Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014.

Đang xem: đề tài nghiên cứu khoa học về tăng huyết áp

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới năm 2012, ước tính trong 57 triệu ca tử vong trên toàn cầu trong năm 2008 có 36 triệu ca tử vong (63%) là do bệnh không lây. Tỷ trọng lớn nhất của bệnh không lây trường hợp tử vong là do các bệnh tim mạch (48%) <40>. Trong đó tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hành vi và sinh lý hàng đầu. Tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Tăng huyết áp là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi <36>. Và tăng huyết áp được báo cáo là thứ tư đóng góp đến tử vong ở các nước phát triển và thứ bảy ở các nước đang phát triển.

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc lá (8,7%) hay tăng đường máu (5,8%). Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các nước phát triển và 32% ở các nước đang phát triển <39>. Báo cáo gần đây cho thấy gần 1 tỷ người lớn (hơn một phần tư dân số thế giới) bị tăng huyết áp trong 2000 và điều này được dự đoán sẽ tăng lên 1,56 tỷ vào năm 2025. Trong khu vực của tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ tăng huyết áp trong năm 2008, cao nhất tại châu Phi 36,8% <40>.

Xem thêm: Các Công Trình Kiến Trúc Nổi Tiếng Ở Việt Nam, Top 10 Công Trình Kiến Trúc Đẹp Ở Việt Nam

Xem thêm: Sách Giải Sách Khoa Học Lớp 5 Giá Rẻ Nhất Tháng 07/2021, Giải Bài Tập Khoa Học 5 Vnen

Tại Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị tăng huyết áp. Với dân số của Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp <37>.Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh tăng huyết áp sẽ còn tăng do các yếu tố liên quan như: Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫn còn phổ biến… Theo tổ chức Y tế thế giới, khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được 80% bệnh tăng huyết áp.Thị trấn Phong Điền là thị trấn trung tâm của huyện Phong Điền, có dân số khá đông, trong thời gian gần đây theo nhiều báo cáo cho thấy tình hình tăng huyết áp đang diễn biến phức tạp. Song lại chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để khảo sát tình hình tăng huyết áp tại địa phương. Với mục đích đánh giá thực trạng và yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp, nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin, bằng chứng để cải thiện dịch vụ y tế cũng như xây dựng chiến lược phòng và điều trị tăng huyết áp có hiệu quả hơn. Do đó, chúng tôi thực hiện “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014”. Với các mục tiêu:1. Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014.2. Xác định một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014.

MỤC LỤCNghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014

ĐẶT VẤN ĐỀ 1Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 31.1 Đại cương về tăng huyết áp 31.2 Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và trong nước 121.3 Các nghiên cứu về yếu tố liên quan đến tăng huyết áp tại Việt Nam 141.4 Một số đặc điểm về thị trấn Phong Điền 17Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 182.1 Đối tượng nghiên cứu 182.1.1 Đối tượng nghiên cứu 182.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu 182.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 182.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 182.2 Phương pháp nghiên cứu 182.2.1 Thiết kế nghiên cứu 182.2.2 Cỡ mẫu 182.2.3. Phương pháp chọn mẫu 192.2.4 Nội dung nghiên cứu 202.2.5 Phương pháp thu thập số liệu 262.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 292.2.7 Sai số và cách khắc phục 302.3 Đạo đức trong nghiên cứu 30Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 313.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 313.2 Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên 373.3 Một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở người dân trên 25 tuổi 40Chương 4 BÀN LUẬN 464.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 464.2 Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên 514.3 Mối liên quan giữa tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan 53KẾT LUẬN 62KIẾN NGHỊ 64TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *