Hiện nay giáo dục trẻ em nói chung và giáo dục mầm non nói riêng không ngừng nghiên cứu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học để đáp ứng kịp sự phát triển rất nhanh chóng của khoa học, công nghệ. Chương trình đổi mới cho phép người giáo viên phát huy hết khả năng linh hoạt và sáng tạo của mình trong việc vận dụng những hiểu biết về tri thức khoa học vào việc giáo dục trẻ. Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo là có bản năng tò mò, ham thích tìm hiểu thế giới xung quanh. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cho thấy trẻ trong lớp học còn gặp nhiều khó khăn như sau: một số cháu mới đến trường, chưa học qua các lớp mầm, chồi nên khả năng nhận thức chậm, chưa đồng đều, còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, khả năng hợp tác, khả năng giải quyết vấn đề yếu, chưa tích cực tham gia các hoạt động, chưa sáng tạo, bên cạnh đó, một số trẻ chưa có ý thức bảo vệ môi trường, không biết gom rác vào thùng rác. Nhận thức rõ những khó khăn, thách thức đó, đồng thời thấy rõ nhiệm vụ của Giáo dục Mầm non là khuyến khích và nuôi dưỡng tính tò mò khám phá khoa học của trẻ nên đề tài “Phát triển năng lực cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các thí nghiệm khám phá khoa học” được thực hiện nhằm mục đích: Lựa chọn và tổ chức thực hiện một số thí nghiệm nhằm cung cấp cho trẻ những tri thức xác thực về khoa học và những mối liên hệ, quan hệ về các sự vật hiện tượng trong môi trường xung quanh. Tạo sự hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học nhằm khơi dậy những khả năng tiềm ẩn, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo, cho việc học tập suốt đời.

Đang xem: Giáo án: kpkh : sự kỳ diệu của nước

II. CÁCH TIẾN HÀNH

2.1 Giáo dục trải nghiệm

Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá các sự vật, hiện tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi…) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Thông qua đó, chủ thể – trẻ có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống.

Giáo dục trải nghiệm: ngay từ xa xưa, con người đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa và vai trò của trải nghiệm với việc học tập của mỗi cá nhân. Khổng Tử cho rằng “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Trong rất nhiều quan điểm, triết lý khác nhau về giáo dục trải nghiệm, không thể không nhắc đến quan điểm giáo dục Montessori. Ông khẳng định: “Trẻ tự đào luyện mình trong mối quan hệ với môi trường”. Có nghĩa là những gì mà trẻ có được phải “thông qua hoàn cảnh sống bên ngoài”, thông qua hoạt động tương tác trực tiếp của trẻ với môi trường. Vai trò của trẻ trong quá trình trải nghiệm không chỉ là người tham gia mà chính là chủ thể thực hiện các tương tác với đối tượng; thông qua quá trình tương tác này mà kiến tạo những kiến thức mới trở thành kinh nghiệm của bản thân.

Trong quá trình trải nghiệm, trẻ là trung tâm là chủ thể của hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, giáo dục trải nghiệm đòi hỏi trẻ phải có nhu cầu, hứng thú, sự tò mò với đối tượng trải nghiệm. Bởi vì chính sự hứng thú, tò mò sẽ trở thành động lực thúc đẩy trẻ tham gia vào quá trình trải nghiệm và tự trải nghiệm để tìm hiểu thế giới xung quanh. Cùng với trẻ, giáo viên là người dẫn dắt, hướng trẻ vào môi trường trải nghiệm, đồng thời là người quan sát, giúp đỡ và kiểm tra, hướng dẫn, hệ thống lại những kiến thức mà trẻ thu được quá trải nghiệm.

Môi trường trải nghiệm là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình trải nghiệm. Môi trường trải nghiệm phải khai thác được hết kinh nghiệm của trẻ; đảm bảo an toàn, đầy đủ đối tượng trải nghiệm để trẻ có thể chủ động, tích cực tương tác với môi trường.

2.2 Năng lực, phát triển năng lực

Khái niệm năng lực: trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh, từ “năng lực” được sử dụng với nhiều nghĩa cụ thể, gắn với các lĩnh vực khác nhau, trong những tình huống và ngữ cảnh riêng biệt. Do vậy, nếu nói chung chung thì sẽ rất phức tạp và khó xác định bởi vì nghĩa của từ “năng lực” rất gần nghĩa với các từ khác như “tiềm năng”, “khả năng”, hay “kỹ năng”. Theo từ điển tiếng Việt từ “năng lực” có nghĩa gốc là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao.

Phân loại năng lực: việc phân loại năng lực là một vấn đề rất phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm và tiêu chí dùng để phân loại. Có hai loại chính đó là những năng lực chung và năng lực cụ thể chuyên biệt. Đối với trẻ ở 5-6 tuổi có khả năng hình thành và phát triển các năng lực sau: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực ngôn ngữ (đọc, viết), năng lực thể chất, văn nghệ, năng lực thẩm mĩ,…

2.3 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi):

– Trẻ ghi nhớ có chủ định và có khả năng tập trung tốt, bền vững hơn.

– Khả năng tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ:

+ Trẻ đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và có nhu cầu tìm hiểu rõ bản chất của chúng.

+ Trẻ đã bắt đầu lĩnh hội được tri thức ở trình độ khái quát cao và một số khái niệm cơ bản.

+ Ở trẻ phát triển kỹ năng kí hiệu của ý thức.

– Trẻ đang bước đầu của quá trình tư duy trừu tượng.

2.4 Nội dung khám phá khoa học theo chương trình giáo dục mầm non mới

Trẻ được khám phá khoa học về:

– Các bộ phận cơ thể người

– Đồ vật, chất liệu

– Thực vật, động vật

– Các hiện tượng tự nhiên: thời tiết, không khí, nước, ánh sáng, mặt trời mặt trăng.

2.5 Tổ chức một số thí nghiệm khám phá khoa học nhằm phát triển năng lực cho trẻ 5-6 tuổi

2.5.1 Khám phá về nước

Thí nghiệm 1: Các lớp chất lỏng

– Mục đích:

+ Trẻ biết phân biệt các chất lỏng khác nhau: dầu, nước, siro

+ Nhận biết lớp siro nặng hơn nước nên chìm xuống dưới. Lớp dầu nhẹ hơn nước và siro nên nổi lên trên cùng. Còn lớp nước ở giữa.

– Chuẩn bị: 1 cốc dầu ăn, 1 ly nước, 1 cốc siro, các thẻ màu đỏ, trắng, vàng.

– Tiến hành:

Bước 1:

– Cho trẻ quan sát và gọi tên 3 chai chất lỏng: dầu, nước, siro

– Mỗi chất lỏng cô dùng 1 miếng nhựa màu tương ứng với màu chất lỏng: miếng nhựa đỏ, vàng, trắng.

Bước 2:

– Cho trẻ chọn chất lỏng thứ 1 nào đổ vào ly trước. Và chọn miếng nhựa có màu tương ứng gắn lên bảng.

– Cô cho trẻ chọn chất lỏng thứ 2 và đổ vào ly. Và trẻ tự đoán nó sẽ ở vị trí nào trong cái ly. Chọn thẻ nhựa có màu tương ứng gắn tiếp lên bảng. Cô cho trẻ quan sát lớp chất lỏng thứ 2 ở vị trí nào trong cái ly có đúng như dự đoán của trẻ không.

Xem thêm: Đại Học Bách Khoa Tuyển Sinh 2016, Điểm Chuẩn 2016: Trường Đại Học Bách Khoa Tp

– Làm tương tự với chất lỏng thứ 3.

– Cho trẻ quan sát vị trí các lớp chất lỏng ở trong ly để rút ra kết luận: (lớp siro nặng hơn nước nên chìm xuống dưới cùng. Lớp nước nhẹ hơn siro nhưng nặng hơn dầu nên ở giữa. Lớp trên cùng là lớp dầu vì nhẹ hơn lớp nước và lớp siro).

Bước 3:

– Cho trẻ chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm tự chọn vị trí xếp thẻ nhựa khác với lúc đầu. Rồi mỗi nhóm sẽ đổ thứ tự các lớp chất lỏng theo như đã chọn và mang ly chất lỏng vừa đổ lên cùng quan sát xem các lớp chất lỏng có đứng ở đúng vị trí đó không?

– Trẻ tự rút ra kết luận: chất lỏng dù đổ loại nào trước thì nó vẫn ở vị trí theo thứ tự siro, nước, dầu. Và trẻ lên gắn lại thứ tự thẻ nhựa theo đúng vị trí các chất lỏng trong ly.

*
*
*

Hình 1: Các bước thực hiện thí nghiệm “Các lớp chất lỏng”

Thí nghiệm 2: Trứng nổi trứng chìm

– Mục đích

+ Trẻ biết dung dịch muối mặn hơn nước thường.

+ Trẻ biết qủa trứng có thể nổi trong dung dịch muối và chìm trong nước.

– Chuẩn bị: 1 ly nưới, 1 ly nước muối, 2 quả trứng

– Tiến hành:

Bước 1: Cho trẻ quan sát và gọi tên các đối tượng. Và có thể đoán xem cô sẽ làm gì với những dụng cụ này.

Bước 2: Cho trẻ dán nhãn 2 cốc nước, sau đó đổ muối vào cốc nước thứ 2 (khoảng 10 muỗng cafe), khuấy đều. Sau đó thả 2 quả trứng vào trong 2 cốc.

*
*

Hình 2: Các bước thực hiện thí nghiệm “Trứng nổi trứng chìm”

Bước 3: Cô cho trẻ quan sát và rút ra giải thích: Do nước có tỷ trọng nhỏ hơn so với quả trứng nên quả trứng chìm trong nước lã. Còn nước muối có tỷ trọng lớn hơn so với quả trứng nên đương nhiên quả trứng nổi trong nước muối.

Mở rộng: cho trẻ thử nghiệm với ly nước đường → tiếp tục cho trẻ khám phá. Mỗi khi cháu khám phá ra điều gì, ta cho cháu ghi kết quả bằng kí hiệu mà cô và cháu đã thỏa thuận để dễ kiểm tra. Khi thí nghiệm thành công, tôi thấy trên khuôn mặt các cháu lộ rõ vẻ thích thú, phấn khởi vô cùng.

2.5.2 Thí nghiệm với thực vật

Thí nghiệm 1: Sự phát triển của cây từ hạt

– Mục đích:

+ Trẻ biết được một số giai đoạn trong quá trình phát triển của cây

+ Tạo hứng thú cho trẻ trong việc gieo trồng, theo dõi, chăm sóc cây.

– Chuẩn bị: hạt đậu xanh, 4 vỏ chai trà xanh cắt làm cốc đựng đất gieo hạt, nước tưới

– Tiến hành:

Bước 1: chọn những hạt đậu xanh tốt: hạt to, đồng đều, ngâm trong nước ấm 3-4 giờ, ủ ẩm cho ra rể.

Bước 2: Cô và trẻ cắt vỏ chai trà xanh thành 4 cốc, chọn đất tơi xốp có phân hữu cơ cho vào 4 cốc. Gieo hạt đậu xanh đã nẩy mầm vào 4 cốc, đặt nơi có ánh sáng. Hàng ngày cô dẫn trẻ quan sát, tưới nước, đo chiều cao cây đậu. Hướng dẫn trẻ ghi nhật kí thí nghiệm quá trình phát triển của cây.

*
*

Hình 3: Trẻ quan sát thí nghiệm “Sự phát triển của cây từ hạt”

Thí nghiệm 2: Trải nghiệm trồng và chăm sóc cây, rau

Mục đích: Trẻ biết tên gọi và đặc điểm của một số loại cây và rau. Trẻ biết công dụng của cây, rau đối với cơ thể con người và các món ăn được chế biến từ rau. Trẻ biết tưới nước chăm sóc cho cây, rau.

Chuẩn bị: Đất và phân hữu cơ được giáo viên trộn đều, mỗi học sinh chuẩn bị một chậu sau đó cho đất và phân hữu cơ vào chậu.

Tiến hành

Gieo hạt: Cô hướng dẫn trẻ cách gieo hạt, trồng các loại cây như cà chua, rau muống, cải xà lách…

Cô hướng dẫn trẻ tưới nước: Trẻ tiến hành chăm sóc, tưới nước hàng ngày.

Thu hoạch: khi rau lớn, quả chin thì tiến hành thu hoạch.

*
*

Hình 4: Trẻ trồng cây, trồng rau và thu hoạch sản phẩm

III. KẾT QUẢ

Qua thời gian tổ chức cho 40 trẻ lớp Lá 2 Trường Mầm non Thị trấn Năm Căn trải nghiệm khám phá khoa học thông qua một số thí nghiệm thu được những kết quả tích cực như sau:

+ Trẻ rất hứng thú, sáng tạo, tỉ mỉ thực hiện các thí nghiệm tăng từ 23 trẻ (trước khi tổ chức các thí nghiệm) lên 40 trẻ (sau khi tổ chức các thí nghiệm).

+ Trẻ ngày càng có kỹ năng hoạt động theo nhóm, biết phân công việc làm, đoàn kết cùng nhau hoàn thành thí nghiệm từ đó biết quý trọng sức lao động, biết bảo vệ môi trường, không vức rác bừa bãi tăng từ 37,5% (trước khi tổ chức các thí nghiệm) lên 92,5% (sau khi tổ chức các thí nghiệm).

Xem thêm: Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tuyển Sinh, Trang Tuyển Sinh

+ Trẻ biết cách trồng, chăm sóc, gọi tên và đặc điểm của một số loại cây, rau, biết công dụng của rau đối với cơ thể con người. Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các loại cây, rau trong vườn trường, yêu quý thiên nhiên tăng 37,5% từ 62,5% (trước khi tổ chức các thí nghiệm) lên 100% (sau khi tổ chức các thí nghiệm). Qua đó, giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, rèn luyện và hoàn thiện các giác quan, hình thành và phát triển năng lực cho trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *