(QBĐT) – Thời gian gần đây, ngành nông nghiệp huyện Bố Trạch có sự phát triển khá toàn diện và đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, với năng suất và chất lượng ngày càng cao, bảo đảm an ninh lương thực và giảm nghèo bền vững… Trong đó, việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KHCN) vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) được Bố Trạch chú trọng.

Đang xem: Khoa học công nghệ trong nông nghiệp


Tính từ năm 2016 đến 2020, Bố Trạch đã ứng dụng, thực hiện 10 mô hình sản xuất nông nghiệp, 34 dự án ứng dụng kỹ thuật, KHCN vào sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp; 94 sáng kiến, giải pháp trong các lĩnh vực được khen thưởng và ứng dụng trong thực tiễn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, cho biết: Xác định KHCN là vấn đề then chốt trong chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện, Bố Trạch đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích việc ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, huyện chú trọng khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC.

*

Ngô sinh khối là một trong những mô hình trồng trọt trên địa bàn huyện Bố Trạch ứng dụng KHCN mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Do vậy, các mô hình sản xuất, nuôi trồng ứng dụng KHCN có năng suất, chất lượng cao, sản phẩm hữu cơ… ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả rõ nét. Nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình mới.
Trang trại chăn nuôi lợn áp dụng CNC của anh Hồ Thanh Hải ở xã Sơn Lộc là mô hình ứng dựng KHCN đem lại hiệu quả thiết thực, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở huyện Bố Trạch. Trên diện tích 10ha đất, gia đình anh Hải đã đầu tư ban đầu trên 4 tỷ đồng xây dựng hệ thống chuồng trại theo thiết kế đạt chuẩn của Công ty CP Việt Nam đặt ra, gồm 4 dãy chuồng, 28 ô chuồng, có hệ thống làm mát, hệ thống máng uống tự động, máng ăn bán tự động và bảo đảm vệ sinh môi trường, chăn nuôi quy mô 2.000 lợn thịt.
Để chăm sóc đàn lợn thịt phát triển ổn định, anh Hải đã áp dụng các tiến bộ KHCN từ việc cân đối nhiệt độ làm mát tại chuồng trại, thời gian cho lợn ăn, uống, thăm khám định kỳ cho đến công tác bảo đảm vệ sinh sạch sẽ… Đặc biệt, anh còn đầu tư trên 200 triệu đồng để xây dựng hệ thống xử lý chất thải bằng công nghệ biogas tiên tiến, xây hố ga phủ bạt 2.000m3, trồng 5ha cỏ VA06 trong khuôn viên trang trại, xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh môi trường.
Đến nay, trang trại chăn nuôi của anh Hải đi vào hoạt động ổn định. Từ năm 2016 đến nay, bình quân mỗi năm anh Hải xuất bán 2 lứa lợn thịt; tổng trị giá thu vào là 1,4 tỷ đồng/năm. Từ mô hình này, anh Hồ Thanh Hải giải quyết việc làm thường xuyên cho 7 lao động, với mức lương 7,2 triệu đồng/người/tháng. Sau khi trừ chi phí điện, nước, khấu hao chuồng trại và lương cho công nhân, mỗi năm, gia đình anh Hải thu được 800 triệu đồng tiền lãi. Như vậy, trong vòng 5 năm, gia đình anh sẽ thu hồi được vốn đầu tư ban đầu.
Về trồng trọt, trồng ngô sinh khối trên 10ha đất bỏ trống vụ hè-thu của ông Từ Ngọc Chung (thôn 4, xã Trung Trạch) là mô hình cho hiệu quả khá cao. Ông Chung đã kết hợp với 2 hộ dân mạnh dạn đầu tư trên 150 triệu đồng vào việc cải tạo đất, giống, gieo hạt, phân bón và các loại máy móc phục vụ sản xuất ngô sinh khối trong vụ hè-thu 2020 vừa qua.
Tuy lần đầu ông quyết định thử nghiệm sản xuất ngô sinh khối trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng kết quả thu được nhiều hơn sự mong đợi. Ông Chung phấn khởi cho hay: “Chúng tôi sử dụng hoàn toàn bằng máy móc, từ việc gieo hạt; mỗi ha chỉ gieo trong 1 ngày; cho đến thu hoạch cũng sử dụng máy…
Tuy chi phí ban đầu có cao hơn thủ công nhưng về lâu dài sẽ có lợi hơn rất nhiều. Ở vụ đầu tiên này, do thời tiết không thuận lắm nên cây sinh khối yếu, bắp non ít phát triển, năng suất chỉ đạt khoảng 25-30 tấn/ha. Đặc điểm cây ngô sinh khối kháng sâu bệnh nên cũng dễ chăm sóc hơn. Vì lần đầu thử nghiệm, lãi không nhiều, nhưng khẳng định được rằng cây ngô sinh khối phù hợp với đồng đất khô hạn của Trung Trạch. Từ thành công vụ này, chúng tôi muốn mở rộng để bà con trên địa bàn mạnh dạn sản xuất, nâng cao thêm mức thu nhập, đồng thời tránh để nhiều diện tích đất bỏ hoang”.
“Qua hiệu quả các mô hình cho thấy, việc ứng dụng, chuyển giao KHCN vào sản xuất nông nghiệp khẳng định được ưu thế vượt trội và yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng và giá trị của sản phẩm. Vì vậy, Bố Trạch tiếp tục chú trọng đầu tư thực hiện trong thời gian tiếp theo nhằm nâng cao thu nhập bền vững cho người dân trên địa bàn huyện.”, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định.
H. Tr
,
Ý kiến của bạn (Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.)
Họ và tên:
Ý kiến phản hồi 5 Ý kiến/trang 10 Ý kiến/trang 20 Ý kiến/trang Mới nhất trước Cũ nhất trước
.
Tin đọc nhiều
.

Xem thêm: Khoa Y Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Khoa Y Đh Quốc Gia Tp

*

.
Truyền hình
Đừng chủ quan trên những chuyến đò ngang

*

.

*

Hướng đi bền vững của các HTX
.

*

Đoạn đường “đau khổ”…
.

*

Trồng sen trên đất ruộng
.
Phóng sự-Ký sự Hướng đi bền vững của các HTX
.
Thời sự Chủ động phòng, chống dịch Covid-19 tại doanh nghiệp
.
Video tâm điểm Đừng chủ quan trên những chuyến đò ngang
.
Phim tài liệu Quảng Bình thức dậy những dòng sông
.
Vấn đề & Đối thoại “4 tại chỗ” – bài học từ “đại hồng thủy” tháng 10-2020
.
Giải trí Các nghệ sỹ nổi tiếng hát để cổ vũ tinh thần Việt Nam chống đại dịch
.

Xem thêm: Xem Ngày Dọn Về Nhà Mới Theo Tuổi Năm 2021, Xem Ngày Nhập Trạch

Đọc thêm
.

Giấy phép số 1419/GP-BTTTT cấp ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng biên tập: Đinh Tùng Lâm

Phó tổng biên tập: Cao Trường Sơn – Trần Thị Hồng Hiếu

Địa chỉ tòa soạn: Đường Trần Quang Khải, TP Đồng Hới, Quảng Bình

gmail.com

Ghi rõ nguồn “Báo Quảng Bình” khi phát hành lại thông tin từ website này

Các trang ngoài sẽ được mở ra từ cửa sổ mới. Báo Quảng Bình không chịu trách nhiệm về nội dung các trang ngoài

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *