l version=”1.0″ encoding=”utf-8″?>Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam với xây dựng nông thôn mới-lien hiep cac hoi khoa hoc va ky thuat viet nam voi xay dung nong thon moi
Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật—Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng—Hội thi Sáng tạo kỹ thuật—Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức—Khoa học thường thức—Bản tin Khoa học và Đời sống—Nông-Lâm-Ngư nghiệp—Sức khỏe—Môi trườngKhoa học và Công nghệ—Tin Khoa học – Công nghệ—Thành tựu KH-CN mới—Quy trình CN sản xuất mới—Mô hình SX ứng dụng CN mới—NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo
Từ khóa:
Trang chủ>>Diễn đàn Trí thức
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam với xây dựng nông thôn mới

*

Nông dân phường Hưng Đạo xuống đồng sản xuất sau Tết. Nguồn quangninh.gov.vn

Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 04 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 với mục tiêu “ Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng với 11 nội dung lớn có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, đó là : Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, Phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội, Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, Giảm nghèo và an sinh xã hội, Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn, Phát triển giáo dục – đào tạo ở nông thôn, Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn, Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn, Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị – xã hội trên địa bàn, Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.

Đang xem: Khoa học kỹ thuật việt nam hiện nay

Trong số 77 Hội KH&KT ngành toàn quốc là thành viên của Liên hiệp hội Việt nam, có hơn 20 hội hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn như: Hội Làm vườn Việt Nam; Hội KHKT Chăn nuôi Việt Nam; Hội Thú y Việt Nam; Hội Giống cây trồng Việt Nam; Hội KHKT Bảo vệ thực vật Việt Nam; Hội KHKT Lâm nghiệp; Hội Khoa học Đất Việt Nam; Hội Tưới tiêu Việt Nam; Hội KHCN Chè Việt Nam…Những hội chuyên ngành này đã tập hợp được các nhà khoa học có uy tín, kinh nghiệm và chuyên sâu về lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Những Hội này đã đóng góp đáng kể cho việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp, phổ biến kiến thức KH&CN cho nông dân.

Ngoài ra, trong hệ thống của Liên hiệp Hội Việt Nam còn có khoảng 400 tổ chức KH&CN trực thuộc, đây là những tổ chức khoa học độc lập do các nhà khoa học có uy tín thành lập. Trong số này có hơn 1/3 số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với các thế mạnh về chuyển giao công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông lâm sản, BVMT nông thôn và phổ biến kiến thức nông nghiệp, phát triển nông thôn.

Mặc dù chưa được Bộ NN&PTNT cấp ngân sách nhưng với trách nhiệm của mình, Liên hiệp Hội Việt Nam đã huy động các nguồn kinh phí trong và ngoài nước thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, điển hình là chương trình “Xây dựng mô hình nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của cố Giáo sư, Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng. Chương trình này được thực hiện từ năm 1999 với sự tham gia của 5 Hội khoa học kỹ thuật chuyên ngành và 9 Liên hiệp hội tỉnh/thành phố để triển khai các hoạt động nghiên cứu, triển khai trên 46 điểm thuộc 20 tỉnh. Số lượng người được tập huấn kỹ thuật là 33.734 người. Các giống mới, kỹ thuật nông nghiệp mới được chuyển giao đều khắp ở các lĩnh vực từ trồng trọt đến chăn nuôi, trong đó: 38 giống lúa mới được chuyển giao kỹ thuật canh tác; 6 giống đậu tương mới; 4 giống khoai tây và nhiều loại cà chua, bí, dưa hấu do các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ NNPTNT và trường đại học nghiên cứu ra đã được chuyển giao kỹ thuật trồng trong thực tiễn. Nhiều mô hình chăn nuôi quy mô hộ gia đình như mô hình nuôi gà lông màu, nuôi ếch thương phẩm, ngan Pháp, dê lai, lợn siêu nạc, lợn thịt, nhím sinh sản…được phổ biến đến đông đảo bà con nông dân. Ngoài ra các thiết bị, mô hình bảo quản, chế biến cũng được chuyển giao như: Máy sấy, máy nghiền trộn thức ăn gia súc, máy băm cỏ nuôi bò, thiết bị tẽ ngô, tủ ấp trứng gà, si lô bảo quản nông sản…cũng góp phần không nhỏ nâng cao năng suất lao động và bảo quản nông sản cho người nông dân tại các địa phương được chuyển giao.

Các hoạt động nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn – thế mạnh của các đơn vị của Liên hiệp Hội Việt Nam đã được thực hiện ở khắp đất nước. Trong giai đoạn 2010-2015, Liên hiệp Hội Việt Nam đã thực hiện 36 đề tài nghiên cứu KH&CN liên quan đến chuyển giao kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi và xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp-nông thôn bền vững, góp phần vào xóa đói, giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân như mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng tại đồng bằng sông Hồng; mô hình phát triển nuôi thả cánh kiến vùng núi Bắc Trung bộ, mô hình bảo tồn cây thuôc bản địa v.v.

Năm 2014-2015, để hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, Liên hiệp Hội Việt Nam cũng đã đề xuất Bộ KH&CN hỗ trợ kinh phí để triển khai đề tài “Xây dựng mô hình nông thôn mới vùng đồng bằng sông Hồng” tại Thái Bình mà kết quả của nó là đã thiết kế và xây lắp Trạm xử lý và cung cấp nước sạch công suất 400m3/ng.đ và Trạm thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh tại xã Thuỵ An, Thái Thuỵ, Thái Bình.

Xem thêm:

Song song với các hoạt động nghiên cứu KH&CN, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tích cực tham gia tư vấn xây dựng chính sách nông nghiệp-nông thôn. Chẳng hạn như tham gia đóng góp ý kiến các dự thảo Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Bảo vệ thực vật, Luật Thú y, Pháp lệnh giống cây trồng…Những ý kiến tư vấn và góp ý của Liên hiệp Hội Việt Nam đã được ghi nhận trong quá trình xây dựng và ban hành các luật này.

Việc xây dựng nông thôn mới mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và giải quyết. Mặt khác sự tham gia của Liên hiệp hội Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới vẫn còn hạn chế, chưa có hoạt động quy mô lớn và chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của các nhà khoa học Liên hiệp hội Việt Nam

Để thúc đẩy hơn nữa sự đóng góp của giới KH&CN và nhất là thúc đẩy việc thực hiện Chương trình phối hợp với Bộ NN&PTNN trong xây dựng nông thôn mới, Liên hiệp Hội Việt Nam cần tập trung vào 4 nội dung trọng tâm như sau:

– Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và năng lực cho nông dân thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; chính sách và pháp luật về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

– Tăng cường các hoạt động khuyến nông, ứng dụng tiến bộ KH&KT trong nông nghiệp và nông thôn.

– Tham gia tư vấn, phản biện xây dựng chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

– Xây dựng một số mô hình phát triển nông nghiệp và nông thôn mới bền vững.

Xem thêm: Báo Khoa Học Khám Phá Đặc Biệt, Báo Khoa Học Và Phát Triển

Đây cũng là ý kiến chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với Liên hiệp hội Việt Nam trong việc thực hiện Chương trình Phối hợp xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *