Đại học Bách khoa hà nộiVIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGVIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đại học Bách khoa hà nộiVIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGVIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Giới thiệuBan Lãnh đạo ViệnBộ môn–Trung tâmBộ mônTrung tâmĐào tạoNghiên cứuCác Phòng Thí nghiệmCác Đề tài – Dự ánCông bố Khoa họcTuyển sinhSinh viênHợp tác Đối ngoạiCựu Sinh viênTin tức–Sự kiệnTin tứcSự kiệnTuyển dụng

*

Bộ môn Khoa học Máy tính được thành lập năm 1995, là một trong 3 bộ môn đầu tiên của khoa Công nghệ thông tin (tiền thân của Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông hiện nay).

Đang xem: Khoa học máy tính đại học bách khoa

Bộ môn không chỉ giảng dạy một số học phần cốt lõi của các ngành Khoa học Máy tính, Kỹ thuật Máy tính, Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo mà còn đảm nhiệm chức năng đào tạo chuyên sâu về Khoa học máy tính ở bậc Đại học và sau Đại học. Các hướng nghiên cứu mạnh của bộ môn gồm: thuật toán và tối ưu, tính toán tiến hóa, tính toán hiệu năng cao, học máy, thị giác máy tính và khoa học dữ liệu..

*

Hình 1. Các hướng nghiên cứu chính của bộ môn KHMT

Đội ngũ cán bộ của bộ môn có chuyên môn cao, với 2 PGS, 13 TS và 2 thạc sĩ. Các cán bộ trong bộ môn đã cong bố nhiều công trình khoa học trong các tạp chí uy tín, đã tham gia biên soạn và là chủ biên nhiều sách giáo trình, hiện đang được sử dụng để giảng dạy tại nhiều khoa CNTT trong nước, đã chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ cấp nhà nước và Quốc tế.

Bộ môn có hợp tác sâu rộng với các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu lớn nước ngoài như: Viện Tin học quốc gia Nhật Bản, Đại học kỹ thuật Nanyang (Singapore), Đại học kỹ thuật Sydney, Đại học Melbourne (Úc), Đại học khoa học và kỹ thuật Phương Nam (Trung Quốc), Trung tâm nghiên cứu quân đội Mỹ, Đại học Montreal (Canada); Những hợp tác này được mở rộng từ việc mời và gửi giáo viên tham gia vào các chương trình đào tạo, tham gia Hội đồng bảo vệ luận văn Thạc sỹ và Hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp đại học, đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh giữa hai bên cho đến hợp tác và chuyển giao công nghệ về Khoa học máy tính.Bộ môn đã góp phần đào tạo ra hàng nghìn kỹ sư Công nghệ thông tin nói chung và Khoa học máy tính nói riêng, trong đó nhiều người đã trở thành giảng viên tại các trường đại học, hoặc nắm vai trò chủ chốt tại các công ty Công nghệ thông tin trong nước hay đang làm việc cho các tập đoàn lớn trên thế giới như Google, Facebook, Microsoft…

Một số hình ảnh tiêu biểu của Bộ môn

*

Hình 2. Hoạt động giao lưu bộ môn

Kết quả nghiên cứu tiêu biểu

OpenCBLV Framework

OpenCBLS là một Framework mã nguồn mở được thiết kế và xây dựng (dựa trên kiến trúc chuẩn của tìm kiếm cục bộ dựa trên ràng buộc) cho phép người phát triển ứng dụng mô hình hóa và tìm kiếm lời giải cho nhiều bài toán tối ưu tổ hợp xuất hiện trong nhiều lĩnh vực quản lý điều hành lập kế hoạch.

Framework một mặt có thể được sử dụng như một black-box theo nghĩa người phát triển ứng dụng mô hình hóa bài toán sử dụng các API của OpenCBLS và OpenCBLS sẽ tự vận hành để tìm kiếm lời giải. Mặt khác, người phát triển ứng dụng có thể tự thiết kế và cài đặt các module mới, tích hợp vào framework để đáp ứng các yêu cầu đặc thù mới đặt ra.

Xem thêm: Xét Tuyển Đại Học Bách Khoa Tphcm 2020, Trường Đại Học Bách Khoa Đhqg

OpenCBLS đã được sử dụng cho đào tạo, nghiên cứu cũng như triển khai 1 số ứng dụng trong đời sống như giải pháp lập lộ trình vận chuyển. OpenCBLS có thể được truy cập và sử dụng miễn phí tại https://github.com/dungkhmt/OpenCBLS

Liên hệ nhóm phát triển: TS. Phạm Quang Dũng

*

Hình 3. Nghiên cứu giải pháp lập lộ trình vận chuyển

Tối ưu bao phủ trong mạng cảm biến

Tối ưu bao phủ như bao phủ vùng, bao phủ đối tượng, bao phủ biên có ứng dụng trong thành phố thông minh, quân sự. Nghiên cứu về tối ưu bao phủ trong mạng cảm biến đã được công bố trên các tạp chí uy tín như Information Sciences, Applied Soft Computing, Knowledge Based Systems…

Nghiên cứu về kép dài thời gian sống của mạng với tối ưu vị trí đặt nút trạm ứng dụng trong dự báo thiên tai đã nhận được giải thưởng cho bài báo tốt nhất tại 2015 IEEE HTC.Nghiên cứu về tối ưu bao phủ đảm bảo kết nối đã được chọn trong 10 nhóm tốt nhất trong cuộc thi cho các nhà khoa học trẻ của IEEE vùng châu Á – Thái Bình Dương năm 2017

Liên hệ nhóm nghiên cứu: PGS. Huynh Thi Thanh Binh.

*

Hình 4. Nghiên cứu về tối ưu bao phủ trong mạng cảm biến

Tiến hóa đa nhân tố giải bài toán tối ưu trên đồ thị và ứng dụng

Tiến hóa đa nhân tố có thể áp dụng để giải nhiều bài toán tối ưu tương tự nhau cùng lúc. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí uy tín như Information Sciences, Knowledge Based Systems, Memetic Computing và hội thảo đầu ngành như IEEE Congress on Evolutionary Computation.

Xem thêm: Đhbk Công Bố Điểm Chuẩn Đại Học Bách Khoa Năm 2015 : Trường Đh Bách Khoa

Nhóm nghiên cứu đã giành Giải Nhất tại cuộc thi Tiến hóa đa nhiệm, Tối ưu đa nhiệm đơn mục tiêu, 2018 IEEE World Congress on Computational Intelligence.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *