Khám phá khoa học là một trong những hoạt động giúp phát triển tư duy và năng lực của trẻ. Ở trường mẫu giáo Măng Non, các bé không chỉ được học hỏi những kiến thức khoa học qua hình ảnh, lời kể mà còn được trực tiếp trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những gì bé quan tâm, muốn tìm hiểu…

Đang xem: Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Là Gì

Ở lứa tuổi màm non, trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc tiếp xúc và nhận thức thế giới xung quanh. Vì vậy, nếu tạo cho trẻ môi trường tốt, giúp trẻ tiếp cận tối đa với những kiến thức phù hợp với lứa tuổi thì sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ một cách hiệu quả nhất. Khám phá khoa học có lẽ là một trong số ít những hoạt động đáp ứng nhu cầu trẻ học về những điều xung quanh bé. Trẻ em luôn phấn khích với khoa học, khi trẻ thực hiện những dự án khoa học, trẻ luôn bận rộn với việc tìm hiểu những điều thú vị. Trẻ sẽ nói cho cô về những dự đoán, cái mà chúng quan sát được và liên tục đưa ra những câu hỏi. Đó là lúc tư duy của trẻ được mở rộng, kích thích được não bộ tự suy nghĩ.

Xem thêm: Đơn Xin Đăng Kí Tín Chỉ Đại Học Khoa Học Huế Qua Các Năm, Hệ Thống Đăng Ký Học

Hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa học đối với sự phát triển của trẻ, các cô giáo trường mẫu giáo Măng Non đã luôn tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với các hiện tượng, thí nghiệm thực tế cho trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện. Khi trẻ được tự do thực hiện những hoạt động khoa học, cô có thể quan sát trẻ khám phá, nhìn được cái mà trẻ đã học. Không có gì tuyệt vời hơn việc trẻ có thể phát triển được tất cả các giác quan và trí tuệ thông qua việc trẻ tự trải nghiệm và những thứ chúng làm ra. Các hoạt động khám phá khoa học tại trường mẫu giáo Măng Non được sử dụng trong nhiều hoạt động khác nhau trong và ngoài lớp học như: hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động chiều, ở trong lớp học, ngoài hiên, ở góc thiên nhiên hoặc ở ngoài sân trường. Việc lựa chọn hoạt động khám phá khoa học nào, tổ chức vào thời gian nào, ở đâu tùy thuộc nội dung chủ đề, mục tiêu giáo dục mà giáo viên đặt ra phù hợp với điều kiện thực tế của lớp. 

*

Hoạt động học: bé trải nghiệm tạo chất kết dính từ cát

*

 

*

Trẻ rất thích thú khi tự tay tạo ra sản phẩm

*

Các giờ học khám phá khoa học đều tạo sự hứng thú cho trẻ

Các giờ học khám phá khoa học tại trường đều đem lại cho trẻ không chỉ là những kiến thúc thông thường mà còn giúp trẻ khám phá cuộc sống xung quanh hằng ngày; trẻ được xem, được học, được chơi và quan trọng là trẻ được tự mình trải nghiệm. Chính những điều này, đã mang đến sự hấp dẫn riêng từ khoa học. Mọi kiến thức sẽ trở lên dễ dàng và thú vị với trẻ bởi những màu sắc sinh động từ những bức tranh, những video với các bạn nhỏ dẫn dắt trẻ về các sự vật rằng tại sao lại như vậy? Tại sao lại thế? Thông qua các giờ học khám phá khoa học này, bé sẽ được tự tìm hiểu, tự trải nghiệm khám phá, tự tìm ra những mối liên hệ đơn giản mà khoa học giữa các sự vật hiện tượng, tự đưa ra kết luận cũng như cách giải quyết vấn đề cho chính mình.

Xem thêm: Cách Viết Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học Đúng Chuẩn, Cấu Trúc Một Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

Bên cạnh các giờ học, thí nghiệm khoa học vui là cách tốt nhất cho trẻ tiếp xúc với thực tế thật nhiều để trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh

*

Chúng tớ đang thực hành làm máy ATM

*

*

Bé làm thí nghiệm với bong bóng xà phòng 

*

Sao quả trứng này lại nổi được nhỉ?

*

Ô…nó chìm rồi kìa!

*

Các bé đang háo hức để được thực hành thí nghiệm với các chất lỏng

*

Hãy xem các bông hoa chuyển màu thế nào các bạn nhé

*

Miếng táo bỏ vào nước muối thì sao các bạn nhỉ?

*

Nước lạnh quá…

*

Núi lửa đã phun trào rồi

*

Gì mà thú vị vậy…?

*

Các bé thỏa thích hoạt động khám phá khoa học trong ngày hội Steam

Những trải nghiệm khoa học thực tế tại trường mẫu giáo Măng Non đã giúp trẻ hình thành nên tình yêu về thế giới xung quanh dựa trên nhận thức về tri thức, hun đúc cho những hành vi và thái độ tốt trong cuộc sống, đồng thời góp phần nuôi dưỡng đam mê, sở thích của trẻ ngày một phát triển hơn trong tương lai. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *