Lĩnh vực kỹ thuật là lĩnh vực trực tiếp tham gia quá trình sản xuất, người làm việc trong lĩnh vực này có nhiệm vụ vận dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các công đoạn của quá trình sản xuất, đồng thời nghiên cứu, cải tiến cho phù hợp vời trình độ sản xuất của từng đơn vị, quốc gia. Đây là một lĩnh vực rất rộng lớn, liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất các sản phẩm, công cụ từ cấp độ sơ khai nhất như các vật dụng phục vụ sản xuất, cuộc sống hàng ngày như kim, chỉ, cuốc, xẻng cho đến các sản phẩm công nghệ cao như máy tính, điện thoại, robot. Những tiến bộ kỹ thuật công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần cải thiện cuộc sống, đồng thời nó cũng đòi hỏi một đội ngũ cán bộ kỹ thuật cả về số lượng lẫn chất lượng.

Đang xem: Thế Nào Là Khoa Học Kỹ Thuật Là Gì

B. Phẩm chất và năng lực:

• Sống thực tế, các phương thức giải quyết vấn đề thường đơn giản, dễ áp dụng và có kết quả cụ thể.

• Thích hành động, thực hành hơn là trầm tư suy nghĩ, nghiên cứu

• Khéo léo, thích làm việc với các máy móc, thiết bị, công cụ

• Thích sửa chữa các vật dụng gia đình và các công việc thủ công

• Có sức khỏe tốt, thích tham gia các hoạt động thể thao

• Cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, tin cậy, luôn tuân thủ quy định, quy trình

• Thích làm việc ngoài trời hơn là bên bàn giấy

C. Ngành nghề:

• Cơ khí & Xây dựng: Kỹ sư cơ khí, chế tạo máy, luyện kim, điện lạnh, xây dựng, giao thông, thủy lợi, trắc địa, mỏ, địa chất, dầu khí, vận tải, hàng hải

• Điện, điện tử: Kỹ sư điện, điện tử, phần cứng máy tính, viễn thông, tự động hóa

• Công nghiệp, da giày, dệt may, công nghệ in

Kỹ sư cơ khí:

*

Công nghệ cơ khí là một trong những ngành hình thành sớm nhất trong lịch sử phát triển loài người, trong suốt quá trình hình thành và phát triển qua mọi thời đại, ngành công nghệ cơ khí luôn đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển trong mọi lĩnh vực của mọi nền kinh tế – xã trên toàn thế giới.

Công nghệ cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi hoặc các vật dụng hữu ích phục vụ đời sống. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị…

Sinh viên theo học chuyên ngành công nghệ cơ khí được đào tạo kiến thức, kỹ năng để đảm bảo khi tốt nghiệp có khả năng: Tổ chức, điều hành sản xuất; tính toán, kiểm tra và lựa chọn công nghệ phù hợp với thiết bị và điều kiện sản xuất của đơn vị; biết sử dụng, kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị; phát hiện và giải quyết những sự cố thông thường trong sản xuất.

Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc trong một số lĩnh vực chính: Công tác ở các viện nghiên cứu; công tác ở các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung Cấp, Dạy nghề; làm việc trong các nhà máy, công ty sản xuất cơ khí của mọi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, văn hoá, xã hội, quốc phòng; làm việc ở mọi nơi có sử dụng máy móc, thiết bị vận hành…

Trong lĩnh vực cơ khí, có nhiều chuyên ngành và một số ngành nghề liên quan khác:

Công nghệ chế tạo máy:

Ngoài các kiến thức chung cho ngành cơ khí, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên ngành như: Máy nâng chuyển – Cơ sở máy công cụ – Nguyên lý cắt – Thiết kế dao – Đồ gá – Động cơ đốt trong – Lưu biến học – Thiết kế máy – Bôi trơn – Công nghệ tạo hình – Máy tự động và Rôbốt – Điều khiển tự động cơ khí – Kỹ thuật đo – Tự động hóa và Chuẩn bị công nghệ…

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các sản phẩm cơ khí, các trang thiết bị, dây truyền công nghệ trong sản xuất tự động thuộc mọi lĩnh vực.

Kĩ thuật ô tô:

Ngoài các kiến thức chung cho ngành cơ khí, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên ngành như: Máy và Tự động thủy khí, Máy nâng chuyển – Trang bị thuỷ khí trên ô tô – Thiết kế và Tính toán động cơ ô tô – Sử dụng và Sửa chữa ô tô – Trang bị điện và Hệ thống điện tử trên ô tô – Công nghệ khung vỏ ô tô – Chẩn đoán trạng thái ô tô…

Sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng thiết kế, chế tạo, cải tiến, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô cũng như các thiết bị hiện đại dùng trên ô tô và các phương tiện khác tương tự ô tô. Sinh viên có thể làm việc tại các trung tâm đăng kiểm ô tô, các nhà máy xí nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng ô tô.

Kỹ thuật tàu thuỷ:

Ngoài các kiến thức chung cho ngành cơ khí, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên ngành như: kết cấu tàu thủy – Máy động lực tàu thuỷ – thiết bị tàu thuỷ – Thiết kế tàu thuỷ – Kỹ thuật hàn tàu thuỷ – Vật liệu mới – Kỹ thuật chế tạo… đồng thời sinh viên cũng sẽ được học một số môn bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành: quản lý dự án đóng mới phương tiện vận tải – tổ chức quản lý sản xuất công nghệ đóng tàu – trang bị điện và điều khiển tự động tàu thuỷ – Thiết bị năng lượng tàu thuỷ mới – Kỹ thuật tàu cao tốc – tin học ứng dụng trong thiết kế và đóng tàu – cơ học kết cấu tàu thuỷ – Động lực học công trình ngoài khơi – CAE trong công nghiệp tàu thuỷ..

Sau khi học xong sinh viên sẽ có khả năng thiết kế, lắp ráp các loại tàu thuyền, phương tiện thuỷ và các công trình nổi. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp cơ khí đóng tàu, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị đường thuỷ…

Cơ khí bảo quản chế biến:

Đào tạo Kỹ sư Cơ khí bảo quản và Chế biến nông sản thực phẩm có kiến thức cơ bản, dựa trên nền kỹ sư cơ khí nói chung và kiến thức chuyên sâu về các máy – thiết bị bảo quản – chế biến nông sản thực phẩm. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có khả năng nghiên cứu, chế tạo các loại máy móc sau thu hoạch (như máy sấy, máy sấy tĩnh, máy sấy – bảo quản, máy sấy tầng sôi, …); nghiên cứu chế tạo các máy chế biến (máy nghiền búa vạn năng, máy nghiền siêu mịn, máy trộn vít đứng, máy trộn siêu đều, máy sấy – rang, máy trộn vật liệu ẩm, hệ thống trộn tự động, hệ thống chế biến thức ăn gia súc, hệ thống nghiền hoàn chỉnh, …); nghiên cứu máy ấp trứng; các lò đốt chất thải …

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các công ty chế biến nông, lâm, thực phẩm, các viện nghiên cứu cơ khí ứng dụng. Các nhà máy xí nghiệp lắp ráp máy cơ khí chế biến, bảo quản thực phảm, các công ty chế biến thực phẩm…

Tự động hoá thiết kế công nghệ cơ khí:

Tự động hóa thiết kế công nghệ cơ khí là chuyên ngành ứng dụng công nghệ tin học trong sản xuất cơ khí thông qua các ứng dụng như công nghệ CAD/CAM – CNC, là một trong những công nghệ sản xuất hiện đại trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất nhờ máy tính. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của sản xuất trong lĩnh vực kỹ thuật cao và đào tạo nguồn nhân lực cho những lĩnh vực đó. Chuyên ngành tự động hóa thiết kế công nghệ cơ khí trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản của chuyên ngành cơ khi cũng như những kiến thức chuyên sâu của công nghệ CAM/CAD – CNC. Sinh viên chuyên ngành tự động hóa thiết kế công nghệ cơ khí sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc tại các viện nghiên cứu, thiết kế cơ khí hay những trung tâm nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong công nghệ cơ khí – chế tạo máy.

Cơ kỹ thuật:

Sinh viên ngành này được đào tạo kỹ năng: Mô hình toán học các vấn đề trong cơ học kỹ thuật, lập trình (viết các phần mềm) để giải các mô hình toán đã thiết lập, thiết kế, chế tạo các hệ thống cơ học điều khiển tự động, đo lường, thực hành nghiên cứu sáng tạo các vấn đề lý thuyết và thực nghiệm.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm trách các công việc liên quan đến cơ học: nghiên cứu lý thuyết: tính toán, mô phỏng; thiết kế, tối ưu hóa thiết kế, chế tạo các trang thiết bị tự động; nghiên cứu thực nghiệm: đo lường, chế tạo các thiết bị đo lường, chẩn đoán trạng thái làm việc của các hệ thống cơ học; lập trình, tin học hóa công việc tính toán, mô phỏng, thiết kế, tối ưu, chế tạo, đo lường…

Cơ khí chính xác và quang học:

Ngoài các kiến thức chung cho ngành cơ khí, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên ngành như: Quang kỹ thuật – Chi tiết cơ cấu máy chính xác – Đồ gá công nghệ – Nguyên lý cắt – Độ chính xác cơ cấu – Thiết kế và Quang điện tử ứng dung – Màng mỏng quang học và Kỹ thuật quang sợi – Đo lường và Kiểm tra tự động – Thiết bị nghe nhìn – Thiết bị in văn phòng – Công nghệ máy chính xác…

Sinh viên khi ra trường có khả năng thiết kế, chế tạo, lắp đặt sửa chữa, vận hành các thiết bị đo lường công nghiệp, thiết bị quang học, thiết bị y tế, thiết bị in ấn văn phòng. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm tại các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, các nhà máy xí nghiệp sản xuất các thiết bị y tế, quang học, các thiết bị nghe nhìn, văn phòng….

Kỹ thuật hàng không:

Ngoài các kiến thức chung cho ngành cơ khí, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên ngành như: Quá trình cháy của động cơ máy bay – Kết cấu vật bay – Cơ học vật bay – Điện, điện tử trên máy bay – Động cơ máy bay – Tổ chức quản lý ngành hàng không – Thiết kế máy bay – Hệ thống thuỷ lực khí nén trên máy bay và các loại phụ tùng cùng loại máy bay.

Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại công ty tư vấn khảo sát thiết kế hàng không, tổng công ty hàng không Việt Nam…

Công nghệ Hàn & Gia công tấm:

Ngoài các kiến thức chung cho ngành cơ khí, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên ngành như: Hóa lý quá trình luyện kim – Vật liệu hàn – Thiết bị hàn – Các phương pháp hàn đặc biệt – Công nghệ hàn nóng chảy – Hàn dắp và Phun phủ – Kiểm tra chất lượng hàn…

Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các công ty, nhà máy xí nghiệp hàn và thiết bị hàn, các viện nghiên cứu (dân sự hoặc an ninh quốc phòng), giảng dạy trong các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung cấp, Dạy nghề, công tác trong mọi ngành sản xuất công nghiệp

Ngoài ra, lĩnh vực cơ khí còn đào tạo một số chuyên ngành hẹp được ứng dụng cho từng lĩnh vực sản xuất và đời sống, bao gồm các ngành: Cơ khí chuyên dùng, Cơ khí hoá chất dầu khí, Cơ khí nông lâm, Cơ khí nông nghiệp, Cơ khí xây dựng, Cơ khí giao thông….

Khoa học vật liệu:

*

Ngành công nghệ vật liệu (ngành công nghệ – kỹ thuật luyện kim) với sự hỗ trợ từ những thành tựu của ngành Công nghệ Hóa học, Vật lý, là một ngành rộng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo các loại vật liệu phục vụ cho tất cả các ngành công nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của tất cả các ngành kỹ thuật như công nghệ cơ khí, công nghệ hóa học, xây dựng, điện tử, giao thông vận tải, kỹ thuật hàng không… đòi hỏi ngành công nghệ vật liệu phải phát triển nhằm đáp ứng, phù hợp với sự phát triển của các ngành công nghiệp trên. Với đặc thù là ngành nghiên cứu về mối quan hệ, ảnh hưởng của thành phần và cấu trúc và công nghệ chế tạo đến tính chất của vật liệu, chúng ta đã được chứng kiến sự lớn mạnh của ngành công nghệ vật liệu qua từng giai đoạn: từ việc chế tạo, ứng dụng các vật liệu sơ khai như đồng, gang, thép…phục vụ chủ yếu cho chế tạo công cụ lao động thô sơ đến việc tách, tinh luyện nâng cao độ tinh khiết và chất lượng của các hệ vật liệu từ các dạng quặng của chúng phục vụ sản xuất máy móc, thiết bị, cho đến việc chế tạo được các hệ vật liệu có khối lượng riêng nhỏ hơn nhưng lại có độ bền tổng hợp lớn hơn, tuổi thọ cao hơn như hợp kim Al-Ti, Al-Mg, vật liệu composite để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành hàng không, vật liệu chịu mài mòn, vật liệu ma sát cho ngành giao thông vận tải, xây dựng, vật liệu bán dẫn, quang điện có cấu trúc nano cho ngành điện, điện tử cho đến vật liệu nhớ hình cho ngành Y sinh…

Theo học chuyên ngành này, học viên được đào tạo kiến thức, kỹ năng chung cho nhóm ngành kỹ thuật, và những kiến thức, kỹ năng cụ thể theo từng chuyên ngành.

Làm việc trong ngành này bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều loại vật liệu mới, công nghệ kỹ thuật hiện đại. Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các Viện khoa học vật liệu ứng dụng, viện luyện kim, viện vật liệu xây dựng, các tập đoàn công nghiệp cơ khí, các công ty gia công kim loại, luyện kim, chế tạo que hàn….

Xem thêm: Cổng Thông Tin Đào Tạo Sau Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh

Có một số chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học vật liệu như:

Chuyên ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại

Chuyên ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại sinh viên trang bị cho học viên kiến thức chung về lĩnh vực khoa học tự nhiên: Đại số và Hình giải tích – Giải tích – Hình họa – Xác suất thống kê – Vật lý – Hóa học – Phương trình vi phân cơ bản – Cơ lý thuyết… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho ngành: Vẽ kỹ thuật – Kỹ thuật điện – Kỹ thuật điện tử – Kỹ thuật nhiệt – Lý thuyết cán kim loại – Lý thuyết biến dạng dẻo – Cơ học ứng dụng… trước khi cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Công nghệ cán hình – Công nghệ cán tấm – Máy và Thiết bị cán kéo – Tự động hóa quá trình sản xuất cán – Công nghệ sản xuất ống – Thiết kế lỗ hình trục cán – Các phương pháp tính lực và công nghệ biến dạng – Thiết kế xưởng – Mô phỏng và Tối ưu hóa trong quá trình biến dạng – Biến dạng tạo hình vật liệu bột… Khi ra trường, sinh viên có khả năng làm việc được tại các nhà máy luyện kim, các nhà máy có hoạt động liên quan đến lĩnh vực kim loại…

Chuyên ngành Vật liệu và Công nghệ đúc

Sinh viên học chuyên ngành Vật liệu và Công nghệ đúc được cung cấp các kiến thức chung dành cho Toán, Lý, Hóa và những kiến thức cơ bản về ngành giống như sinh viên chuyên ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại, ngoài ra còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Đại cương công nghệ vật liệu – Mô hình hóa và Điều khiển quá trình công nghệ – Mô hình hóa và Điều khiển quá trình đúc – Cơ sở lý thuyết đúc – Hợp kim đúc – Gia công nhiệt và Kỹ thuật bề mặt vật đúc – Công nghệ nấu luyện kim – Vật liệu làm khuôn – Công nghệ đúc – Thiết kế công nghệ đúc và CAD/CAM – Cơ khí hóa và Hiện đại hóa sản xuất đúc (Thiết bị đúc) – Lập dự án đầu tư và Xây dựng xưởng đúc – Xử lý số liệu và Quy hoạch thực nghiệm… Khi ra trường, sinh viên có khả năng làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, sản xuất gia công và phân phối các vật liệu luyện kim trong toàn quốc.

Chuyên ngành Luyện kim màu và Luyện kim bột

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Luyện kim màu và Luyện kim bột không chỉ có kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên mà còn được học các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Nhiệt động và Động học luyện kim – Luyện kim đại cương – Hỏa luyện – Thủy luyện – Điện phân – Qúa trình và Thiết bị luyện kim – Công nghệ luyện các kim loại màu quý hiếm – Luyện kim bột – Luyện kim loại hiếm, bán dẫn – Luyện kim loại sạch và siêu sạch – Cơ sở thiết kế nhà máy luyện kim màu – Khoáng vật và Tuyển khoáng – An toàn lao động… Tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng làm việc trong các nhà máy tinh luyện các loại kim loại màu, kim loại bột…

Chuyên ngành Vật liệu và Nhiệt luyện

Chuyên ngành Vật liệu và Nhiệt luyện trang bị cho sinh viên kiến thức chung thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, cùng với các kiến thức cơ bản về ngành giống như sinh viên chuyên ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại đồng thời còn được cung cấp những kiên thức chuyên sâu của chuyên ngành: Chuyển pha trong vật liệu – Lý thuyết điện tử trong vật liệu – Các phương pháp phân tích cấu trúc – Công nghệ nhiệt luyện – Xử lý bề mặt – Thiết bị và Thiết kế xưởng nhiệt luyện – Công nghệ vật liệu tiên tiến – Hợp kim kệ sắt – Kim loại và Hợp kim màu – Vật liệu phi kim loại… Sau khi học xong chuyên ngành này, sinh viên có khả năng ứng dụng các khoa học kỹ thuật về vật liệu và nhiệt luyện vào trong thực tế cuộc sống.

Chuyên ngành Luyện kim đen

Kỹ sư chuyên ngành Luyện kim đen được trang bị những kiến thức chung về Toán, Lý, Hóa, kiến thức cơ bản dành cho ngành tương tự như sinh viên chuyên ngành Cơ học biến dạng và Các kim loại, ngoài ra còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Lý thuyết các quá trình luyện kim – Nguyên liệu luyện kim – Công nghệ luyện gang – Công nghệ luyện lim phi cốc – Công nghệ luyện thép – Công nghệ luyện thép hợp kim và Luyện thép đặc biệt – Công nghẹ luyện ferro – Công nghệ đúc thỏi thép – Công nghệ tinh luyện kim loại – Ăn mòn và Bảo vệ kim loại – Cơ sở thiết kế nhà máy luyện kim – An toàn lao động và Bảo vệ môi trường trong nghệ luyện kim… Khi ra trường sinh viên có khả năng làm việc tại các sở nghiên cứu, sản xuất gia công và phân phối các vật liệu luyện kim trong toàn quốc.

Vật liệu Polyme

Chuyên ngành Vật liệu Polyme nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về Toán, Lý, Hoá: Đại số và hình học giải tích – Vật lý chất rắn – Kỹ thuật điện – Nhiệt động lực học kỹ thuật – Truyền nhiệt thiết bị trao đổi nhiệt – Hoá… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành: Hoá lý Polyme – Vật liệu học – Kỹ thuật sản xuất chất dẻo – Kỹ thuật gia công Polyme… đồng thời còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Vật liệu kim loại – Vật liệu Silicat – Công nghệ chất tạo màng… Ngoài ra sinh viên còn được lựa chọn rất nhiều môn học bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành: Polyme sinh học và Polyme phân huỷ – Phương pháp thiết kế sản phẩm cao su, nhựa – Các phương pháp tính và đánh giá Polyme – cao su biến tính và cao su blend – Gia công Polyme bằng phương pháp ép phun và đùn trục vít – nghiên cứu vi cấu trúc vật liệu – nhiệt động lực học vật liệu – gia công vật liệu – Giản đồ pha và chuyển pha…

Sau khi ra trường sinh viên có khả năng thiết kế, gia công chế tạo, ứng dụng và vận hành dây chuyền sản xuất cho các đơn vị hoạt động liên quan đến ngành công nghệ vật liệu nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất vật liệu Polyme…

Vật liệu màng mỏng

Chuyên ngành công nghệ vật liệu màng mỏng trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về công nghệ và chế tạo vật liệu màng mỏng thông qua nội dung các môn học về cấu trúc, tính chất và ứng dụng của màng mỏng, một số phương pháp chế tạo màng mỏng kim loại, ceramic, polyme và các phương pháp khảo sát cấu trúc, tính chất màng mỏng.

Các ngành thuộc lĩnh vực khoa học vật liệu khác: Công nghệ và Thiết bị gia công chất dẻo

Kỹ thuật Điện lạnh

Điện lạnh là một chuyên ngành kỹ thuật, đào tạo lý thuyết song song với thực hành nhằm giúp người học rèn luyện nâng cao tay nghề. Khác với nhiều ngành nghề khác, ngành điện lạnh được đào tạo ở khá nhiều trình độ: Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và cả các trung tâm dạy nghề.Trong cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta đang được đẩy mạnh, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện đáng kể, do đó kỹ thuật lạnh và điều hoà không khí ngày càng được sự quan tâm của xã hội. Kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí là một ngành không thể thiếu trong đời sống cũng như trong sản xuất công nghiệp. Nó góp phần cải thiện điều kiện sống, điều kiện làm việc của mọi người cũng như đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp.

Ngành Điện lạnh sẽ đào tạo liên ngành Điện lạnh, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật về điện, nhiệt. Sinh viên có khả năng nắm vững các kiến thức cơ bản của kỹ thuật điện, kỹ thuật nhiệt lạnh, điện lạnh công nghiệp, có khả năng tham gia thiết kế, triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống điện lạnh công nghiệp.

Khi học ngành này, học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về toán, vật lý, cơ điện, điện tử, điều khiển nhiệt động, truyền nhiệt, cơ học chất lỏng. Trang bị kiến thức và kĩ năng chuyên môn về lạnh, điều hòa không khí, nhiệt điện, năng lượng mới… Kỹ sư ngành này có thể thiết kế các kho mát, kho lạnh, trạm lạnh, hệ thống thiết bị tăng ẩm, khí lạnh và hệ thống điều hoà không khí; thiết kế các thiết bị sấy, các lò hơi công nghiệp; thiết kế các tuabin hơi – tuabin khí; nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió; nghiên cứu ứng dụng công nghệ nhiệt lạnh

Sinh viên ra trường có thể làm tại các nhà máy công nghịêp nhẹ, công ty cơ điện lạnh, cao ốc văn phòng, công ty kinh doanh thiết bị lạnh, các kho lạnh bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm v.v……

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Kỹ sư điện lạnh có thể về công tác ở các tổ kỹ thuật cơ điện lạnh để đảm bảo công việc vận hành, bảo dưỡng các hệ thống lạnh hệ thống điều hòa không khí của các cơ quan, công sở quan trọng của nhà nước. Cũng không ít kỹ sư, kỹ thuật viên đang thiết kế hệ thống lạnh cho các công trình xây dựng.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công Nghệ Nhiệt Lạnh có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:

Trong các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ như: nhà máy giấy, nhà máy thực phẩm, nhà máy dệt, nhà máy đông lạnh, nhà máy đường, xí nghiệp sản xuất nhựa, xí nghiệp dược phẩm, các công ty cơ điện lạnh, các nhà máy nhiệt điện, các cao ốc văn phòng, nhà hàng, khách sạn lớn, các siêu thị, cảng, sân bay, các công ty kinh doanh thiết bị lạnh. Bên cạnh những nơi được nêu ra ở trên, sinh viên tốt nghiệp ngành Nhiệt Lạnh còn có thể làm việc ở các công ty nước ngoài, các công ty tư vấn thiết kế và nhiều lĩnh vực khác có liên quan đến ngành này.

Xây dựng:

*

Xây dựng là một lĩnh vực khoa học kỹ thuật ứng dụng, nghiên cứu thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình xây dựng phục vụ cộng đồng, xã hội: từ các công trình công cộng, các dự án có quy mô lớn, nhỏ hay đến những căn hộ, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình. Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bộ mặt xã hội được thể hiện một phần qua những công trình xây dựng: Từ các công trình công cộng thể hiện mỹ quan, bản sắc văn hóa dân tộc, đến những công trình mang tầm quốc gia, thể hiện sự lớn mạnh của đất nước như các công trình về thủy điện, năng lượng, giao thông…

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Với mục tiêu tạo ra những công trình xây dựng cho xã hội, người làm trong lĩnh vực xây dựng chịu trách nhiệm nghiên cứu, điều tra đánh giá tác động của công trình tới xã hội và ngược lại, từ đó lập kế hoạch thiết kế và thi công công trình thông qua các công việc cụ thể như:

– Nghiên cứu, điều tra, đánh giá các công trình xây dựng;

– Lập kế hoạch và thiết kế những hạng mục cho công trình xây dựng như đường đi, hệ thống thoát nước tại địa điểm xây dựng;

– Đảm bảo các cơ sở pháp lý của dự án thông qua xét duyệt của các ban ngành chức năng;

– Lập ban dự toán và các văn bản hợp đồng cần thiết cho việc xây dựng;

– Quản lý giám sát công trình xây dựng để đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra theo đúng bản vẽ đã được duyệt và hợp đồng giữa các bên;

– Đảm bảo công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu chất lượng theo qui định;

– Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả…giữa nhà thầu và khách hàng.

Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại: Viện khoa học công nghệ xây dựng, Viện kinh tế xây dựng, trung tâm tư vấn thiết kế xây dựng, trung tâm kiểm định an toàn xây dựng, các phòng quản lý kỹ thuật, quản lý các dự án công trình giao thông, các trung tâm đầu tư, kinh doanh bất động sản, các cục, vụ khảo sát thiết kế xây dựng, cục quản lý xây dựng công trình, các công ty, trung tâm thiết kế thi công công trình….

Một số ngành đào tạo trong lĩnh vực xây dựng:

Công nghệ Kĩ thuật xây dựng

Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng có chuyên ngành là xây dựng dân dụng và công nghiệp, được đào tạo trang bị cho học viên kiến thức cơ sở thuộc khối khoa học tự nhiên cùng kiến thức, kỹ năng hoàn thành các công việc khảo sát, lập dự án xây dựng, đánh giá tác động của môi trường và quản lý kinh tế xây dựng, có khả năng đảm đương công việc của kỹ sư thiết kế và kỹ sư thi công, cán bộ quản lý trong các tổ chức, doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp xây dựng dân dụng, công nghiệp giao thông vận tải nói riêng.

Kỹ sư sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng có thể đảm nhiệm công tác tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công các công trình dân dụng (nhà, cao ốc…), các công trình công nghiệp (nhà xưởng, nhà máy thủy điện…), xây dựng và nghiên cứu các khu đô thị, khu công nghiệp, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các đơn vị tư vấn thiết kế, các doanh nghiệp xây dựng (các công ty trong nước, các tổ chức liên doanh và hãng nước ngoài), các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước…

Xây dựng công trình

Chuyên ngành xây dựng công trình cung cấp cho sinh viên ngoài các kiến thức chung dành cho sinh viên khối khoa học tự nhiên như: Giải tích – Xác suất thống kê – Vật lý – Hoá học… kiến thức cơ bản về xây dựng và xây dựng cầu đường: Thiết kế đường ô tô – Công trình thuỷ – Địa chất công trình… và những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Thi công và khai thác cầu – Xây dựng đường – Thi công đường… ngoài ra sinh viên cũng sẽ được học một số môn học theo tín chỉ nhằm bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành như: Kết cấu tháp trụ – tin học trong quản lý…

Khi ra trường, sinh viên có khả năng xây dựng các tuyến đường ô tô thông dụng, các trục đường cao tốc, quy hoạch các mạng lưới đường, các công trình thoát nước, cầu cống, có khả năng tham gia nghiên cứu và giải quyết các vấn đề có liên quan. Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại các viện khoa học xây dựng, các công ty xây dựng…

Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp có các kiến thức chung về Toán, Lý, Hoá và các môn khoa học tự nhiên khác, kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành: Kỹ thuật điện – Vật liệu xây dựng – kết cấu bê tông – Nền móng…. Cùng với khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Kỹ thuật thi công – Kết cấu thép – Công trình giao thông – Công trình trên đất yếu – Đàn hồi ứng dụng và phát triển hạ tầng… Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được cung cấp thêm một số môn học theo tín chỉ để bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành: Bê tông cốt thép ứng lực trước – Kết cấu tháp trụ – Nhà nhiều tầng – Tin học trong quản lý…

Tốt nghiệp chuyên ngành này sinh viên có khả năng thiết kế, tính toán hạng mục công trình, giám sát thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp nói riêng và các công trình xây dựng nói chung. Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các viện khoa học công nghệ xây dựng, các công ty, tập đoàn xây dựng….

Máy xây dựng

Sinh viên chuyên ngành Máy xây dựng được học ngoài những kiến thức chung dành cho khối Khoa học tự nhiên: Giải tích – Đại số, Hình giải tích – Xác suất thống kê – Vật lý – Nhập môn Quản trị học – Tâm lý học.. là các kiến thức cơ bản về ngành: Vật liệu cơ khí – Nguyên lý máy – Vẽ kỹ thuật cơ khí – Chi tiết máy – Dung sai lắp ghép – Cơ sở thiết kế máy xây dựng – Công nghệ gia công kim loại – Máy nâng chuyển – Điều khiển tự động… không những thế sinh viên còn được trang bị khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Máy làm đất – Trang bị điện – Truyền động thủy khí – Kết cấu thép máy xây dựng – Khai thác máy xây dựng – Nghiên cứu thí nghiệm máy xây dựng – An toàn lao động – Máy và Thiết bị làm đất – Máy sản xuất vật liệu xây dựng – Kỹ thuật thi công xây dựng – Công nghệ vật liệu xây dựng…

Khi ra trường sinh viên chuyên ngành có thể vận hành, sửa chữa, thiết kế các loại máy dùng trong ngành xây dựng. Và có thể làm việc tại các viện nghiên cứu cơ khí, viện nghiên cứu và phát triển cơ khí xây dựng, các công ty cơ giới và xây lắp, công ty cơ khí xây dựng…..

Xem thêm: Công Tác Nghiên Cứu Khoa Học Trong Trường Đại Học Ở Các Trường Đại Học Hiện Nay

Vật liệu và Cấu kiện xây dựng

Ngành vật liệu và cấu kiện xây dựng trang bị cho sinh viên không chỉ có kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên như: Giải tích – Đại số và Hình giải tích – Xác suất thống kê – Hình họa – Vật lý – Cơ học – Hóa học… mà còn có những kiến thức cơ bản dành cho ngành là: Vật liệu polyme – Hóa học các vật liệu vô cơ – Công nghệ hóa học – Kiên trúc dân dụng và công nghiệp – Điện tử công nghiệp – Vật lý kiến trúc… đồng thời sinh viên còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Hóa silicat – Bê tông cốt thép – Kinh tế Công nghệ vật liệu xây dựng – An toàn lao động – Máy sản xuất vật liệu xây dựng – Vật liệu cách nhiệt – Công nghệ gốm xây dựng – Thủy tinh xây dựng – Công nghệ chất kết dính vô cơ…

Dây truyền sản xuất gạch ngói xây dựng

Sau khi học xong kỹ sư chuyên ngành có khả năng thiết kế công nghệ sản xuất, vận hành dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng như bê tông, gốm, xi măng; nghiên cứu vật liệu mới; biết lựa chọn và sử dụng vật liệu một cách thích hợp và hiệu quả, biết kiểm định và thí nghiệm vật liệu xây dựng trong công trình. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các viện khoa khọc vật liệu, vật liệu ứng dụng, viện nghiên cứu vật liệu xây dựng, các tập đoàn côn gnghiệp cơ khí, xi măng, công nghiệp và vật liệu xây dựng các sở công nghiệp, khoa học và công nghệ….

Giao thông – vận tải:

 

function pinIt() { var e = document.createElement('script'); e.setAttribute('type','text/javascript'); e.setAttribute('charset','UTF-8'); e.setAttribute('src','https://assets.pinterest.com/js/pinmarklet.js?r='+Math.random()*99999999); document.body.appendChild(e); }

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *