Đối với một phát thanh viên, giọng nói chính là “chiếc chìa khóa vàng” giúp bạn chạm đến thành công. Tuy nhiên, không phải ai cũng được có “chất giọng vàng” trời ban để chạm đến trái tim người nghe. Nếu bạn đang có ước mơ trở thành phát thanh viên nổi tiếng, mà vẫn chưa biết cách luyện giọng đọc phát thanh viên như thế nào thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Đang xem: Khóa Học Dẫn Chương Trình

Luyện giọng đọc phát thanh viên cần truyền cảm xúc

Đối với truyền hình, hình ảnh là yếu tố mang thông tin chính, lời bình sẽ phù trợ. Còn đối với báo in, chữ viết và hình ảnh tĩnh sẽ diễn tả thông tin một cách trọn vẹn. Nhưng trong phát thanh, giọng nói chính là yếu tố quyết định đến việc truyền tải thông tin.

*

Luyện giọng đọc phát thanh viên cần truyền tải được cảm xúc

Phát thanh chỉ tác động được đến thính giác của thính giả, vì vậy phát thanh viên phải đầu tư thật kỹ vào giọng nói. Khi luyện giọng đọc phát thanh viên phải luyện giọng nói chuẩn, tròn vành, rõ chữ, ngắt câu đúng vị trí, không nói ngọng, nói tiếng địa phương, đồng thời phải thật linh hoạt.

Để người nghe có thể nắm bắt thông tin được trọn vẹn, phát thanh viên cần nói đơn giản, dễ hiểu, tránh sử dụng những từ ngữ Hán Việt hoặc từ địa phương. Khi luyện đọc, bạn không nên nói quá nhanh, tốc độ nói phù hợp của phát thanh viên là 3 tiếng/giây, 180 tiếng/phút.

Luyện nói có cảm xúc

Đối với một phát thanh viên, giọng nói cần phải chứa đựng cảm xúc, do đó mỗi thông tin mà phát thanh viên truyền tải cần phải chứa đựng một lượng cảm xúc nhất định. Cho nên, khi luyện giọng, bạn cần tránh đọc với một tông đều đều, không cảm xúc, thay vào đó hãy luyện giọng có lúc trầm lúc bổng, lúc dồn dập, lúc giọng điệu lại chậm rãi, ngân nga. 

Khi phát thanh viên thể hiện được được cảm xúc, sự thân thiện trong giọng nói thì thính giả mới có thể thu nhận được trọn vẹn thông tin và cảm xúc chứa đựng trong đó.

Khởi động

Khi luyện giọng đọc phát thanh viên, bạn hãy kiểm tra tư thế ngồi của mình. Nếu bạn ngồi không thẳng lưng có thể làm cho giọng nói của bạn bị phè phè. Nhưng có nhiều người lại cho rằng việc đứng nói lại dễ dàng hơn. Nếu bạn thường xuyên dùng điệu bộ khi nói thì bạn vẫn có thể làm được điều này khi thu âm để giọng nói được tự nhiên hơn.

Bạn có biết rằng giọng nói cũng phản ánh trạng thái cơ thể của bạn không! Một mẹo mà thietbihopkhoi.com muốn chia sẻ với bạn để có giọng nói sống động đó chính là giả vờ như mình đang hết sức tỉnh táo, dù bản thân không cảm thấy như vậy. Cách này khá hữu hiệu đấy, bạn hãy thử xem nhé!

*

Khi luyện giọng đọc phát thanh viên, bạn hãy kiểm tra tư thế ngồi của mình

Giữ gìn và chăm sóc giọng nói

Như chúng ta đã biết, giọng nói là một yếu tố rất quan trọng đối với phát thanh viên. Chính vì vậy, để chăm sóc tốt cho giọng nói của mình, bạn cần uống đủ nước. Đồng thời, tránh xa những tác nhân có hại như: thuốc lá, cà phê, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng… Những tác nhân này sẽ làm cho chất giọng của bạn bị khô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng nói.

Xem thêm: Đề Cương Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Nông Lâm, Đề Cương Chi Tiết Khoá Luận Tốt Nghiệp

Bên cạnh đó, để giọng nói của mình luôn được tỏa sáng thì bạn hãy giữ gìn “vũ khí” này sao cho tốt nhất. Hãy là người thông minh biết cái gì tốt và cái gì không tốt cho giọng của mình nhé!

Sử dụng micro

Một trong những công cụ không thể thiếu để phát thanh viên truyền tải giọng nói của mình đến với thính giả đó chính là micro. Khi luyện giọng đọc phát thanh viên, bạn không nên bắt chước ca sĩ để micro sát miệng. Vì việc đọc và học hát là 2 việc làm hoàn toàn khác nhau. Cách tốt nhất là bạn hãy xem micro như lỗ tai người, hãy giữ mối quan hệ và khoảng cách giống như bạn đang nói chuyện với một người bạn.

Một yếu tố mà bạn không thể quên đó chính là việc điều chỉnh âm lượng. Bạn không phải đang đọc diễn văn trước công chúng nên không cần phải hò hét. Ngoài ra, bạn cũng không phải là một nghệ sĩ lồng tiếng nên bạn cũng không cần phải thì thầm vào micro.

Luyện hơi thở

Hơi thở rất quan trọng đối với giọng nói, nếu bạn không thở tự nhiên thì thính giả sẽ cảm nhận được rằng bạn đang rất căng thẳng. Còn khi bạn không thở đều thì bạn sẽ dễ bị hụt hơi, dẫn đến tình trạng ngắt nghỉ không đúng chỗ. Do đó, để hít thở đúng chỗ, bạn nên đánh dấu bài đọc của mình. Hãy đánh dấu nghỉ vào những đoạn cần phải lấy hơi dài. Áp dụng cách luyện giọng này bạn sẽ thấy sự bất ngờ và hiệu quả của nó đấy.

*

Hơi thở rất quan trọng đối với giọng nói của phát thanh viên

Tham khảo khóa học “Làm chủ giọng nói”

Trong môi trường cạnh tranh việc làm như hiện nay, đặc biệt đối với nghề phát thanh viên, việc sở hữu giọng nói hay, truyền cảm sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội trong công việc hơn. Tuy nhiên, việc quản lý giọng nói để nói đúng mục đích, chinh phục được người nghe là một điều không hề đơn giản.

Hiểu được điều này, thietbihopkhoi.com đã kết hợp với giảng viên Trần Thị Minh Hải xây dựng nên khóa học “Làm chủ giọng nói” với mong muốn giúp các bạn hiểu về giọng nói của mình, làm chủ được giọng nói, có được giọng nói hay, truyền cảm hứng và thu hút người nghe.

Xem thêm: Trường Đại Học Bách Khoa Cơ Khí Đại Học Bách Khoa Tphcm, Kỹ Thuật Cơ Khí

Khóa học “Làm chủ giọng nói”

Khóa học bao gồm 32 bài giảng, học theo hình thức online, giảng viên hướng dẫn chi tiết từ A đến Z cách luyện giọng để bạn đọc hiểu được giọng nói của mình, tầm quan trọng của giọng nói trong giao tiếp, cuộc sống, những hướng dẫn chi tiết và cụ thể nhất để bạn sở hữu được một giọng nói đúng, chuẩn và nói hay khi giao tiếp.

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI

Như vậy, thietbihopkhoi.com đã bật mí cho các bạn cách luyện giọng đọc phát thanh viên. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, các bạn đã “bỏ túi” được nhiều phương pháp luyện giọng để thực hiện được ước mơ của mình trong tương lai nhé !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *