn cầu hồn đẫm màu dị đoan nữa. Nhưng nó vẫn được thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới, vì suy cho cùng linh hồn bất tử là một trong những ước vọng lớn nhất của con người. Điều đáng nói là ở ta một số người lại căn cứ vào chuyện đồng cốt để đòi xét lại các nguyên lý cơ bản của triết học duy vật. Tin có linh hồn là duy tâm, mà có lẽ giữa duy tâm và duy vật thì không có điểm chung, ngoài việc tôn trọng niềm tin riêng của nhau.

Hiện tượng tìm mộ thì phức tạp hơn, khi có nhà ngoại cảm được kết luận đúng đến 70%. Đáng tiếc là việc nghiên cứu không đạt về mặt phương pháp (không kiểm soát các kênh rò rỉ thông tin ý thức và vô thức, không tách cách tìm dị thường khỏi cách tìm thông thường, người nghiên cứu thiếu kiến thức chuyên ngành…), nên tỷ lệ đó không đáng tin cậy. Bản thân người viết bài này đã chứng kiến buổi tìm mộ của một nhà ngoại cảm tại Thủ Dầu Một và phát hiện nhiều thủ thuật moi tin, nhất là lợi dụng sự xúc động của thân nhân người chết. Theo thiển ý, ở đây vai trò của nhà ngoại cảm cũng giống vai trò của nhà tâm linh trong các trị liệu tinh thần. Trong các trị liệu đó, nhà trị liệu chủ yếu khuyến khích, động viên khả năng tự chữa bệnh tiềm ẩn trong mỗi con người. Nhà tâm linh học Howard Gordon từng viết trong cuốn Con người kỳ diệu rằng, chính người bệnh đã thực hiệu điều kỳ diệu và trong trường hợp tốt nhất thì nhà điều trị cũng chỉ đóng vai trò tạo thuận lợi cho những gì có sẵn trong cơ thể người bệnh mà thôi.

Xem thêm: Tên Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Mầm Non, Những Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục

Tương tự như vậy, trong hiện tượng ngoại cảm tìm mộ, có lẽ vai trò chủ yếu của nhà ngoại cảm là động viên khuyến khích gia đình và đồng đội liệt sĩ thêm quyết tâm đi tìm; càng quyết tâm và cố gắng thì tỷ lệ thành công càng cao. Đó là điều tự nhiên chứ không có gì dị thường cả. Vì thế người viết cho rằng, nếu có thật thì tỷ lệ thành công cũng thấp hơn 70% rất nhiều, cụ thể bao nhiêu thì cần nghiên cứu thêm, tất nhiên với phương pháp đáng tin cậy hơn.

Để kết luận xin đưa ra ý kiến về mức độ tin cậy của các hiện tượng tâm linh. Trong các buổi sinh hoạt khoa học người nghe thường hỏi, vậy tâm linh có thật hay không và độ tin cậy là bao nhiêu? Người viết bài này cho rằng, có lẽ tâm linh có một phần sự thật cho cuộc đời thêm sinh động và thú vị, nhưng với tỷ lệ nhỏ thôi để không tạo nên rắc rối. Nếu các bà vợ biết hết mọi ý nghĩ của chồng, thì lũ đàn ông “nghĩ mình công ít tội nhiều” chúng ta làm sao mà yên cho được!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *