*

*

Giới thiệu Tin tức Thủ tục hành chính Thống kê KH&CN Thư viện KH&CN VinaREN
Trang chủ >> Tin tức – Sự kiện >> Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

*

Những điểm mới trong chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới của Nhật Bản

*
*

Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐM) ở Nhật Bản đã có những thay đổi đáng kể trong thời gian gần đây, tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu công, KHCN&ĐM trong doanh nghiệp, Chuyển giao và thương mại hóa công nghệ, Các cụm và chuyên môn hóa thông minh.

Đang xem: Khoa học công nghệ nhật bản

Các trường đại học và viện nghiên cứu công: Ở Nhật Bản, mặc dù chi cho nghiên cứu và phát triển (NC&PT) công ở mức khiêm tốn, nhưng cường độ GERD lại cao. NC&PT ứng dụng và phát triển thực nghiệm chiếm 50% chi NC&PT công và nghiên cứu cơ bản khoảng 30%. Về số lượng các trường đại học có vị thế toàn cầu và công bố có ảnh hưởng lớn, Nhật Bản thấp hơn mức trung bình của OECD. Kế hoạch cơ bản KH&CN lần thứ 4 nhằm mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản đẳng cấp thế giới và nhấn mạnh đến việc phát triển và sử dụng chung các cơ sở nghiên cứu tiên tiến cũng như hạ tầng dữ liệu mở và khoa học mở. Các hướng dẫn đánh giá NC&PT quốc gia do Chính phủ cấp kinh phí được sửa đổi năm 2012 để tăng cường sử dụng các kết quả đánh giá trong việc đưa ra quyết định đối với các chương trình NC&PT. Các cơ quan thực hiện cũng hy vọng sẽ công khai các kết quả đánh giá.

KHCN&ĐM trong doanh nghiệp: Khu vực doanh nghiệp của Nhật Bản có cường độ NC&PT thuộc hàng cao nhất thế giới (2,57% GDP năm 2012). Hệ thống KHCN&ĐM của nước này có nhóm công ty lớn là các nhà đầu tư NC&PT mạnh nhất thế giới. Đầu tư doanh nghiệp cho NC&PT công nghệ cao và trung bình (dược phẩm, thiết bị truyền thông và ôtô) đã đưa Nhật Bản dẫn đầu thế giới về công nghệ. Thành tích KHCN&ĐM phi công nghệ được đo bằng các thương hiệu vẫn khiêm tốn. Hỗ trợ công cho khu vực doanh nghiệp hạn chế vì các doanh nghiệp tự lo 98% kinh phí cho hoạt động NC&PT của họ. Tín dụng thuế NC&PT là công cụ cấp kinh phí công chủ đạo.

Chuyển giao và thương mại hóa công nghệ: Ở Nhật Bản, hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp lớn dựa vào nghiên cứu công theo hợp đồng và hợp tác trên nền tảng khoa học ít hơn là đổi mới trong toàn bộ loại hình doanh nghiệp. Kết quả là, các nhà nghiên cứu luân chuyển trong khu vực tư nhân nhiều hơn giữa khu vực công nghiệp và học viện. Liên minh liên kết khu vực công – tư được thành lập năm 2014 để khuyến khích sự luân chuyển liên khu vực của các nhà nghiên cứu. Thương mại hóa nghiên cứu khoa học là một ưu tiên của chính sách KHCN&ĐM Nhật Bản trong những thập kỷ gần đây với một số giải pháp được áp dụng từ giữa những năm 1990. Thông qua các trung tâm đổi mới, Chính phủ hỗ trợ các dự án NC&PT có tầm nhìn xã hội trong thập kỷ tới. Nếu như chuyển giao công nghệ thông qua hợp tác giữa ngành công nghiệp và khoa học vẫn còn yếu, thì các trường đại học và viện nghiên cứu công lại tích cực trong việc đăng ký sáng chế. Năm 2012, Nhật Bản đã xây dựng chương trình thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp nghiên cứu và công nghệ tiên tiến (START) với 191 triệu USD (20 tỷ JPY). START kết hợp kinh phí của Chính phủ với khu vực tư nhân để hỗ trợ ra mắt các doanh nghiệp khởi nghiệm của trường đại học và tạo đòn bẩy cấp kinh phí bổ sung cho nghiên cứu công.

Xem thêm: Khoa Ngoại Ngữ Đại Học Thái Nguyên ) Năm 2021, Trường Ngoại Ngữ

Các cụm và chuyên môn hóa thông minh: Chiến lược KHCN&ĐM toàn diện và Chiến lược khôi phục Nhật Bản thúc đẩy sự phục hồi của vùng bằng cách tận dụng tài nguyên sẵn có, phát triển hạ tầng đổi mới đặc biệt chuyển giao giữa các trường đại học và ngành công nghiệp, cũng như trao quyền tự chủ cao hơn trong quản lý các dự án vùng. Cấp kinh phí dựa vào các sáng kiến cụm ưu tiên, Nhật Bản đã thông qua Kế hoạch cụm công nghiệp mới năm 2014 với các sáng kiến toàn diện để khôi phục ngành Công nghiệp Nhật Bản.

Toàn cầu hóa: Nhật Bản vẫn liên kết lỏng lẻo với các mạng lưới hợp tác KH&CN quốc tế và thu hút ít đầu tư NC&PT quốc tế cho doanh nghiệp. Đạo luật Xúc tiến của Nhật Bản đã giảm thuế doanh nghiệp, giảm thời gian thẩm tra sáng chế, giảm lệ phí sáng chế và thời gian thẩm tra giấy phép cư trú ngắn hơn để khuyến khích thành lập các trung tâm và trụ sở NC&PT của nước ngoài ở Nhật Bản.

Xem thêm: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Y Học Cấp Cơ Sở, Đề Tài Khoa Học

Kỹ năng ĐM: Nhật Bản có nền tảng kỹ năng phù hợp với số lượng lớn người có trình độ đại học và điểm số cao về đánh giá quốc tế đối với người trưởng thành về khả năng giải quyết vấn đề khoa học và của sinh viên về khoa học. Tuy nhiên, rất ít người có trình độ tiến sỹ khoa học và kỹ thuật do sự tham gia của thanh niên (đặc biệt là nữ) vào các chương trình tiến sỹ còn thấp và thiếu sự quan tâm của thanh niên dành cho các nghiên cứu KH&CN. Do đó, Nhật Bản đã tìm cách nâng cao tính hấp dẫn của nghề nghiên cứu và xây dựng văn hóa khoa học trên diện rộng. Kế hoạch cơ bản về KH&CN lần thứ 4 nhằm tăng cường hỗ trợ cho các học viên theo học tiến sỹ, cải thiện con đường sự nghiệp của các nhà nghiên cứu và thúc đẩy sự tham gia tích cực của các nhà nghiên cứu nữ. Ngoài ra, còn nhằm thu hút sự quan tâm và nâng cao nhận thức khoa học trong thanh niên và xã hội bằng cách đẩy mạnh các hoạt động truyền thông KH&CN của các nhà nghiên cứu, nhiều hoạt động liên quan đến KH&CN tại các bảo tàng.

NASATI (Theo OECD)

khoa học, công nghệ, sáng tạo, thay đổi, đáng kể, thời gian, gần đây, tập trung, lĩnh vực, nghiên cứu, doanh nghiệp, thương mại

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *