Việt Nam đã có những chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm khuyến khích thành lập các doanh nghiệp khoa học công nghệ, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển để từ đó kéo theo sự phát triển ở các lĩnh vực khác nhờ ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.

Đang xem: Doanh nghiệp khoa học công nghệ là gì

» Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ

»Điều kiện thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ

»Hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ

»Thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ

*

Khoa học công nghệ ngày càng đi sâu vào đời sống con người và nó giúp cho con người có những phát triển vượt bậc về năng suất lao động, chất lượng và số lượng hàng hóa. Có thể nói, khoa học công nghệ phát triển sẽ mang lại năng suất cao cho các lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng hải sản nhờ vào việc cải tiến giống mới và sử dụng máy móc trong thu hoạch; đồng thời khoa học công nghệ đem tới sự tự động hóa bằng dây chuyền tự động trong các ngành công nghiệp, giải phóng con người khỏi việc lao động chân tay nặng nhọc và vẫn đảm bảo sản lượng hàn hóa sản xuất từng năm.

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Theo Luật Khoa học và Công nghệ 2013 và các Thông tư liên tịch của các Bộ có liên quan, Kế toán Sài Gòn xin được tổng hợp các chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ như sau:

1. Được xem xét, giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc sở hữu nhà nước. Việc giao toàn bộ hay một phần quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được thực hiện theo thỏa thuận giữa đại diện chủ sở hữu nhà nước và tổ chức chủ trì hoặc khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013.

2.Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng điều kiện doanh nghiệp KH&CN có tỷ lệ doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả KH&CN trên tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm thứ nhất đạt từ 30% trở lên, năm thứ hai đạt từ 50% trở lên và từ năm thứ ba trở đi đạt từ 70% trở lên. Năm thứ nhất được hiểu là năm đầu tiên doanh nghiệp KH&CN có thu nhập chịu thuế.

3. Doanh nghiệp khoa học công nghệ được lựa chọn việc sử dụng đất theo một trong hai hình thức: Cho thuê đất và miễn tiền thuê đất; giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất. Doanh nghiệp chỉ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất sử dụng cho mục đích khoa học công nghệ.

4. Doanh nghiệp khoa học công nghệ được ưu tiên thuê đất, cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao

5. Doanh nghiệp khoa học công nghệ được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.

6. Doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá được quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tài trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn.

7. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật về công nghệ cao. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong nước được hỗ trợ lãi suất vay vốn tại ngân hàng.

8. Được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và các quỹ khác để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh.

9.Doanh nghiệp khoa học công nghệ được hưởng các dịch vụ tư vấn, đào tạo từ các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp của Nhà nước không phải trả phí dịch vụ. Được ưu tiên sử dụng các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học trong phòng thí nghiệm trọng điểm, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ của Nhà nước. Được hưởng các hỗ trợ ưu đãi từ Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.

ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Để thành lập một doanh nghiệp khoa học công nghệ thì doanh nghiệp đó phải hội đủ những điều kiện như sau:

Các cá nhân hoặc tổ chức thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ phải hoàn thành việc sáng chế (hay còn gọi là ươm tạo) và phải làm chủ được những kết quả từ việc sáng chế đó, làm chủ được khoa học và công nghệ mà mình đã tạo ra hoặc được sở hữu, phải sử dụng hợp pháp và có sở hữu hợp phát các công nghệ do mình sáng tạo để phát triển vào việc sản xuất các sản phẩm thuộc các lĩnh vực như:

– Phát triển công nghệ phần mềm tin học: như bảo mật, chống virus, thiết kế phần mềm,… thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin

– Phát triển công nghệ sinh học phục vụ cho các ngành:

+ Nuôi trồng thủy sản: các máy móc, thuốc trị bệnh thủy sản, thức ăn đủ dinh đưỡng…

+ Nông nghiệp: các giống lúa và hoa màu mới, thuốc trị sâu bệnh, phân bón…

+ Y tế: các loại thuốc kháng sinh, phương pháp chữa bệnh kết hợp đông tây y…

– Phát triển dây chuyền tự động hóa sản xuất, robot tự động, máy móc công nghệ cao,… nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, thuôc lĩnh vực tự động hóa.

– Phát triển công nghệ nano, bao phủ bên ngoài xe, vật dụng gia dụng, chống trầy và hạn chế vi khuẩn… phát triển các máy phun nano tối tân và tiện dụng hơn, bền hơn; ngoài ra còn phải tìm kiếm các chất liệu mới phù hợp hơn với môi trường, thời tiết Việt Nam, giá thành giảm… thuộc lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

– Phát triển các công nghệ như túi giấy sinh học dễ phân hủy thay thế cho nylon, thuốc diệt cỏ, diệt sâu bệnh ko gây nguy hiểm cho môi trường sống… thuộc lĩnh vục công nghệ bảo vệ môi trường.

– Phát triển sử dụng nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, các chất đốt sinh học thay thế xăng dầu, ít khói bụi… thuộc lĩnh vực công nghệ năng lượng mói.

– Phát triển vệ tinh phóng vào không gian, nghiên cứu mô hình tàu vũ trụ… thuộc công nghệ vũ trụ.

Sau khi hội đủ các điều kiện trên các cá nhân hoặc tố chức muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ có thể chuẩn bị 1 bộ hồ sơ để nộp trực tiếp lên Sở Khoa Học và Công Nghệ để được cấp giấy chứng nhận hoạt động.

HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Chúng ta có thể chia ra làm hai trường hợp thành lập: do cá nhân, tổ chức tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 80/2007/NĐ-CP quy định và do các tổ chức khoa học và công nghệ thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Xem thêm: Tạp Chí Khoa Học Nước Ngoài, Link Tra Cứu Các Tạp Chí Khoa Học Có Uy Tín

1. Đối với các cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ

– Bước 1: Doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2015 tại Khoản 1 Điều 5 Chương II để thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

– Bước 2: Sau khi được thành lập, doanh nghiệp cần lập hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trình Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong vòng 30 ngày làm việc. Sau đó, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét, nếu không đáp ứng đủ nhu cầu thì sẽ không cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, sẽ kèm lý do; nếu đủ điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận.

Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ sẽ là cơ sở để xem xét việc cấp Giấy chứng nhận. Kết quả phải là kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ như các chương trình, đề án, dự án nghiên cứu khoa học; kết quả ươm tạo từ công nghệ do các đối tượng tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định thực hiện; sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp hay từ các nguồn vốn ở bên ngoài; được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận quyền sở hữu hay sử dụng.

2. Đối với các tổ chức khoa học và công nghệ

– Bước 1: Tổ chức cần phải xây dựng Đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động để thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ trình lên các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét.

– Bước 2: Lập và hoàn chỉnh các hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định tại Chương II Luật Doanh nghiệp 2015 để thành lập và đăng ký kinh doanh tại các cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

– Bước 3: Bước này cũng giống với Bước 2 đối với các cá nhân, tổ chức theo pháp luật quy định.

Như vậy, các thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ khác rất nhiều so với thủ tục thành lập doanh nghiệp thông thường, trong đó, việc cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ được xét duyệt gắt gao nhất, dựa trên kết quả nghiên cứu và ứng dụng thành công các sản phẩm, giải pháp khoa học công nghệ của cá nhân, tổ chức.

* Hồ sơ thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ

– Văn bản đề nghị thành lập doanh nghiệp, được soạn thảo chính xác các nội dung như tên công ty, địa chỉ, ngành nghề đăng ký kinh doanh

– Danh sách các thành viên/cổ đông đã có chữ ký của từng người

– Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp

– Bản sao không quá 3 tháng chứng minh nhân dân / căn cước công dân / hộ chiếu của các thành viên / cổ đông và người đại điện pháp luật.

– Văn bản xác nhận vốn pháp định (đối với các ngành nghề đặc thù yêu cầu vốn pháp định)

– Bản sao công chứng của các chứng chỉ hành nghề (đối với các ngành nghề yêu cầu)

THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

– Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định hồ sơ:

+ Nếu doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu theo quy định hiện hành, Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

+ Trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trong thời gian 05 ngày làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua đường bưu điện.

– Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Bạn có thể tài mẫu đơn tại: https://thietbihopkhoi.comuploadfileChung-nhan-doanh-nghiep-KHCN.doc

+ Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao có chứng thực trong trường hợp Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện);

+ Dự án sản xuất, kinh doanh (những nội dung liên quan đến kết quả khoa học và công nghệ là cơ sở đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ);

+ Đối với doanh nghiệp thành lập từ việc chuyển đổi tổ chức khoa học và công nghệ công lập, trong hồ sơ phải có thêm Quyết định phê duyệt Đề án chuyển đổi của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Các doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp và có đủ điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ sau khi tiến hành nộp hồ sơ sẽ được giải quyết trong 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Xem thêm: Khóa Học Công Nghệ Thông Tin Miễn Phí Từ Harvard, Các Khóa Học Về Công Nghệ Thông Tin Tốt Nhất 2021

* Nơi nộp hồ sơ: Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *