Cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng các vấn đề cấp thiết về môi trường, thực phẩm, nông nghiệp… đang được xã hội quan tâm. Trước tình hình nhiều trung tâm nghiên cứu được thành lập để giải quyết các vấn đề trên, ngành Công nghệ sinh học trở thành một trong những ngành nghề mũi nhọn của thời đại công nghệ cao.

Đang xem: điểm chuẩn ngành công nghệ sinh học đại học bách khoa

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường sinh học, nhiều trường mở rộng chuyên ngành đào tạo công nghệ sinh học. Tuy nhiên, với các em học sinh, sinh viên viêc lựa chọn trường phù hợp với tài chính và mức điểm vẫn còn là vấn đề khó. Dưới đây, Top 10 Việt Nam sẽ giới thiệu tới các em Top 10 trường đại học đào tạo ngành Công nghệ sinh học uy tín nhất 2021 nhé.

*

MỤC LỤC

Công Nghệ Sinh Học – Xu hướng chuyên ngành Hot nhất tại các trường đại học1. Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST)2. Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội3. Đại học Bách khoa TP. HCM4. Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM5. Đại học Bách khoa Đà Nẵng6. Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. HCM7. Đại học Nông Lâm TP. HCM8. Đại học Cần Thơ9. Học viện Nông nghiệp Việt Nam10. Đại học Mở TP. HCM

Ngành Công Nghệ Sinh Học là gì?

Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩn và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

Cụ thể, các sản phẩm của ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng trong đời sống như: sản xuất thuốc, thức ăn; điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa; giải quyết các vấn đề môi trường;…

Ngành nghệ thuật học gì tại các trường đại học

Đối với trình độ đại học, ngành Công nghệ sinh học thường được phân thành các chuyên ngành tùy theo mục đích ứng dụng: Công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, ứng dụng trong thực phẩm, ứng dụng trong môi trường. Ngoài khối lượng kiến thức nền tảng về lĩnh vực sinh học, kỹ thuật và công nghệ, các chuyên ngành này còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng, công nghệ sản xuất sinh dược phẩm. Sinh viên có khả năng thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích số liệu; sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của công nghệ sinh học.

Xem thêm: Học Phí Ngành Y Dược: Việt Nam Cao Nhất 198 Triệu, Thế Giới Lên Tới 1,7 Tỷ Đồng

*

Học ngành Công Nghệ Sinh Học ra trường làm gì?

Ngày nay, CNSH đang được ứng dụng vào trong rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, y học, dịch vụ, du lịch… nhằm phục vụ cho mọi như cầu của cuộc sống như dinh dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe… Bằng những kiến thức sinh học về thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn,… và sử dụng “công nghệ DNA tái tổ hợp” những nhà khoa học đang cố gắng tạo ra những cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, những loại thực phẩm, dược phẩm phục vụ cho việc chữa bệnh cho con người…

Do đó sinh viên tốt nghiệp ngành này được công nhận là cử nhân hoặc kỹ sư, làm việc tại các lĩnh vực: y dược (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, vắcxin); môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải…); nông – lâm – ngư – nghiệp (giống, bệnh, chất lượng); công nghiệp (lên men công nghiệp, vật liệu sinh học…

Công Nghệ Sinh Học – Xu hướng chuyên ngành Hot nhất tại các trường đại học

CNSH đã và đang ngày càng tỏ ra thực sự có ý nghĩa lớn đối với đời sống con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó, CNSH đã được ưu tiên đầu tư rất lớn cho những nghiên cứu và những kế hoạch mang tính ứng dụng. Do đó, có rất nhiều cơ hội dành cho các cử nhân/kỹ sư tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học, bao gồm cả các công ty nước ngoài chứ không chỉ riêng các doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty tư nhân chuyên môn.

Ngành công nghệ sinh học được phân chia thành nhiều chuyên ngành nhỏ như:

Hóa Sinh và Sinh lý thực vậtDi truyền học Thực vật họcSinh học tế bàoY SinhLý SinhVi sinh vật họcSinh thái học và sinh học môi trườngTin Sinh học

Ngoài ra, dựa vào mục đích ứng dụng công nghệ sinh học có thể được chia thành nhiều chuyên ngành như:

Công nghệ sinh họcY Dược Công nghệ sinh học trong Nông nghiệpCông nghệ sinh học trong chăn nuôi , Thú yCông nghệ sinh học trong nuôi trồng Thủy sảnCông nghệ sinh học trong chế biến

Các khối thi vào ngành Công Nghệ Sinh Học

Mã ngành: 7420201

Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển các tổ hợp môn sau:

A00: Toán – Lý – Hóa họcB00: Toán – Hóa học – Sinh họcB03: Toán – Sinh học – Ngữ vănD08: Toán – Sinh – Tiếng AnhA01: Toán – Lý – Tiếng Anh

Mức điểm chuẩn của ngành Công Nghệ Sinh Học

Ngành Công nghệ sinh học được tuyển sinh và đào tạo tại nhiều trường đại học trên cả nước. Điểm chuẩn của trường phụ thuộc vào từng đơn vị đào tạo. Năm 2018, điểm chuẩn của ngành dao động từ 15 – 21 điểm.

*

1. Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST)

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (tên tiếng Anh Hanoi university of science and technology – viết tắt HUST). Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài khoa học, công nghệ; định hướng phát triển thành đại học nghiên cứu ngang tầm với các đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới.

Xem thêm: Cách Làm Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học, Các Bước Làm Bài Nghiên Cứu Khoa Học

Đào tạo hệ cử nhân và kỹ sư ngành Kỹ thuật Sinh học với các định hướng Kỹ thuật Sinh học trong Công nghiệp, Môi trường, Y dược, Thực phẩm và Kiểm nghiệm an toàn sinh học. Chương trình đào tạo Kỹ thuật Sinh học luôn được cập nhật các xu hướng đào tạo trên thế giới và các kết quả nghiên cứu ứng dụng thực tế. Ngành học được xây dựng liên thông lên các bậc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Sinh viên khoa công ngệ sinh học được trang bị kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc của ngành Kỹ thuật Sinh học về kỹ thuật sản xuất, thiết kế, vận hành dây chuyền sản xuất, tổ chức và điều hành sản xuất, quản lý và nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm sinh học ứng dụng trong các lĩnh vực sinh học, môi trường, nông nghiệp, thực phẩm và y dược.

Tiêu chí tuyển sinh ngành Công Nghệ Sinh Học trường Đại học Bách khoa Hà Nội

– Học phí Đại học Bách khoa Hà Nội: 15-20 triệu đồng/năm

– Điểm chuẩn ngành công nghệ sinh học: 23.4đ

– Tổ hợp môn xét tuyển:

A00: Toán, Vật lý, Hóa họcB00: Toán, Hóa học, Sinh họcD07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Thông tin liên hệ:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *