Khi nào nên học 1 khóa marketing căn bản? Gặp rắc rối với lựa chọn nghề, băn khoăn khi nhảy ngành, stress trong công việc hay gặp khó khăn trong kinh doanh? Đừng ngại bỏ ra 5 phút để tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Lăn xả vào marketing với băn khoăn của kẻ trái ngành hay những bản CV trắng trơn? Luẩn quẩn với những công việc tủn mủn khiến bạn hoài nghi con đường thăng tiến? Bối rối trước sự lên xuống thất thường trong doanh thu khi tự mở kinh doanh? Đó không chỉ là suy nghĩ của học viên khi tìm tới khóa học Hands-on Marketing tại AIM. Đó còn là nỗi hoang mang chung của những ai mới bước chân vào nghề. Hãy cùng AIM Academy giải mã vì sao 1 khóa marketing cơ bản lại vô cùng thiết thực khi bạn trót yêu cái nghề này nha!

*

1. Chật vật trong tìm việc khi mới ra trường

Mới ra trường, CV trắng trơn rồi non kinh nghiệm. Phải chăng đó là những lý do khiến nhà tuyển dụng thờ ơ?!

*

Thực tế, đối với sinh viên mới ra trường, nhà tuyển dụng thường không yêu cầu quá cao. Họ để tâm nhiều hơn đến thái độ. Mà thái độ được đánh giá qua đâu? Câu trả lời nằm ở sự chuẩn bị kỹ càng trước khi xin việc. Mới vào nghề chẳng ai đòi hỏi bạn phải biết rộng hiểu sâu. Nhưng nếu ngay những kiến thức căn bản như STP, consumer journey, 4P, 4C, customer – consumer – shopper bạn còn lắp bắp thì dù may mắn ‘pass’ phỏng vấn bạn cũng trầy trật khi thử việc mà thôi! 

Bởi vậy, bên cạnh những kiến thức trường lớp bạn cũng nên có những hành động cụ thể. Ví dụ như: 

Xin intern tại công ty lớnGóp mặt tại các hội thảo marketing Tự mình “cọ sát” qua các cuộc thi từ nhỏ đến lớn…

Tham gia một khóa marketing ngắn hạn cũng là cách giúp bạn hệ thống lại kiến thức đồng thời có cái nhìn sâu hơn về ngành. Thông qua thực hành và những chia sẻ từ chuyên gia. Thời đại này, marketing ai cũng “thích” nhưng ít người “nhích”. Chỉ cần tiến nhanh bước đầu tiên thôi, bạn đã bỏ xa đối thủ lắm rồi.

Đang xem: Khóa Học Marketing Căn Bản Cho Người Mới Bắt Đầu

Ngoài ra, thử xem trong CV của marketing executive có những gì nếu bạn đang quan tâm vị trí này nhé.

2. Chuẩn bị nhảy ngành chưa biết bắt đầu từ đâu

Không có gì bi kịch hơn việc ngồi nhầm chỗ. Khi thấy bế tắc trong công việc, không ít bạn lựa chọn thử sức với lĩnh vực “thú vị” hơn như marketing. Thế nhưng đừng để “vào hối hả, ra hối hận”! Quan trọng là bạn phải biết bắt đầu từ đâu.

*

Thế giới marketing không đơn thuần chỉ gắn liền với quảng cáo TV hay chạy sự kiện. Khi bước vào rồi bạn sẽ phải lựa chọn giữa Client và Agency. Với Client, ngoài marketing executive bạn có thể chọn một mảng cụ thể như brand hay trade. Về phía Agency, bạn có thể lựa chọn giữa account, creative, media… Khi đã xác định được bức tranh toàn cảnh về ngành, hãy dần dần thu hẹp danh sách lại. Sau đó dựa trên thế mạnh của mình để xác định phương hướng tương lai. 

Điểm hạn chế khi bạn “bẻ lái” trong con đường sự nghiệp đó là kiến thức nền tảng. Muốn bắt kịp và phát triển trong ngành, ít nhất bạn phải hiểu những khái niệm và quy trình cơ bản của marketing. Chẳng hạn như marketing mix, cách phân tích thị trường, cách lập kế hoạch marketing… Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những khái niệm qua sách vở, internet. Nhưng để có một hệ thống kiến thức bài bản, 1 khóa học căn bản tại AIM Academy sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian đấy!

3. Stress với khi mới vào nghề từ 6 tháng – 1 năm

Làm marketing, mới bập bõm vào nghề thì stress là điều không thể tránh. Đặc biệt là khi phải lên ý tưởng hoặc tự tay đề xuất một chiến dịch marketing. Nhớ lại mà xem, đã bao giờ bạn bị bắt sửa lên sửa xuống một kế hoạch mà sếp mãi chẳng ưng?

*

Bệnh chung của lính mới thường là làm đến đâu, học đến đó, sếp “bẻ” thế nào thì ngoan ngoãn sửa theo. Hệ quả là nếu không có mentor giúp bạn có cái nhìn tổng thể, bạn sẽ rất dễ rơi vào “chủ nghĩa kinh nghiệm” và thường bị tủn mủn do học từ lỗi sai. Mặc dù rút kinh nghiệm từ những sai lầm là tốt đấy. Nhưng nghĩ thử đi, nếu cứ kéo dài liên tục, bạn sẽ sớm thấy chán nản và nghi ngờ bản thân thôi. 

Đừng để những vòng lặp căng thẳng trong việc “sai – sửa” khiến bạn lo lắng đến giật mình mỗi đêm! Điều bạn cần lúc này là những framework bài bản cùng cách tư duy hệ thống về chiến lược cũng như cách lên kế hoạch IMC. Một khi đã hiểu bản chất và nắm vững đặc điểm đằng sau mỗi hoạt động, bạn sẽ tránh được những lỗi “kinh điển” và sớm có được sự ăn ý với sếp ngay thôi!

4. Tự kinh doanh nhưng chưa hiệu quả

Bất kỳ một business nào đều trải qua 3 giai đoạn. Tồn tại, phát triển và phát triển bền vững. Khi đã sống sót qua giai đoạn đầu tiên với áp lực về sales và vốn, nhiều bạn lại lúng túng trong việc định hình phải làm gì tiếp theo.

Xem thêm: Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môn Khoa Học Lớp 5, Kho Sáng Kiến Kinh Nghiệm Lớp 5

*

Hầu hết, khi bắt tay vào kinh doanh ai cũng quen với các thủ thuật như “chạy ad”, “làm SEO”… Vì bạn có thể thu được hiệu quả nhanh chóng trong ngắn hạn. Nhưng một business chỉ dựa vào quảng cáo Facebook, Google thường rất khó phát triển xa hơn. Khi mà cứ loay hoay trong guồng quay của việc “set ad” rồi “tối ưu”, bạn lại vô tình bỏ lỡ các cơ hội tăng trưởng với các chiến lược về giá, phân phối cùng sự tiềm năng trong chính ngành hàng. Bởi vậy đã đến lúc bạn cần kế hoạch marketing bài bản hơn nếu muốn tiếp tục mở rộng quy mô.

Muốn vậy, back-to-basic một tí nhé, bạn đã trả lời những câu hỏi dưới đây chưa:

Thị trường bạn nhắm tới ra sao? Liệu có tiềm năng như bạn nghĩ?Đối tượng mục tiêu của bạn là ai? Nhu cầu “đích thực” của họ là gì?Bạn xây dựng concept về sản phẩm, giá và kênh phân phối ra sao?

Sau khi đã trả lời hết những câu hỏi này, tiếp đó mới tới quảng cáo, truyền thông.

Nói cách khác bạn phải có cái nhìn toàn cảnh về thị trường khi đã nghiêm túc với quyết định kinh doanh. Ví dụ cùng một sản phẩm, bạn sẽ không thể tạo ra sự khác biệt nếu giá bán y hệt đối thủ. Hãy đặt giá cao hơn nhưng

Kèm theo những dịch vụ hậu mãi như “chính sách bảo hành” Hoặc tăng tính thuận lợi trong mua sắm như “freeship”, “bán combo”.

Khi đối thủ còn loanh quanh với kinh doanh Facebook, bạn cũng có thể nhảy vô kênh thương mại điện tử… Tất cả những quyết định đó đểu đến từ hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường.

Xem thêm: Khái Quát Về Cuộc Cách Mạng Khoa Học Kỹ Thuật Lần 2, Khái Quát Về Cuộc Cách Mạng Khoa Học

Nắm bắt cơ hội kinh doanh từ những góc nhìn cơ bản nhất. Đó cũng là những gì khóa marketing nền tảng sẽ giúp bạn cải thiện. Nhưng không phải hễ đi học là có thể giải quyết mọi vấn đề “luôn và ngay”. Ngược lại, tất cả đều phụ thuộc vào sự không ngừng cố gắng của chính bạn.

“Khi nào thì nên đi học một khóa marketing cơ bản?”. Giờ thì bạn đã có đáp án rồi đó! Muốn làm marketing, đừng tốn thời gian tự mình mò mẫm trong biển kiến thức nữa. Khóa học Hands-on Marketing có thể là lối tắt giúp bạn cải thiện cách nhìn toàn cảnh về lĩnh vực bạn đang làm. Khám phá ngay chương trình học để không bị lạc lối và mất phương hướng khi cất bước vào nghề bạn nha!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *