Sứ mệnh:“Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính – kế toán chất lượng cao cho xã hội”
Giới thiệu Tin tức Đào tạo & Bồi dưỡng Sau ĐH Tuyển sinh Tra cứu thông tin nhập học QLVB Nghiên cứu KH Hội thảo KH Hội đồng CDGSCS Hồ sơ
English
TỔ CHỨC
BAN LÃNH ĐẠO
CÁC THÔNG TIN KHÁC
Các chuyên ngành sau đại học đang đào tạo tại Học viện Tài chính bao gồm :
* Đào tạo trình độ tiến sĩ với 02 chuyên ngành:
– Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng (mã số : 60.31.12.01);
– Chuyên ngành Kế toán (mã số : 60.34.30.01).
Đang xem: Học viện tài chính khoa sau đại học
* Đào tạo trình độ thạc sĩ với 03 chuyên ngành:
– Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng (mã số : 60.31.12);
– Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng (mã số : 60.34.20);
– Chuyên ngành Kế toán (mã số : 60.34.30).
Trong những năm gần đây quy mô đào tạo sau đại học của Học viện Tài chính đã tăng lên đáng kể. Hiện nay Học viện Tài chính đang đào tạo trên 180 nghiên cứu sinh và 2000 học viên cao học. Ngoài ra Học viện Tài chính đã và đang thực hiện liên kết đào tạo sau đại học với nhiều trường đại học trong và ngoài nước: Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Kinh tế – Đại học Huế, Đại học Duy Tân – Đà Nẵng, Đại học Tài chính Marketing – Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Lạc Hồng – Đồng Nai và Học viện Kinh tế Tài chính nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
Xem thêm: Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Công Nghệ Sinh Học Đại Học Bách Khoa Hà Nội
3. Chương trình đào tạo Sau đại học hiện đang áp dụng:
Chương trình được xây dựng theo khung chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo. Cụ thể:
+ Chương trình đào tạo thạc sỹ: Tổng số có 82 đvht. Trong đó có 18 môn học với 68 đvht, 14 đvht còn lại dành cho thực hiện luận văn Thạc sỹ.
Xem thêm: Vì Sao Nói Tin Học Là Một Ngành Khoa Học Là Một Ngành Khoa Học, Hỏi Đáp
+ Chương trình đào tạo Tiến sỹ cũng gồm 68 đvht của 18 môn học như trong chương trình đào tạo Thạc sỹ. Ngoài ra NCS phải thực hiện 03 chuyên đề Tiến sỹ (05 – 10 đvht) và luận án Tiến sỹ theo qui định. + Chương trình Bồi dưỡng Sau đại học: Khoảng 50-55 đvht, gồm 15-18 môn học theo chương trình đào tạo Thạc sỹ. 4. Đội ngũ tham gia đào tạo Sau đại học: Hiện tại Học viện Tài chính có một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, giảng viên có học hàm, học vị trên Đại học trực tiếp tham gia đào tạo Sau đại học. Đó là: – 85 Tiến sỹ thuộc các chuyên ngành Triết học, Kinh tế chính trị, Kinh tế và quản lý, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, v.v… trong đó có 01 GS, 20 PGS. – 05 Thạc sỹ ngoại ngữ và tin học. Ngoài ra, Học viện còn có một lực lượng đông đảo các nhà khoa học cùng cộng tác và kiêm chức đào tạo Sau đại học hiện đang công tác ở Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước Trung ương, Uỷ ban KT& NS của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước…
5. Về chất lượng đào tạo Sau đại học: Theo ý kiến đánh giá của đội ngũ các thầy cô giáo trong và ngoài Học viện tham gia đào tạo Sau đại học và của các Hội đồng chấm luận án Thạc sỹ, Tiến sỹ cấp Nhà nước, hầu hết đều cho rằng, chất lượng đào tạo Sau đại học của Học viện Tài chính đã đáp ứng được các yêu cầu theo Qui chế đào tạo Sau đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được xếp ở vị trí cao trong mặt bằng đào tạo Sau đại học của các cơ sở đào tạo thuộc khối kinh tế. Đề tài các luận văn, luận án là khá phong phú và có những đóng góp thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Đại bộ phận các cán bộ tốt nghiệp Sau đại học của Học viện Tài chính đều có năng lực chuyên môn vững vàng, chuyên sâu, phát huy tốt trên nhiều phương diện công tác, đảm nhiệm xuất sắc nhiều vị trí quan trọng của xã hội như Bộ trưởng, Thứ trưởng các Bộ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch các Tỉnh, Thành phố, Tổng giám đốc, Phó TGĐ các TCT, Giám đốc, PGĐ các Sở Tài chính… Tuy vậy, so với khu vực và quốc tế, chất lượng đào tạo Sau đại học ở Học viện Tài chính đòi hỏi cần phải được tiếp tục nâng cao hơn nữa. 6. Triển vọng đào tạo Sau đại học của Học viện Tài chính: Trong thời gian tới hoạt động đào tạo Sau đại học của Học viện Tài chính đang có nhiều thuận lợi rất cơ bản, cho phép mở rộng về qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo. 6.1 Về qui mô đào tạo Qui mô đào tạo có cơ hội mở rộng theo các hướng sau: – Đối với các chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng và Kế toán: Hiện nay trong lĩnh vực này số người có trình độ trên đại học chiếm chưa đầy 1% số người có trình độ đại học. Do vậy, yêu cầu về đào tạo Cao học và NCS là rất lớn, đặc biệt là đào tạo Cao học. – Tiến tới mở thêm các chuyên ngành đào tạo tạo mới phù hợp với các chuyên ngành đào tạo đại học của Học viện, như Quản trị kinh doanh, Hải quan v.v… – Nhu cầu được đào tạo Sau đại học của Học viện Tài chính ở các vùng miền khác là rất lớn. Trong đó nổi bật nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh Nam bộ và Đà nẵng cùng các tỉnh miền Trung. Với nhu cầu xã hội lớn như vậy kết hợp với năng lực sẵn có về đội ngũ thầy cô giáo và cơ sở vật chất, trong thời gian tới Học viện tài chính có thể tiếp nhận mỗi năm 200 đến 300 Học viên cao học, 50 đến 70 NCS cho cả ở Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà nẵng là hoàn toàn thực tế và khả thi. 6.2 Về chất lượng đào tạo Chất lượng đào tạo Sau đại học là vấn đề luôn được lãnh đạo Bộ Tài chính và Ban giám đốc Học viện Tài chính hết sức quan tâm. Từ trước đến nay Học viện Tài chính đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong thời gian tới các biện pháp sẽ được tiếp tục đẩy mạnh là: – Đổi mới nội dung chương trình đào tạo Sau đại học: Nội dung chương trình đào tạo Sau đại học sẽ được rà soát lại tổng thể và cụ thể cho từng môn học theo hướng “hiện đại hoá, cập nhật mở rộng và nâng cao”. Các môn học sẽ được xây dựng bằng các chuyên đề, đi vào các vấn đề chuyên sâu và nâng cao, yêu cầu người học không chỉ nghe giảng trên lớp, mà phải tự tìm tòi nghiên cứu …để hoàn thiện. – Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập: Đây là một trong những khâu có tính đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo. Đội ngũ thầy cô giáo được lựa chọn tham gia đào tạo Sau đại học phải đảm bảo vừa giỏi về chuyên môn, vừa có phương pháp giảng dạy tiên tiến, tích cực, lấy người học làm trung tâm, xây dựng nhiều tình huống, kết hợp truyền đạt với trao đổi, thảo luận. Người học phải chuyển theo hướng từ bỏ thụ động, ngồi chờ ở bài giảng của thầy, mà chủ động tìm tòi, nghiên cứu, cập nhật kiến thức. Trong quá trình đào tạo sẽ tăng thời lượng tham gia thực hành, tham quan thực tế… – Đổi mới lựa chọn các đề tài luận văn, luận án: Học viện sẽ từng bước thực hiện đẩy mạnh liên kết, phối hợp với các ngành, địa phương, công ty v.v… trong việc lựa chọn các đề tài nghiên cứu là những vấn đề thiết thực, cấp bách của các ngành, đơn vị . Từ đó vừa cho phép tiết kiệm nguồn lực, vừa gắn được đào tạo với giải quyết các nhiệm vụ thực tế. – Đẩy mạnh hợp tác đào tạo sau đại học với nước ngoài: Trong thời gian tới Học viện sẽ chủ động hợp tác đào tạo Sau đại học với các cơ sở đào tạo của các nước trên thế giới. Trước mắt đó là mời các gíáo sư nước ngoài giỏi tham gia giảng dạy, gửi học viên đi tham quan, thực tập…, sau này tiến tới thực hiện các liên kết đào tạo với các Trường Đại học danh tiếng trong khu vực và quốc tế. So với bề dày 42 năm đào tạo và NCKH của Học viện Tài chính, hoạt động đào tạo Sau đại học còn mới mẻ hơn (18 năm), song đã có những kết quả bước đầu rất quan trọng và đáng tự hào. Trong thời gian tới, cùng với sự lớn mạnh chung của Học viện, đào tạo Sau đại học chắc chắn sẽ có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng./.