HS biết làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.

Đang xem: Giáo án bàn tay nặn bột môn khoa học lớp 4 violet

*

Môn: Khoa học lớp 4

GV thực hiện: Lường Thị Hoài

Trường Tiểu học Việt Ấn

BÀI 30: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ?

(Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột)

 

Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học

Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành

– HS biết không khí có ở trong quả bóng, săm xe đạp, ở quanh ta…

– Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ thống nhất ý kiến trong nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục HS tích cực tự giác trong các hoạt động.

II. Đồ dùng dạy học

– Chuẩn bị túi ni lông to, dây chun, kim băng, chậu nước, chai không, một miếng bọt biển.

III. Hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài:

a. Ổn định tổ chức:

b. Ôn bài cũ:

+ Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước?

+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước?

– GV nhận xét HS

2. Phát triển bài:

a. G/T bài: Trong không khí có khí ôxy rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu? Làm thề nào để biết có không khí? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.

b. Bài mới:

* Hoạt động 1: Không khí có ở xung quanh ta.

– GV tiến hành hoạt động cả lớp.

– Yêu cầu cả lớp quan sát động tác mà GV làm mẫu vừa nói cách làm: mở miệng túi ni lông chao đi chao lại rồi nhanh chóng túm lại miệng túi ni lông dùng dây chun buộc chặt lại (GV làm lại 2 lần HS quan sát làm theo)

– Suy nghĩ, vẽ mô phỏng và dự đoán xem trong túi ni long có gì?

– Yêu cầu HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến để vẽ lại những dự đoán của nhóm mình xem trong túi ni lông có gì?

– Yêu cầu các nhóm trình bày

– Các nhóm đều dự đoán trong túi ni lông có không khí. Vậy các em có băn khoăn thắc mắc gì về dự đoán của bạn không?

– Tất cả các câu hỏi đều rất hay, tuy nhiên trong phạm vi bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu: Trong túi ni lông có gì?

– GV viên viết câu hỏi lên bảng: Túi ni lông có gì?

– Vậy để trả lời cho câu hỏi này, các em có thể làm thế nào?

– Tất cả các phương pháp trên đều giúp chúng ta tìm hiểu được câu trả lời, tuy nhiên để có thể có kết quả ngay bây giờ và phù hợp với tình hình lớp học thì chúng ta sẽ chọn phương pháp: Thực hành.

Xem thêm: Khoa Du Lịch Đại Học Huế Tuyển Sinh 2020, Thông Tin Tuyển Sinh Trường Du Lịch

– Hãy mô tả thí nghiệm định làm

– Hướng dẫn HS thực hành

– GV cho HS cầm túi ni lông chao đi chao lại hoặc chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở miệng túi rồi sau đó dùng dây chun buộc chặt miệng túi lại. Sau đó lấy kim châm một lỗ nhỏ trên túi ni lông và đưa chỗ thủng lên má mình cảm nhận.

– Yêu cầu HS làm thí nghiệm xong sau đó viết vẽ mô phỏng thí nghiệm vào vở cá nhân.

– Yêu cầu thảo luận nhóm thống nhất ý kiến

 

 

– Yêu cầu HS các nhóm so sánh với hiểu biết ban đầu của mình

GV kết luận: Không khí có ở xung quanh chúng ta.

* Thí nghiệm 2:

– Khi mở chia rỗng có nắp kín vào trong chậu nước, từ từ mở nút chai ra, em dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra?

– Các nhóm làm thí nghiệm sau đó trình bày ý kiến.

– Vậy bên trong chai rỗng có gì?

GV: Qua thí nghiệm trên biết không khí có ở đâu?

Thí nghiệm 3:

– Nhúng miếng bọt biển khô xuống nước lấy tay bóp nhẹ, em dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra?

– Yêu cầu HS làm thí nghiệm

 

Kết quả: Hiện tượng sùi bọt tăm là do nước chiếm chỗ rỗng trong miếng xốp nên không khí ở chỗ rỗng thoát ra gây hiện tượng sùi tăm

– Điều đó chứng tỏ những lỗ nhỏ li ti trong miếng xốp chứa gì?

– 3 thí nghiệm trên cho em biết điều gì?

– Không khí bao quanh vỏ trái đất gọi là gì?

– Nghĩ và nêu ví dụ chứng tỏ xung quanh chúng ta có không khí.

– Theo em không khí quan trọng như thế nào đối với đời sống của con người?

– Em đã làm gì để bảo vệ không khí?

 

3. Kết luận:

– GV nhận xét tiết học.

– Dặn HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau.

 

– Lớp hát

 

 – 2 HS trả lời.

 

 

 

 

– HS nghe.

Xem thêm: Khóa Học Dịch Thuật Tiếng Anh Tphcm Bạn Nên Biết, Khai Giảng Lớp Học Biên Phiên Dịch Tiếng Anh

 

 

 

 

 

 

 

 – HS quan sát

 

 

 

 

 

 

 – HS viết, vẽ vào vở thực hành của mình.

– HS thống nhất và viết vẽ dự đoán của nhóm mình vào giấy A3, sau đó gắn lên bảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *