Trẻ con đến một độ tuổi hoặc giai đoạn nào đó sẽ trở nên bướng bỉnh, thậm chí là mè nheo hơn rất nhiều. Trên hành trình chăm sóc và nuôi dạy con khôn lớn, phương pháp dạy con kỷ luật không nước mắt giúp con yêu của bạn ngoan ngoãn và phát triển toàn diện hơn. Vậy, phương pháp này là gì? hãy cùng thietbihopkhoi.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đang xem: Khóa học kỷ luật không nước mắt

Phương pháp dạy con kỷ luật không nước mắt là gì?

Kỷ luật không nước mắt là một phương pháp dạy con mà không cần dùng đến bạo lực hoặc những lời la mắng nặng lời. Đây là phương pháp bao gồm các quy tắc rõ ràng về thưởng, phạt, nghệ thuật khen hoặc chê, cùng những quy tắc ứng xử giữa cha mẹ và con cái…

Có thể nói, phương pháp này như một lối thoát cho các bậc phụ huynh về cách dạy con theo lối mòn. Bên cạnh đó, cách thực hiện khá đơn giản nên các bậc phụ huynh có thể áp dụng thường xuyên để nói không với bạo lực trong cách dạy con.

*

Kỷ luật không nước mắt là cách dạy con không dùng bạo lực

Đây là một phương pháp giáo dục con cái bao gồm việc không bạo lực về thể xác cũng như tinh thần của trẻ. Tuy nhiên, không có nghĩa là cha mẹ phải chiều chuộng trẻ mà là rèn luyện các tính cách của con trong giới hạn và sự kiên trì bền bỉ.

Trong cơ thể con người có một loại hoocmon có tên là cortisol, được tiết ra mỗi lần trẻ sợ hãi, thiếu tự tin nếu cha mẹ thường xuyên ép buộc trẻ làm theo ý muốn của mình. Đây là loại hooc môn khiến trẻ phát triển chậm, não thường kém thông minh hơn so với những đứa trẻ khác. 

Các cách dạy con kỷ luật không cần đòn roi

Phạt trẻ một cách khoa học

Mỗi lần con phạm lỗi, cha mẹ cần phải bình tĩnh, không được đánh mắng con, vì điều này sẽ khiến trẻ có những suy nghĩ tiêu cực. Điều cha mẹ cần làm là phải phân tích, giải thích để trẻ nhận ra đúng, sai, từ đó điều chỉnh hành vi mà không cần nhận sự trừng phạt.

Cách ly con tạm thời

Trong trường hợp trẻ đã nhận được lời cảnh cáo khi phạm lỗi mà vẫn không sửa lỗi, cha mẹ hãy đưa trẻ đến một nơi khác vài phút. Sau đó, hãy đưa trẻ quay lại vị trí ban đầu, đồng thời giải thích cho con hiểu về việc làm sai trái của mình.

Lắng nghe con

Một trong những phương pháp kỷ luật không nước mắt mà cha mẹ cần phải lưu ý chính là lắng nghe con. Hãy dành thời gian lắng nghe những chia sẻ về cảm giác của con và không nên để những chuyện tiêu cực làm gián đoạn đến khoảng thời gian quan trọng này. Sau khi lắng nghe, cha mẹ cần đưa ra lời khuyên hữu ích cho những chia sẻ của trẻ.

*

Cha mẹ cần dành thời gian để lắng nghe những chia sẻ của con

Nghệ thuật khen, chê đúng lúc

Đừng tiết kiệm lời khen, hãy dành cho con thật nhiều lời khen khi con làm được việc tốt. Đồng thời, cha mẹ có thể kèm theo lời khen là những cái ôm và dùng những lời nói tán thưởng thực tế để giúp trẻ tiếp tục làm những việc tốt. 

Tuy nhiên, cha mẹ không nên đánh giá con cao hơn so với bạn bè vì điều này sẽ khiến con nghĩ mình giỏi, tự cao tự đại và coi thường người khác. Ngoài ra, cũng không nên dạy trẻ theo cách so sánh con nhà người ta để con không tự ái và tổn thương. Khi bị đem ra so sánh trẻ sẽ nghĩ mình kém cỏi, nản lòng và tự ti. Mẹ có thể hiểu rõ hơn về thái độ, hành vi từ đó đưa ra giải pháp giáo dục phù hợp để trẻ phát triển toàn diện về nhân cách cũng như tư duy.

Dạy con tính tự giác

Nếu muốn dạy trẻ tính tự giác, phụ huynh cần phải sử dụng phương pháp phù hợp, để trẻ có thể hình dung một cách đơn giản nhất. Cha mẹ nên áp dụng những trò chơi vui vẻ lồng ghép vào các hoạt động thường ngày. Từ đó, trẻ có thể nhìn nhận và hành động một cách nghiêm túc. 

Ngoài ra, cha mẹ có thể nhờ bé làm các công việc nhà đơn giản, vừa làm vừa hướng dẫn con. Bên cạnh đó, phụ huynh cần kiên nhẫn trong việc dạy trẻ. Những hành động này cần được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và không nên thay đổi nhiều để trẻ hình thành thói quen tự giác.

Xem thêm: Khoa Luật Đại Học Mở Tp Hcm

Dành thời gian cho con tự suy xét

Mỗi khi con có cách cư xử không tốt, thay vì la mắng con thì hãy cho con một khoảng thời gian, để con tự suy nghĩ về hành vi của mình trong một nơi riêng tư, không bị phân tâm.

*

Mỗi khi con cư xử không đúng hãy cho con một khoảng thời gian để suy nghĩ

Trong trường hợp cả cha mẹ và con đều đã tham gia vào cuộc cãi vã thì cha mẹ và con cùng tự dành cho mình thời gian để suy nghĩ. Kỷ luật không nước mắt bằng cách này sẽ giúp trẻ nhận ra rằng, ngay cả khi cha mẹ phạm lỗi thì cũng không nên bào chữa cho việc làm sai trái bằng những lý lẽ không thuyết phục.

Làm ngơ

Nếu như con đang la hét hoặc nhè nheo về một thứ gì đó, cha mẹ cần làm ngơ trước những đòi hỏi quá đáng của con. Đồng thời, hãy nói với con rằng, cha mẹ chỉ nghe con nói chuyện khi con đủ bình tĩnh.

Trong trường hợp trẻ vẫn chưa đủ khả năng ngôn ngữ để diễn tả những điều mình nghĩ, cha mẹ nên khuyến khích trẻ dùng ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt điều mà bé muốn. Bên cạnh đó, cha mẹ cần đưa ra cho con những lựa chọn như: điều con muốn là xem phim hoạt hình hay con muốn dùng nghịch điện thoại… Sau đó, hãy giải thích cho con bằng cách hướng sự tập trung của con vào một việc khác.

Gợi ý một số phương pháp giáo dục con hiệu quả

– Khi bản thân bé tự làm được một số việc tốt mà trước đây chưa từng làm, bạn đừng quên khen ngợi con mỗi ngày. Khen ngợi các hành vi tích cực của bé sẽ giúp bé cảm thấy mình được quan tâm và sẽ cố gắng thực hiện nhiều hành động tốt tương tự như vậy. 

– Với những biện pháp kỷ luật được áp dụng với trẻ, các mẹ phải thật sự kiên trì để bé có thể thay đổi thật sự theo một hướng tích cực hơn.

– Thay vì suốt ngày la mắng, hò hét con nhưng con vẫn không chịu hợp tác. Bạn cần áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn để bé nhận ra được những thay đổi trong cách giáo dục của bố mẹ. Chỉ cần kiên trì 2-3 lần như vây, bé sẽ hợp tác hơn trong những lần tiếp theo.

– Đến mỗi một độ tuổi, giai đoạn nhất định nào đó, bé đột nhiên thay đổi cả về tính cách và cảm xúc. Chấp nhận sự thay đổi về hành vi phù hợp theo lứa tuổi cũng là cách để bố mẹ chọn ra một phương pháp giáo dục con hợp lý theo mỗi giai đoạn khác nhau. 

– Bố mẹ đừng quên tặng cho con một món quá ý nghĩa mà con từng ao ước có được khi con làm được những việc ý nghĩa bố mẹ nhé. 

– Nên cho trẻ học toán Soroban từ sớm để giúp trẻ sở hữu não bộ thiên tài

Để giúp con chăm ngoan, khỏe mạnh, thành thạo ngoại ngữ và làm chủ kỹ năng sống thì bạn có thể tham khảo khóa học “Bí quyết nuôi dạy con ngoan, khoẻ và thông tuệ” của giảng viên Đào Duy Văn trên thietbihopkhoi.com.

Xem thêm: Xếp Hạng Top 10 Những Căn Nhà Đẹp Nhất Thế Giới, 11 Ngôi Nhà Sang Trọng, Đẹp Nhất Trên Thế Giới

Khóa học “Bí quyết nuôi dạy con ngoan, khoẻ và thông tuệ”

Khóa học học theo hình thức online giúp bạn đạt hiểu biết sâu hơn và làm chủ nghệ thuật sống và bạn cũng sẽ làm có thể giúp đỡ anh, chị, em, con, cháu làm chủ kỹ năng, ngoại ngữ và học tập mà không gian nan. Thậm chí, bạn còn lý giải được cũng như làm chủ được giao tiếp để đánh giá, tìm lỗi của con trẻ.

Như vậy, thietbihopkhoi.com đã chia sẻ những cách kỷ luật không nước mắt vô cùng hiệu quả dành cho các bậc phụ huynh. Nuôi dạy con là một quá trình dài, đòi hỏi cha mẹ phải thật sự kiên nhẫn và có phương pháp giáo dục phù hợp để trẻ không có những phản ứng tiêu cực, đồng thời trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ. 

Ngoài ra các bậc phụ huynh đừng bỏ lỡ cơ hội tham khảo khoá học Siêu trí nhớ – Dạy con siêu trí nhớ cùng kỷ lục gia đến từ chuyên gia Nguyễn Phùng Phong để giúp trẻ phát triển toàn diện não bộ và sở hữu trí nhớ siêu phàm xây dựng tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn ngay từ hôm nay. Hãy để trẻ được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *