Nội dung “Giáo trình Phương pháp Nghiên cứu Khoa học” nhằm giúp sinh viên biết cách làm nghiên cứu khoa học, cách viết báo cáo, cách trình bày báo cáo khoa học, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu khoa học trong ngành y và các nội dung khác. Mời bạn đọc tham khảo.

Đang xem: Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học

*

BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC – KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HUẾ GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU KHOA HỌC (DÙNG CHO BS. ĐA KHOA HỆ 6 NĂM) HUẾ – 2006GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÁC LOẠI THIẾT KẾ NGHIÊN CỨUMục tiêu học tập1. Phân loại được các loại thiết kế nghiên cứu;2. Diễn giải được các loại thiết kế nghiên cứu;3. Trình bày được giá trị của mỗi loại nghiên cứu. Để nghiên cứu đầy đủ một vấn đề sức khỏe (một bệnh chẳng hạn) thường phải qua cácgiai đoạn sau đây:- Giai đoạn mô tả: Nhận thấy vấn đề (một sự khởi đầu rất quan trọng); Xác nhận sự đồng nhất của các sự kiện (các cas giống nhau); Thu thập tất cả các sự kiện (nhận ra tất cả các cas hiện có); Xác định các đặc điểm của các sự kiện (mô tả các cas); Tìm cách mô tả quá trình xuất hiện và chiều hướng phát triển của hiện tượng.- Giai đoạn phân tích: Hình thành giả thuyết về mối quan hệ nhân quả (căn nguyên ?) và tìm cách phân tíchcác dữ kiện tùy theo các gỉa thuyết đã đề ra.- Giai đoạn thực nghiệm (nếu có thể): Kiểm tra giả thuyết: (bằng quan sát, hoặc bằng thực nghiệm).- Trình bày kết quả: Soạn thảo báo cáo, trình bày kết quả. Trong thực tế, cùng một lúc không thể thực hiện được tất cả các giai đọan nói trên; màthường, trong mỗi nghiên cứu chỉ thực hiện được một giai đọan mà thôi.I. PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU Có các cách phân loại như sau: • Theo thời gian: – Nghiên cứu ngang – Nghiên cứu dọc – Nghiên cứu nửa dọc • Theo sự biến động của đối tượng trong các nhóm: – Nghiên cứu thuần nhất – Nghiên cứu hỗn hợp • Theo mục tiêu nghiên cứu: Tùy thái độ – Quan sát – Nghiên cứu mô tả người nghiên cứu – Thực nghiệm – Nghiên cứu phân tích – Quy nạp Theo bước logic – Suy luận – Hồi cứu Theo cách so sánh – Tương lai Cũng có thể chỉ dựa vào thái độ của người nghiên cứu, chia các nghiên cứu thành hailoại như sau: 1 Đối tượng Loại nghiên cứu Đồng nghĩa nghiên cứu • Nghiên cứu quan sát: – Nghiên cứu mô tả: Nghiên cứu trường hợp Nghiên cứu sinh thái Nghiên cứu tương quan Quần thể Nghiên cứu ngang Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc Cá thể – Nghiên cứu phân tích: Nghiên cứu bệnh chứng Nghiên cứu hồi cứu Cá thể Nghiên cứu thuần tập Nghiên cứu theo dõi Cá thể • Nghiên cứu thực nghiệm: Nghiên cứu can thiệp – Thử nghiệm ngẫu nhiên Thử nghiệm lâm sàng Bệnh nhân – Thử nghiệm trên thực địa Người khỏe – Thử nghiệm trên cộng đồng Nghiên cứu can thiệp trên cộng đồng Cộng đồng1. Khái niệm về Cohorte Cohorte là một nhóm đối tượng được xác định bằng các đặc trưng cá nhân (tuổi,giới…); ở nhóm đó, người ta quan sát sự xuất hiện một bệnh nào đó bằng các khảo sát lập lại.Các đối tượng này, tại một thời điểm, vào đồng thời dưới sự quan sát của người nghiên cứutrong một thời kỳ dài. Các nghiên cứu về các cohorte chỉ có thể giải thích được khi ta xác định rõ ràng ngaytừ đầu: Đặc trưng cá thể nào quy định nên cohorte; ở thời điểm nào của nghiên cứu cohorteđược xác định (ngày tháng năm sinh của đối tượng, lúc bắt đầu phơi nhiễm với yếu tố nghiêncứu, lúc bắt đầu quan sát…); tình trạng nào của đối tượng trong cấu trúc nghiên cứu (mọi đốitượng hay chỉ những người phơi nhiễm). Các nghiên cứu về những diễn biến lâu dài thườngdựa trên các nghiên cứu cohorte. Bằng các nghiên cứu cohorte, ta có thể theo dõi sự diễn biếnvề tỷ lệ chết ở các nhóm cá thể từ 55-64 tuổi vào các năm 1900, 1940, 1980. Nghiên cứu nàycó 3 cohorte; Diễn biến lâu dài về chiều cao của trẻ em ở độ tuổi nhất định vào các năm 1920,1940, 1960, 1980 sẽ được theo dõi trên 4 cohorte.2. Nghiên cứu ngang, nghiên cứu dọc, nghiên cứu nửa dọc Theo thời gian, theo số cohorte, và theo số lần khảo sát kế tiếp nhau, các nghiên cứuđược phân chia như sau:2.1. Nghiên cứu ngang Người ta đo lường trên một hoặc nhiều cohorte tại cùng một thời điểm – Chính là đánhgiá tức thời một hiện tượng sức khỏe. Ví dụ, để đánh giá sự tăng trưởng của trẻ em từ 0 -18tuổi, 19 nhóm trẻ ở các độ tuổi khác nhau (có khoảng cách 1 tuổi) được điều tra tại một thờiđiểm. Kiểu điều tra này cũng được áp dụng trong nghiên cứu hồi cứu.2.2. Nghiên cứu dọc: Dựa trên sự khảo sát định kỳ, lập lại trên cùng một cohorte. Ví dụ, để đánh giá sự tăngtrưởng của trẻ em từ 0 -18 tuổi, trên nhóm trẻ mới sinh, kiểm tra hằng năm cho đến khi nhómđó đến 18 tuổi. Các nghiên cứu tương lai dựa vào nghiên cứu dọc hoặc nghiên cứu nửa dọc.2.3. Nghiên cứu nửa dọc 2 Khảo sát định kỳ nhiều cohorte trong một khỏang thời gian nhất định. Ví dụ: Muốn cóđươc hình ảnh tăng trưởng của trẻ em từ 0 -18 tuổi, phải điều tra trên các cohorte: mới sinh, 5tuổi, 10 tuổi, 15 tuổi. Mỗi cohorte được khảo sát mỗi năm một lần trong 5 năm liên tục. Từ 4cohorte đó ta sẽ có được sự tăng trưởng từ 0 – 19 tuổi trong 5 năm nghiên cứu.2.4. Nghiên cứu dọc hoặc nửa dọc hỗn hợp Là khi, trong quá trình nghiên cứu, một số cá thể rời khỏi cohorte, một số gia nhậpthêm vào cohorte. Nghiên cứu này theo dõi các cá thể tham gia từ đầu đến cuối cuộc nghiêncứu, và theo dõi cả những người chỉ tham gia một phần cuộc nghiên cứu. Nếu như các đối tượng trong cohorte vào và ra đồng thời của cuộc nghiên cứu thì gọilà nghiên cứu đồng nhất. Các nghiên cứu nửa dọc và hổn hợp là một sự dung hòa. Một nghiên cứu ngang, thường tổ chức dễ, cho kết quả nhanh, rẻ nhưng giá trị khôngnhiều lắm. Một nghiên cứu dọc, thường đắt hơn, nhưng kết quả chính xác hơn; nó đòi hỏi sựtổ chức phức tạp, và một sự hợp tác lâu dài của đối tượng. Sự lựa chọn lọai nghiên cứu phụ thuộc vào quần thể, đối tượng nghiên cứu, phụ thuộcvào chất lượng mong muốn của nguồn thông tin, tính khẩn cấp nhiều hay ít của kết quảnghiên cứu và phụ thuộc vào phương tiện có sẵn cho cuộc điều tra. Số lần khảo sát trên mỗi cohorte Loại nghiên cứu Số cohorte ban đầu trong quá trình nghiên cứu Ngang Nhiều hoặc một Một lần Dọc Một Nhiều lần Nửa dọc Nhiều Nhiều lầnII. CÁC LOẠI THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC Có hai loại thiết kế nghiên cứu dịch tễ học cơ bản: nghiên cứu quan sát (observationalstudy) và nghiên cứu can thiệp (interventional study) – Nghiên cứu quan sát: là loại nghiên cứu mà nhà nghiên cứu không hề tác động gìvào hiện tượng mình quan tâm mà chỉ đơn thuần quan sát hiện tượng đó mà không can thiệpgì. Nghiên cứu quan sát được chia làm hai loại dựa trên tính chất của sự quan sát: quansát mô tả (descriptive study) và quan sát phân tích (analytic study). Các thiết kế mô tả thường chỉ quan tâm đến việc mô tả bệnh cùng với một (hay mộtsố) yếu tố được cho là nguy cơ để tìm ra các mối liên quan có thể là kết hợp nhân quả tại mộtthời điểm nên chỉ có giá trị để hình thành giả thuyết. Các thiết kế phân tích quan tâm đến cả quá trình diễn biến của mối liên hệ giữa nhânvà quả, và thường tập trung đi sâu vào quan sát và phân tích một kết hợp nhân – quả. Vì thếcác nghiên cứu phân tích thường được tiến hành sau các nghiên cứu mô tả để kiểm định giảthuyết nhân quả mà nghiên cứu mô tả đã hình thành. Và trong các loại thiết kế quan sát dịchtễ học thì chỉ có nghiên cứu phân tích mới được phép kết luận về giả thuyết nhân quả. – Nghiên cứu can thiệp: Nghiên cứu can thiệp hay nghiên cứu thực nghiệm là loạinghiên cứu mà để kiểm định giả thuyết nhân quả, nhà nghiên cứu can thiệp vào hoặc tạo rayếu tố được coi là nguyên nhân rồi theo dõi, ghi nhận kết quả của can thiệp đó và phân tíchmối quan hệ giữa nhân và quả đó. Bảng 2 × 2: là một bảng gồm có 2 hàng và 2 cột; hàng trình bày tình trạng phơi nhiễm vàcột trình bày tình trạng mắc bệnh (hình 1). Số liệu thu được qua các nghiên cứu thường đượctrình bày bằng bảng 2 x 2, từ đó dễ dàng tính được các số đo cần thiết tùy vào mỗi thiết kế. 3 Tình trạng bị bệnh Có Không Tổng Tình trạng Có A B A+B phơi nhiễm Không C D C+D A+C B+D N Hình 1: Bảng 2 × 21. Nghiên cứu quan sát1.1. Các loại thiết kế quan sát mô tả: Mục đích của một nghiên cứu mô tả là mô tả cả bệnh và các yếu tố liên quan; các yếutố này có thể là các yếu tố nguy cơ của bệnh; từ việc mô tả đó xây dựng nên một giả thuyếtnhân quả; nghiên cứu mô tả chưa đủ sức chứng minh mối quan hệ nhân quả đó. Có các loại thiết kế quan sát mô tả như sau:(1) Nghiên cứu trường hợp (Case study): Là các nghiên cứu quan sát mô tả, thu thập các dữ kiện của từng cá thể nhằm: Mô tả một hiện tượng lạ, hiếm gặp (mô tả một trường hợp): – Đây là thiết kế nghiên cứu cơ bản của phương pháp mô tả dịch tễ học dựa trên dữkiện thu thập từ từng cá thể. – Là bệnh án chi tiết, tỉ mỉ, đầy đủ, do một hoặc nhiều thầy thuốc lâm sàng thực hiệntrên một bệnh nhân; – Đòi hỏi phải khai thác đầy đủ, tỉ mỉ, đặc biệt là về căn nguyên nghi ngờ của bệnh vàkết quả là phải có một hay nhiều giả thuyết nhân quả được hình thành. Mô tả một chùm bệnh: Cũng tương tự như mô tả một trường hợp nhưng áp dụng mô tả cho một vài trườnghợp cùng mắc một bệnh hay cùng có một hiện tượng sức khoẻ lạ, hiếm gặp. Mô tả một chùmbệnh có giá trị hình thành giả thuyết cao hơn so với mô tả một trường hợp đơn độc. Mô tả các bệnh hoặc hiện tượng sức khỏe nhiều người mắc (mô tả một loạt cáctrường hợp): Áp dụng để mô tả một loạt các trường hợp cùng mắc một bệnh hoặc có cùng một hiệntượng sức khoẻ, thường trong một giới hạn thời gian và không gian nhất định. Đây là loạinghiên cứu thường được sử dụng trong lâm sàng, trong các mô tả tại bệnh viện, đặc biệt làtrong những trường hợp không thể tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên. Mục tiêu của nghiên cứu một loạt các trường hợp thường là để mô tả về bệnh đangquan tâm. Sản phẩm thường là tỷ lệ mắc từng triệu chứng, độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị tiênđoán của các triệu chứng hoặc các bộ triệu chứng. Hạn chế của loại nghiên cứu này là phần suy lý thống kê bị hạn chế, kết quả nghiêncứu khó có thể ngoại suy ra cho quần thể, chỉ trừ trường hợp tiêu chuẩn chọn bệnh nhân hếtsức chặt chẽ để bệnh nhân trong nghiên cứu có thể đại diện cho một quần thể nhất định.(2) Nghiên cứu tương quan (nghiên cứu sinh thái): Là nghiên cứu mô tả dựa trên dữ kiện chung của quần thể (hình 2). Người nghiên cứu dựa trên những số liệu chung của quần thể để tìm ra mối liên quangiữa yếu tố nghi ngờ và bệnh. Số liệu trong loại nghiên cứu này thường được thu thập từ cácnguồn có sẵn khác nhau. 4 Chẳng hạn như người ta tính tổng lượng thịt tiêu thu hàng năm của một số nước, chiacho số dân để có lượng thịt tiêu thụ bình quân đầu người. Bên cạnh đó, lấy tổng số ung thưđại tràng để tính tỷ lệ ung thư đại tràng trên 100.000 dân. Và người ta nhận thấy, nước nào cómức tiêu thu thịt bình quân càng cao thì tỷ lệ ung thư đại tràng càng cao. Thiết kế tương quan đơn giản, dễ tiến hành và người ta khuyên nên sử dụng nhiềuthiết kế tương quan để có thể gợi ý hình thành giả thuyết vì tương quan mạnh là bước đầunhận xét về một kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh nhưng cần phải lưu ý đến một vài hạn chếcố hữu bên trong của thiết kế này. Tình trạng bị bệnh Có Không Tổng Tình trạng Có A B A+B phơi nhiễm Không C D C+D A+C B+D Hình 2: Chọn mẫu trong nghiên cứu tương quan Số đo quan trọng trong nghiên cứu này là tìm hệ số tương quan r (sẽ nêu cụ thể cáchtính r và giá trị của nó trong bài “Lựa chọn test thống kê thích hợp trong phân tích số liệu”).(3) Nghiên cứu ngang (nghiên cứu tỷ lệ hiên mắc): Thu thập dữ kiện trên từng cá thể về cả bệnh, về cả phơi nhiễm. Áp dụng để mô tả hiện tượng sức khoẻ và các yếu tố được cho là có liên quan đến hiệntượng sức khoẻ đó của quần thể tại một thời điểm nhất định. Khác với nghiên cứu một loạtcác trường hợp, đối tượng nghiên cứu không phải chỉ là những người mắc bệnh hoặc phơinhiễm với yếu tố nguy cơ đang được quan tâm mà là những người nằm trong quần thể đượcquan tâm; người đó có thể bị bệnh, có thể không; có thể phơi nhiễm, có thể không phơi nhiễmvới yếu tố nghi ngờ (Hình 3). Thường nghiên cứu này cũng chỉ thực hiện trên mẫu. Khi trình bày kết quả, nghiên cứu này sẽ mô tả sự phân bố tỷ lệ hiện mắc bệnh theocác mức độ khác nhau của yếu tố nghi ngờ là yếu tố nguy cơ; qua đó thấy được mối liên quangiữa các biến số (bệnh và yếu tố) và nêu lên các giả thuyết nhân quả. Tình trạng bị bệnh Có Không Tổng Có A B A+B Tình trạng phơi nhiễm Không C D C+D N Hình 3: Lựa chọn đối tượng trong nghiên cứu ngang 51.2. Các thiết kế quan sát phân tích(4) Nghiên cứu bệnh chứng (case-control study): Là nghiên cứu dọc hồi cứu; Căn cứ trên một giả thuyết nhân quả, nghiên cứu bệnh chứng được thiết kế nhằm sosánh và tìm sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh và không bệnh (nhóm chứng) trong mối quan hệvới yếu tố được coi là “nhân”. Điểm xuất phát của nghiên cứu bệnh chứng là bệnh. Đây cũng là đặc trưng nổi bật củaloại nghiên cứu này. Xuất phát từ hiện tượng có hay không có bệnh đang được quan tâm,người ta hồi cứu về việc phơi nhiễm với yếu tố bị nghi ngờ là nguyên nhân của bệnh đó (hình4). Loại nghiên cứu này được sử dụng nhiều để kiểm định giả thuyết vì tương đối dễ thựchiện, không đòi hỏi thời gian theo dõi dài nhưng khi thiết kế phải thận trọng để tránh sai lầmdo việc không xác định được nhóm bệnh hoăc nhóm chứng, đặc biệt là nhóm chứng và chú ýhạn chế sai số nhớ lại. Tình trạng bị bệnh Có Không Có A B Tình trạng phơi nhiễm Không C D A+C B+D Hình 4: Lựa chọn đối tượng trong nghiên cứu bệnh chứng Số đo quan trọng nhất trong nghiên cứu này là OR (odds ratio: tỷ suất chênh); Khi sốliệu nghiên cứu được trình bày bằng bảng 2 × 2 thì OR được tính: AD OR = ; BC Giá trị của số đo này tương tự như Nguy cơ tương đối (RR) trong nghiên cứu thuầntập.(5) Thiết kế nghiên cứu thuần tập (cohort study): Là nghiên cứu dọc mang tính theo dõi. Thiết kế nghiên cứu thuần tập là một trong những nghiên cứu chủ yếu để kiểm địnhgiả thuyết. Nghiên cứu thuần tập xuất phát từ hiện tượng có hoặc không phơi nhiễm với yếutố bị nghi ngờ là nguy cơ của bệnh, theo dõi để ghi nhận sự xuất hiện của bệnh. Và căn cứ vàomức độ xuất hiện bệnh trong 2 nhóm có và không phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu để kếtluận về mối kết hợp giữa yếu tố và bệnh. Có thể chọn một mẫu ngẫu nhiên trong một quần thể nhất định các đối tượng cần thiết;trong mẫu đó sẽ có nhóm phơi nhiễm và nhóm không phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu (hình5); nhưng cách này thường có mức độ phơi nhiễm không đồng nhất ngay trong nhóm phơinhiễm. Cũng có thể chọn riêng hai mẫu khác nhau, mẫu phơi nhiễm và mẫu không phơinhiễm (Hình 6); với cách này, khi chọn mẫu đã đưa ra các tiêu chuẩn nhất định về phơi nhiễmnên sẽ có sự đồng nhất về mức độ phơi nhiễm trong các nhóm. 6 Tình trạng bị bệnh Có Không Tổng Có A B A+B Tình trạng phơi nhiễm Không C D C+D N Hình 5: Nghiên cứu thuần tập (một mẫu) Tình trạng bị bệnh Có Không Tổng Tình trạng Có A B A+B phơi nhiễm Không C D C+D Hình 6: Nghiên cứu thuần tập (2 mẫu) Số đo quan trọng nhất trong nghiên cứu thuần tập là RR (relative risk: nguy cơ tươngđối). Khi số liệu của nghiên cứu được trình bày theo bảng 2 × 2 thì RR được tính: A /( A + B ) RR = C /( C + D ) Đặc trưng nổi bật của loại nghiên cứu thuần tập là xuất phát từ việc có hay không phơinhiễm rồi theo dõi trong tương lai để ghi nhận sự xuất hiện của bệnh. Hiện nay, tôn trọng đặctrưng này và vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế, người ta đã đưa ra nhiều biến thểcủa nghiên cứu thuần tập. Các loại hình nghiên cứu thuần tập đã được đưa vào nghiên cứuhiện nay gồm có (hình 7): – Nghiên cứu thuần tập tương lai (prospective cohort study), có thể là: Nghiên cứu thuần tập tương lai hoàn toàn (concurrent prospective cohort study) Nghiên cứu thuần tập tương lai không hòan toàn (non – concurrent prospective cohortstudy) – Nghiên cứu thuần tập hồi cứu (retrospective cohort study) Thiết kế Quá khứ Hiện tại Tương lai Tương lai P B Hồi cứu P B Phối hợp P P B (tương lai và hồi cứu) Ghi chú: P : phơi nhiễm; B : Bệnh Hình 7: Các loại thiết kế nghiên cứu thuần tập 71.3. Ưu nhược điểm của các nghiên cứu quan sát: được trình bày ở bảng 1. Bảng 1: Ưu nhược điểm của các nghiên cứu quan sát Nghiên cứu Nghiên cứu Nghiên cứu Nghiên cứu tương quan ngang bệnh chứng thuần tập Sai số chọn KĐ Trung bình Cao Thấp Sai số nhớ lại KĐ Cao Cao Thấp Mất theo dõi KĐ KĐ Thấp Cao Yếu tố nhiễu Cao Trung bình Trung bình Thấp Thời gian cần thiết thấp Trung bình Trung bình Cao Giá thành thấp Trung bình Trung bình Cao (Ghi chú: KĐ: không có đối tượng)1.4. Khả năng áp dụng các loại nghiên cứu quan sát: được trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Khả năng áp dụng các loại nghiên cứu quan sát Nc. Nc. Nc. Nc. tương quan ngang bệnh chứng thuần tập Nghiên cứu bệnh hiếm ++++ – +++++ – Nghiên cứu nguyên nhân hiếm ++ – – +++++ Nghiên cứu nhiều hậu quả của cùng một nguyên nhân + ++ – +++++ Xác lập mối liên quan về thời gian ++ – +b +++++ Đo trực tiếp số mới mắc – – +c +++++ Khảo sát bệnh có thời kì tiềm ẩn dài – – +++ – Chú giải: +,…+++++: Mức thích hợp – : không thích hợp b : nếu nghiên cứu tương lai c : nếu nghiên cứu toàn bộ quần thể2. Nghiên cứu can thiệp Nghiên cứu can thiệp là loại nghiên cứu có giá trị nhất trong số các nghiên cứu y họcnhưng là loại nghiên cứu đòi hỏi thiết kế đúng đắn, tiến hành nghiên cứu kiên trì và nghiêmtúc theo đề cương, thời gian thường dài và tốn kém. Tùy theo đối tượng nghiên cứu và nơi thử nghiệm, có các loại nghiên cứu thực nghiệmnhư sau: – Nghiên cứu can thiệp trên cộng đồng: Là loại nghiên cứu thực nghiệm tiến hành trên cộng đồng. Đối tượng nghiên cứu là tấtcả cư dân sinh sống trong cộng đồng được quan tâm không kể là có bệnh hay không. Có nhiềucách tiến hành thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng, có giá trị và phổ biến nhất là canthiệp cộng đồng có đối chứng nhưng đơn giản và dễ thực hiện nhất là can thiệp (so sánh)trước – sau. – Thử nghiệm trên thực địa: Là nghiên cứu thực nghiệm tiến hành trên cộng đồng nhưng đối tượng nghiên cứu lànhững người không có bệnh nhằm phòng bệnh cho họ. – Thử nghiệm lâm sàng: 8 Là nghiên cứu tiến hành trong bệnh viện (có thể một hay nhiều bệnh viện) nhằm sosánh hiệu quả điều trị của 2 hay nhiều phương án điều trị. Đây cũng là nghiên cứu về mốiquan hệ nhân quả mà nhân ở đây là phương án điều trị và quả là hiện tượng khỏi hoặc khôngkhỏi bệnh. Có nhiều cách thiết kế thử nghiệm lâm sàng: ngẫu nhiên hoặc không ngẫu nhiên,có đối chứng hoặc không đối chứng… Loại thử nghiệm lâm sàng có giá trị hơn cả là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên (essaicontrôlé radomisé); qui trình tóm tắt như ở hình 8. Quần thể nghiên cứu Chọn theo tiêu chuẩn chặt chẽ Đủ tiêu chuẩn Không đủ tiêu nghiên cứu chuẩn nghiên cứu Mời tham gia nghiên cứu Từ chối không tham gia Đồng ý tham gia Chọn ngẫu nhiên Nhóm chứng Nhóm can thiệp Hình 8: Qui trình thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên3. Giá trị của các loại thiết kế nghiên cứu Các nghiên cứu y học nói chung đều nhằm mục tiêu chủ yếu là tìm mối quan hệ nhânquả. Mỗi loại thiết kế nghiên cứu có giá trị suy luận căn nguyên nhất định. Có thể thấy thứbậc giá trị của chúng như sau: sơ đồ1. 9 GIÁ TRỊ LOẠI THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Cao Nghiên cứu thực nghiệm – Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên – Thử nghiệm trên cộng đồng Nghiên cứu thuần tập tương lai Nghiên cứu thuần tập hồi cứu Nghiên cứu bệnh chứng Nghiên cứu ngang Nghiên cứu tương quan Nghiên cứu trường hợp Thấp Giai thoạiSơ đồ 1: Giá trị suy luận căn nguyên tùy vào thiết kế nghiên cứu 10 PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCMục tiêu học tập1. Xác định được các bước phát triển một đề cương nghiên cứu khoa học2. Viết được một đề cương nghiên cứu khoa học3. Đánh giá được chất lượng của một đề cương nghiên cứu khoa họcI. MỞ ĐẦU Để xây dựng được một đề cương nghiên cứu khoa học (NCKH), người nghiên cứucần nhận dạng được NCKH là gì?, mục đích của NCKH và các bước của NCKH?. Sau đâysẽ trình bày một số nét khái quát về NCKH1. Định nghĩa về khoa học và nghiên cứu khoa học – Khoa học là hệ thống các hiểu biết về thế giới khách quan và về các qui luật vậnđộng và phát triển của thế giới khách quan. – Nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi nhằm phát hiện qui luật của sự vật và hiệntượng hoặc vận dụng qui luật để tạo dựng nguyên lý công nghệ.2. Mục đích của nghiên cứu khoa học – Nhận thức thế giới, phát triển kho tàng trí thức của nhân loại, mở mang kiến thứcxã hội. – Tạo ra công nghệ, nâng cao năng suất và trình độ văn minh của xã hội trong tất cảcác lĩnh vực xã hội. – Mở mang dân trí, nâng cao văn hóa xã hội, hoàn thiện con người.3. Các bước của nghiên cứu khoa học – Xác định tính cấp thiết của đề tài – Nhận dạng các vấn đề nghiên cứu – Nêu giả thuyết khoa học – Đặt ra mục tiêu nghiên cứu – Xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu – Lựa chọn phương pháp, thiết kế quá trình nghiên cứu – Thu thấp dữ liệu nghiên cứu – Xử lý, phân tích số liệu – Thẩm tra lại hiện trường – Viết báo cáo tổng kết, nghiệm thu.4. Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học – Luôn luôn hướng tới cái mới – Có tính tin cậy cao: lặp lại được những kết quả đúng như đã công bố – Có tính thông tin – Có tính mạo hiểm vì có thể gặp rủi ro, thất bại cũng phải tổng kết, và được coi làkết quả nghiên cứu – Có tính kế thừa – Có tính cá nhân 11 – Có tính phi kinh tế, khó khấu hao trang thiết bị – Rất khó tìm ra các định mức – Rất khó tìm ra tiêu chuẩn để định giá sản phẩm.

Xem thêm: Mối Liên Hệ Giữa Khoa Học Và Tâm Linh, Khoa Học Tâm Linh

Xem thêm: Dịch Vụ Vệ Sinh Nhà Mới Xây Quận 11 Uy Tín Chuyên Nghiệp, Dịch Vụ Vệ Sinh Công Nghiệp Quận 11 Tphcm

Sau khi người nghiên cứu đã lựa chọn được một công trình (1 đề tài) NCKH chomình, muốn tiến hành nó thì trước hết phải xây dựng được bản đề cương NCKH. Muốn làmđược bản đề cương phải qua quá trình lao động trí tuệ nghiêm túc, tỉ mỉ, cụ thể. Bản đềcương NCKH hoàn thành cũng được coi là một dạng sản phẩm ban đầu của quá trìnhNCKH.II. CÁC BƯỚC VIẾT MỘT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC1. Định nghĩa của một đề cương nghiên cứu Đề cương NCKH là một bản văn khoa học để mô tả: – Mục đích của nghiên cứu – Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu – Đối tượng, phương pháp và quá trình nghiên cứu sẽ triển khai – Dự kiến việc phân tích và trình bày số liệu – Dự kiến các nguồn lực cần thiết.2. Cấu trúc của một đề cương nghiên cứu khoa học Tùy theo yêu cầu của tổ chức, cơ quan mà đề cương sẽ được đệ trình. Nhưng nóichung, đề cương NCKH thường có một số phần như sau: – Phần hành chính: tên đề tài, tên và địa chỉ cơ quan quản lý, tên và địa chỉ cơ quanchủ trì, họ và tên chủ nhiệm đề tài, thời gian thực hiện, các cơ quan và các cán bộ tham giachính. – Đặt vấn đề – Các giả thuyết của đề tài – Mục tiêu nghiên cứu – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu – Nhu cầu thị trường, địa chỉ ứng dụng – Triển vọng ứng dụng kết quả nghiên cứu – Nhu cầu hợp tác quốc tế – Các dạng của sản phẩm, kết quả tạo ra – Kế hoạch nghiên cứu – Những điều kiện khả thi của đề tài. Sau đây sẽ phân tích các giai đoạn chính trong quá trình chọn đề tài và viết đềcương NCKHIII. PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Muốn lựa chọn được một đề tài nghiên cứu để có thể bắt tay vào viết đề cươngnghiên cứu, thường phải trải qua các bước: – Tham khảo tài liệu khoa học liên quan – Phân tích vấn đề nghiên cứu – Lựa chọn ưu tiên cho một chủ đề nghiên cứu.1. Tra cứu các tư liệu khoa học có liên quan – Đây là một việc rất quan trọng, góp phần cho sự thành công của công trìnhNCKH. 12 Việc tra cứu các tài liệu tham khảo phải trở thành công việc thường xuyên đối vớicán bộ khoa học. Nó diễn ra trước khi nghiên cứu, trong khi làm đề cương nghiên cứu,trong khi tổ chức triển khai đề tài và ngay cả khi ngồi viết báo cáo tổng kết đề tài. Trước hếtphải tìm hiểu tất cả các tư liệu có liên quan bao gồm cả tài liệu trong và ngoài nước và ngaycả thông tin riêng chưa công bố của các nhà khoa học đang nghiên cứu những vấn đề cóliên quan đến đề tài của mình. Cần phải có ý thức tiếp thu hết sức nghiêm túc và kháchquan, không nên có định kiến trước với bất kỳ thông tin nào. Chắc chắn không một nhàkhao học nào có thể thành đạt được, nếu không biết kế thừa trí tuệ của những người làmtrước mình về những vấn đề có liên quan đến việc mình sắp làm. – Khi tham khảo tài liệu cần tổng hợp và xử lý thông tin để trả lời 10 câu hỏi dướiđây: + Những ai đã quan tâm đến vấn đề này? + Họ đã làm những gì? + Họ nghiên cứu bao giờ? + Họ nghiên cứu ở đâu? + Họ nghiên cứu trong điều kiện như thế nào? + Phương pháp nghiên cứu của họ như thế nào? + Họ thành công đến đâu? + Trong những mục đích nghiên cứu có mục đích nào chưa đạt được? + Tại sao mục đích đó chưa đạt được? + Những gì họ chưa quan tâm giải quyết? – Một số khả năng có thể xảy ra khi tham khảo tài liệu Trong quá trình tổng hợp và xử lý thông tin nhà khoa học phải vận dụng tối đa trítuệ, tầm nhìn, sự phán đoán của mình để đề ra những giả thuyết làm việc thích hợp và sángtạo. Từ đó chúng ta có thể sẽ gặp một số khả năng dưới đây: – Nhiều khi sẽ tìm ra những điều lý thú, mở đường cho sự thành công của chúng ta.Trong thực tế, không ít những tư liệu khoa học của những tác giả đã chứa đựng những nhântố, những tiên đề khám phá, xác minh những sự việc và bản chất sự việc, nhưng những tác giảấy vì những lý do nào đó đã không quan tâm vô tình bỏ qua. – Cũng có thể phải kiểm định lại một vài kết quả nghiên cứu trước đó của mình hoặctác giả khác với những phương pháp mới, kỹ thuật mới, môi trường (xã hội, tự nhiên) – Cũng có thể phải từ bỏ việc đề xuất nội dung nghiên cứu của mình vì vấn đề nêura để nghiên cứu thì đã được các tác giả giải quyết một cách thỏa đáng. – Cần lưu ý rằng không được coi nhẹ khâu thu thập tư liệu khoa học hoặc chỉ xemqua một vài tài liệu và làm việc theo một định hướng chủ quan của mình. Những công trìnhnhư vậy thường không đủ tính thuyết phục hoặc lặp lại những nghiên cứu trước đây, tínhhiệu quả ít.2. Phân tích vấn đề nghiên cứu2.1 Tại sao phải phân tích vấn đề Trước khi quyết định chọn lựa đề tài nghiên cứu cần thiết phải phân tích vấn đềnghiên cứu, bởi vì công việc này sẽ giúp chúng ta: – Định rõ hướng cần tập trung trong vấn đề nghiên cứu – Làm rõ các yếu tố liên quan đến vấn đề nghiên cứu – Giúp quyết định trọng tâm và phạm vi nghiên cứu.2.2. Các bước phân tích vấn đề 13 – Bước 1- Làm rõ vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu thường được các nhà quản lý, chủ nhiệm đề tài đưa ra lúc đầuthường ở dạng chung chung, ví dụ như: Ví dụ 1: Tình hình chấn thương nông nghiệp ở tỉnh B trong mấy năm gần đây. Ví dụ 2: Điều trị bệnh X Khi vấn đề được nêu dưới dạng chung chung như trên, không thể tiến hành nghiêncứu ngay được vì không có phương hướng cụ thể. Cần liệt kê tất cả các khía cạnh có liênquan đến vấn đề theo kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân cũng như của những ngườicùng tham gia nghiên cứu hoặc những người quan tâm và hiểu biết vấn đề này. Chẳng hạntừ vấn đề nêu ra một cách chung chung như ví dụ 1, người nghiên cứu có thể liệt kê ra mộtsố vấn đề cụ thể như sau: Số lượng bệnh nhân tăng nhanh Số bệnh nhân tử vong cao hơn hẳn năm trước Mức độ chấn thương nặng hơn Các loại nguyên nhân ngày càng phong phú hơn. – Bước 2 – Cụ thể hóa và mô tả rõ hơn vấn đề, xác định mấu chốt, lựa chọn trọngtâm và lượng hóa vấn đề Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu, cần phải mô tả vấn đề theo ba khía cạnh dướiđây: + Bản chất của vấn đề là gì? + Sự phân bố của vấn đề: Ai (hoặc cái gì) ảnh hưởng đến ai (hoặc cái gì)? Khi nào?Bao giờ? + Tầm cỡ của vấn đề: có rộng lớn không? Có quan trọng không? Hậu quả (hay hiệuquả) ra sao? Trong ví dụ 1 ở trên, người nghiên cứu có thể xác định trọng tâm nghiên cứu là: sốtử vong cao hơn hẳn năm trước. – Bước 3 – Phân tích vấn đề Để có được một cái nhìn tổng thể về toàn bộ vấn đề thì cần phân tích để xác địnhđược các yếu tố đóng góp vào vấn đề, làm rõ mối quan hệ giữa vấn đề nghiên cứu và cácyếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó chúng ta có thể vẽ ra được một sơ đồ phân tích vấn đề. Các bước để lập ra một sơ đồ có thể gồm có: + Xác định trọng tâm + Biểu diễn mối quan hệ giữa vấn đề nghiên cứu với các yếu tố liên quan cũng nhưmối quan hệ giữa các yếu tố liên quan với nhau. Với các nghiên cứu mô tả thì người tathường chỉ dừng việc phân tích vấn đề ở mức độ này. + Phát hiện thêm những yếu tố liên quan gián tiếp, tìm ra những nguyên nhân sâuxa của vấn đề, từ đó lựa chọn biện pháp can thiệp cho thích hợp để giải quyết vấn đề2.3. Một số tiêu chuẩn để ưu tiên chọn đề tài Đôi khi người nghiên cứu thường đứng trước một số ý tưởng khoa học cần đượclàm sáng tỏ, vì vậy họ phải ưu tiên lựa chọn lấy một đề tài nghiên cứu. Mặt khác, ngay khingười nghiên cứu chỉ ra một chủ đề nghiên cứu thì vẫn cần phải xét để lựa chọn ưu tiêngiữa nghiên cứu của người này với nghiên cứu của người kia. Thậm chí ngay cả khi chỉđứng trước một vấn đề người đưa ra cũng phải xem xét có cần ưu tiên cho nghiên cứu đóhay không. Vì vậy việc lựa chọn này cần được cân nhắc kĩ lưỡng. Thường có nhiều tiêu 14chuẩn khác nhau để lựa chọn, đồng thời người ta cũng đưa ra thang điểm để lượng giá ưutiên lựa chọn một chủ đề nghiên cứu:2.3.1. Tính xác đáng (relevance) Chủ đề nghiên cứu thực sự cần được ưu tiên với một số câu hỏi được nêu ra để giảiđáp dưới đây: – Phạm vi của vấn đề có lớn không? – Ai là người mắc bệnh? – Tính trầm trọng của vấn đề đó là chỗ nào? – Vấn đề đó có cần thiết đến mức phải can thiệp không? Sau khi giải đáp thỏa đáng 4 câu hỏi trên, người ta tiến hành cho điểm để đánh giátính xác đáng của vấn đề nghiên cứu, với thang điểm cho tiêu chuẩn này được tính như sau: 0 = không xác đáng 1 = xác đáng 2 = rất xác đáng2.3.2. Tránh lập lại (avoidance of duplication) Trước khi quyết định thực hiện một nghiên cứu, điều quan trọng là phải biết vấn đềnghiên cứu đó đã ai nghiên cứu chưa, nghiên cứu ở khu vực nào, trong điều kiện nào, kết quảđạt được tới đâu,….Thang điểm cho tiêu chuẩn này được tính như sau: 0 = đã có sẳn những thông tin một cách đầy đủ 1 = đã có một số thông tin nhưng phần lớn còn mù mờ 2 = không có sẵn những thông tin làm cơ sở giải quyết vấn đề2.3.3. Tính khả thi (feasibity) Khi tiến hành nghiên cứu phải đặc biệt chú ý đến cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồntài chính có thể có và được sử dụng và lực lượng cán bộ khoa học có thể tổ chức lại để thựchiện đề tài. Trong đó người ta thường quan tâm đến những cơ sở vật chất, kỹ thuật, cán bộđã có từ trước. Như vậy có thể hạ thấp được giá thành của nghiên cứu. Những điều kiện nàysẽ đảm bảo tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Thang điểm cho tiêu chuẩn này được tínhnhư sau: 0 = nghiên cứu không thể khả thi dựa vào nguồn vốn (nhân lực, vật lực, trang thiếtbị kỹ thuật) sẵn có 1 = nghiên cứu khả thi dựa vào các nguồn vốn sẵn có 2 = nghiên cứu rất khả thi dựa vào các nguồn vốn sẵn có2.3.4. Sự chấp nhận của chính quyền và cơ quan quản lý đề tài (political acceptability) Mọi nghiên cứu đều phải căn cứ vào chiến lược phát triển khoa học công nghệ củacả nước, của ngành trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội để lựa chọn đề tàinghiên cứu, có thể góp phần giải quyết một vấn đề nào đó theo nhu cầu của ngành, của khuvực, …Có như vậy đề tài mới có thể dễ được các cơ quan Nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí,các cấp chính quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phép triển khai nghiên cứu…Thang điểmcho tiêu chuẩn này được tính như sau: 0 = chủ đề không được sự chấp nhận của các nhà lãnh đạo 1 = chủ đề được chấp nhận có mức độ của các nhà lãnh đạo 2 = chủ đề được chấp nhận hoàn toàn.2.3.5. Tính ứng dụng của các kết quả có thể đạt được (Applicability) 15 Khi xem xét giá trị của nghiên cứu ta không thể không quan tâm đến ý nghĩa thựctiễn của đề tài. Nhất là trong điều kiện của nước ta hiện nay thì những đề tài nghiên cứu ứngdụng, nghiên cứu triển khai luôn luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Ngaycả với những nghiên cứu cơ bản cũng cần xem xét đến tính ứng dụng của các kết quả có thểđạt được. Chúng ta cần trtả lời một số câu hỏi khi lựa chọn nghiên cứu: – Liệu những thông tin thu thập được từ nghiên cứu này có giúp ích gì cho việc cảithiện sức khỏe nhân dân không? – Ai sẽ sử dụng những kết quả của nghiên cứu này? – Những kết quả nghiên cứu này sẽ được sử dụng như thế nào? Thang điểm cho tiêu chuẩn này được tính như sau: 0 = chủ đề không có cơ hội ứng dụng 1 = chủ đề có một vài cơ hội ứng dụng 2 = chủ đề có cơ hội tốt để ứng dụng.2.3.6. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (urgency) Khi các nhà quản lý làm kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ, thường phải gắnliền với kế hoạch của các ngành, cơ quan, các cấp chính quyền. Có những kế hoạch KHCNmang tính chiến lược cho một giai đoạn, trên cơ sở đó có thể hoạch định ra những kế hoạchcụ thể cho từng giai đoạn, 2 năm, 2-5 năm,… Vậy nghiên cứu này có cấp thiết cho các kế hoạch trên không? Có cấp thiết trướcnhu cầu hay trước một vấn đề nào đó của thực tiễn khách quan hay không? Khi xác địnhtính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu cũng cần lưu ý đến khả năng hoàn thành đề tài trongkhoảng thời gian bao lâu? Thang điểm cho tiêu chuẩn này được tính như sau: 0 = thông tin không đòi hỏi tính cấp thiết 1 = các thông tin cần được sử dụng ngay nhưng không loại trừ sau đó một vài tháng 2 = các số liệu rất cần thiết cho việc quyết định những giải pháp.2.3.7. Sự chấp nhận đạo đức (ethical acceptability) Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học phải luôn được coi trọng. Trong mỗimột nghiên cứu, nhất là những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, những nghiên cứu canthiệp, những nghiên cứu về một loại thuốc mới, về một phác đồ điều trị mới,…cần phải xemxét đến vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. Trong những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cóđối chứng, người nghiên cứu cần cân nhắc xem có gì nguy hại, có gì thiệt hại cho nhữngbệnh nhân được xếp vào lô đối chứng hay không và do vậy mà phải lựa chọn hướng nghiêncứu để có thể trả lời là: không! Ngược lại cũng cần phải đặt vấn đề an toàn cao nhất chonhững đối tượng được áp dụng một phác đồ điều trị mới hay một thuốc mới,…Thang điểmcho tiêu chuẩn này được tính như sau: 0 = ở đây vấn đề đạo đức lớn, không được cộng đồng chấp nhận, cần được quantâm xem xét lại 1 = có một vấn đề nhỏ về đạo đức 2 = không có vấn đề gì về đạo đức..IV. PHƯƠNG PHÁP ĐẶT VẤN ĐỀ1. Phần đầu tiên của đề cương nghiên cứu Phần đầu tiên của bản đề cương nghiên cứu là phần mở đầu hay “đặt vấn đề”. Đâylà phần rất quan trọng, vì: – Là cơ sở để phát triển các phần khác của bản đề cương nghiên cứu 16 – Tạo điều kiện để cán bộ nghiên cứu tìm kiếm thông tin về nghiên cứu khác có thểcó ích cho nghiên cứu của mình – Cán bộ nghiên cứu có thể trình bày một cách hệ thống, rõ ràng về lý do nghiên cứuvà những hy vọng kết quả sẽ đạt được qua nghiên cứu.2. Những thông tin nào cần nêu trong phần đặt vấn đề Trong phần này tác giả cần trả lời câu hỏi “lý do tại sao tiến hành nghiên cứu”. Phầnnày phải chuyển tải được các ý sau: – Những công trình nào đã được làm liên quan đến nghiên cứu này – Tóm lược lại những kết quả trong y văn – kết luận ủng hộ hoặc không ủng hộ – vấnđề sẽ nghiên cứu, và: – Tác giả muốn chứng minh điều gì qua nghiên cứu này – Mô tả sự cần thiết, tầm quan trọng của nghiên cứu. Như thế, phần này, nên bắt đầu bằng cách sơ lược lại những thông tin tổng quan đểngười đọc có thể hiểu được mục tiêu của nghiên cứu. Chỉ nên trích dẫn những thông tin liênquan trực tiếp đến đề tài nhăm chuẩn bị “tư tưởng” và giải thích cho người đọc lý do nghiêncứu. Phải nêu rõ được mục tiêu của nghiên cứu trong phần này.V. PHƯƠNG PHÁP NÊU GIẢ THUYẾT Trong mỗi nghiên cứu thường phải nêu ra một hoặc một số giả thuyết của nghiêncứu đó (hypotheses of the study). Việc nêu giả thuyết thường dự vào kinh nghiệm của bảnthân nhà nghiên cứu cùng với những kết quả thu được trong quá trình chọn đề tài ở trên vàrồi nhà khoa học lại tìm cách để kiểm định nó. Khi nêu giả thuyết của đề tài bao giờ cũng cần chú ý tới mục đích của nghiên cứu.Giả thuyết cũng luôn luôn có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu bởi vì các giả thuyết nàycần được nêu ra để định hướng cho nghiên cứu. Để cho đề tài có tính khả thi, có thể nghiệm thu đúng kế hoạch thì số lượng giảthuyết cần kiểm định trong mỗi đề tài có thể chỉ có 1 hoặc có nhiều hơn, nhưng không nênquá nhiều. Số lượng giả thuyết cần kiểm định trong mỗi đề tài cũng còn phụ thuộc vào quimô tổ chức nghiên cứu, khả năng của cơ quan chủ trì, khả năng của chủ nhiệm đề tài và cáccộng sự. Vì chỉ nêu giả thuyết nên khi viết nó thì thường phải dùng các từ, cụm từ hoặc câucó tính chất giả định trong mỗi giả thuyết. Người ta thường nêu các giả thuyết dưới 2 loạilà: giả thuyết nhân quả và giả thuyết thống kê. Trong đó loại giả thuyết nhân quả luôn luônđược chú trọng. Trong mỗi giả thuyết loại này cần nêu rõ cả nghuyên nhân và phần hậuquả. Dưới đây là một số ví dụ mô phỏng về giả thuyết: – Có thể tình hình bệnh A ở Thừa Thiên đã giảm so với 10 năm trước đây. – Có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh A nhờ biện pháp can thiệp B. – Tình hình bệnh A tăng có lẽ do yếu tố Y – Nếu có Z thì có thể dẫn tới tăng D một cách rõ rệtVI. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI1. Mục tiêu nghiên cứu là gì? Mục tiêu của một nghiên cứu chính là phần tóm tắt nhất những gì mà nghiên cứumong muốn đạt được. Mục tiêu nghiên cứu cần liên quan chặt chẽ với phần đặt vấn đề.Mục tiêu phải phù hợp với tên của đề tài, với nhiệm vụ của công trình. Tuy nhiên, chúng tađều biết, công tác nghiên cứu khoa học là một quá trình khó khăn phức tạp, không phảimuốn sao được vậy, cho nên có khi ta cũng phải điều chỉnh mục tiêu cho thích hợp khi cóvấn đề nảy sinh trong qúa trình nghiên cứu. Mục tiêu phải xác định sao phù hợp với nộidung và khả năng giải quyết của đề tài, không thể nêu ra mục tiêu theo ý muốn chủ quan mà 17nội dung và khả năng của đề tài không thể giải quyết được. Mỗi đề tài nghiên cứu bao giờcũng cần đưa ra được: – Mục tiêu chung: còn được gọi là mục tiêu tổng quát của đề tài, nên nêu khái quátđiều mà nghiên cứu mong muốn đạt được. Có thể tách mục tiêu tổng quát thành các phầnnhỏ hơn, liên quan với nhau một cách logic. Các phần này có thể coi là các mục tiêu cụ thể. – Các mục tiêu cụ thể: cần đề cập một cách có hệ thống, đầy đủ những khía cạnhkhác nhau của vấn đề và các yếu tố chủ yếu được cho là ảnh hưởng đến hoặc gây ra vấn đềđó như đã xác định trong phần đặt vấn đề. Các mục tiêu của nghiên cứu có thể chia thành banhóm chính: + Nhóm 1: các mục tiêu nghiên cứu để lượng hóa vấn đề + Nhóm 2: các mục tiêu nghiên cứu để cụ thể hóa vấn đề + Nhóm 3: các mục tiêu nghiên cứu để khuyến nghị và giải pháp.2. Cách nêu mục tiêu nghiên cứu Cần chú ý đảm bảo cho mục tiêu nghiên cứu có thể: – Đề cập đến tất cả các khía cạnh của vấn đề và các yếu tố liên quan một cách ngắngọn, mạch lạc và logic. – Dùng các thuật ngữ rõ ràng, cụ thể, chỉ rõ ta sắp làm gì, ở đâu, và để làm gì… – Căn cứ vào tình hình thực tế của cơ sở nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu – Bao giờ cũng sử dụng các động từ hành động trong câu (ví dụ: xác định, so sánh,tính toán, mô tả, thiết lập, đánh giá,…), tránh các từ chung chung, trừu tượng như tìm hiểu,nghiên cứu,…VI. ĐẶT TÊN CHO ĐỀ TÀI Sau khi đã xây dựng xong mục tiêu nghiên cứu ta mới có thể đặt tên cho đề tàinghiên cứu của mình. Tên đề tài nên gắn với các mục tiêu tổng quát. Tên đề tài phải đượcnêu ra một cách cụ thể, ngắn gọn, chính xác và khái quát bao hàm được nội dung nghiêncứu, không nêu ra những đầu đề trống rỗng, hoa mỹ, không phù hợp với nội dung nghiêncứu. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều khi tên đề tài nêu ra lúc đầu chỉ có định hướng, trongquá trình tiến hành nghiên cứu lại nảy sinh ra vấn đề mới, do đó phải điều chỉnh lại tên đềtài ở mức độ nhất định để phù hợp với nội dung nghiên cứu.VII. PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY NỘI DUNG NGHIÊN CỨU1. Yêu cầu chung Muốn thực hiện đề tài nghiên cứu, cần phải xác định rõ những nội dung nghiên cứucần thiết phải làm. Trước mỗi nội dung nghiên cứu lại phải xác định được phương phápnghiên cứu của nó, phải xác định những căn cứ khoa học, những chỉ số và thông số, số liệucó liên quan trực tiếp và gián tiếp cần phải thu thập và tìm hiểu. Mỗi nội dung có thể cónhiều phương pháp nghiên cứu, vì vậy cần phải xác định những phương pháp nghiên cứuchính và những phương pháp kèm theo. Việc này là cực kỳ quan trọng, nếu xác định đượcphương pháp nghiên cứu thích hợp thì công trình nghiên cứu sẽ thành công, nếu phươngpháp nghiên cứu không thích hợp thì kinh phí và công sức đầu tư cho công trình sẽ là vôích, hoặc sẽ dẫn đến những kết quả giả tạo, hoặc chỉ là những hiện tượng bề ngoài. Một điều cần lưu ý, không nên nhầm lẫn phương pháp nghiên cứu với biện pháp kỹthuật. Mỗi phương pháp nghiên cứu cần phải thực hiện hàng loạt biện pháp kỹ thuật. Khi đãxác định được phương pháp nghiên cứu rồi thì việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp kỹthuật để thu thập tìm hiểu những căn cứ khoa học, những chỉ tiêu, những thông số có liênquan một cách chính xác là điều rất quan trọng. Những chỉ tiêu, thông số, số liệu thu được 18là những căn cứ khoa học; qua quá trình xử lý, tổng hợp, tác giả có thể miêu tả được bảnchất của sự vật hoặc hiện tượng cần nghiên cứu, hoặc cũng có thể từ những kết quả nghiêncứu đã thu được mà suy luận ra những vấn đề tìm hiểu, hoặc xa hơn nữa có thể đưa ranhững giả thuyết làm tiền đề cho những công trình nghiên cứu tiếp theo.2. Các phần cần trình bày trong nội dung nghiên cứu2.1. Mô tả rõ địa bàn nghiên cứu Mỗi nghiên cứu cần nói rõ nghiên cứu ở đâu, những nét đặc trưng nhất của địa bànnghiên cứu (điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, tự nhiên, đặc điểm dân số…). Cũng cần nóirõ thời gian và không gian nghiên cứu. Sự mô tả này càng trở nên cần thiết cho những đề tàiđược thực hiện trong khoảng thời gian dài, hoặc ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.2.2. Đối tượng nghiên cứu Cần mô tả rõ về đối tượng nghiên cứu, trong đó có những điểm chính cần mô tả: – Đốitượng nghiên cứu là ai? giới, tuổi (nếu cần có thể phải mô tả: đặc điểm sinh lý như phụ nữcó thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em tuổi dậy thì, sức khỏe, nghề nghiệp, địa chỉ,…)? – Đối tượng nghiên cứu là cái gì? Thời gian, không gian lấy mẫu (đặc điểm thời tiết,đặc điểm môi trường tự nhiên, xã hội? – Đối tượng nghiên cứu được chia thành mấy nhóm (hoặc mấy lô) – Các tham số quần thể (P,…)2.3. Phương pháp nghiên cứu2.3.1. Mô tả thiết kế nghiên cứu: mỗi đề tài cần có một thiết kế nghiên cứu rõ ràng và phùhợp với mục tiêu nghiên cứu. Nếu có được một thiết kế đúng dắn và rõ ràng sẽ giúp ích choquá trình tổ chức nghiên cứu đạt được mục tiêu nghiên cứu.2.3.2. Nêu rõ phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu: – Mô tả rõ về phương pháp chọn mẫu, nếu quá trình chọn mẫu được tiến hành quanhiều giai đoạn thì nên vẽ sơ đồ chọn mẫu để người đọc dễ hiểu. – Nếu trong nghiên cứu có nhiều nhóm đối tượng thì cần mô tả rõ phương phápchọn mẫu cho từng nhóm đối tượng đó. – Nêu công thức chọn mẫu Trong một nghiên cứu có thể phải áp dụng 1 hay 1 số công thức tính cỡ mẫu chophù hợp với thiết kế nghiên cứu. Cũng cần lưu ý rằng ngay khi chỉ dùng 1 công thức tính cỡmẫu nhưng để chọn mẫu cho phù hợp với mỗi chỉ tiêu, kỹ thuật hoặc mỗi bước nghiên cứuthì cũng cần phải tính toán cỡ mẫu dựa theo các thông số của từng chỉ tiêu, từng kỹ thuậtnghiên cứu,…2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu: – Lựa chọn và mô tả các phương pháp nghiên cứu – Mô tả các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong từng phương pháp nghiên cứu2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu: cần mô tả rõ phương tiện kỹ thuật để xử lý số liệu nghiêncứu. Ngày nay, phần lớn các nghiên cứu đều đã xử lý số liệu trên máy tính, nhưng cần nóirõ những ngôn ngữ nào được sử dụng để lập trình xử lý số liệu trên máy tính (EPI INFO,FOXPRO,…) Nêu ra những công thức và những thông số áp dụng trong các công thức đó trongquá trình tính toán, xử lý số liệu nghiên cứu: – Tính các tham số mẫu (X, S2, S, p,…) – Các tính toán về yếu tố liên quan: OR, RR, r – Các phép so sánh thống kê? 19

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *