Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng 

Đang xem: đề tài nghiên cứu khoa học về lễ hội

*

DownloadVui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng nhằm khái quát về lễ hội và lễ hội du lịch, tìm hiểu lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng, một số giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác có hiệu quả lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng phụ vụ phát triển du lịch.

Xem thêm: Nữ Sinh Bán Bánh Mì Đỗ Thủ Khoa Đại Học, Thủ Khoa Đi Bán Bánh Tráng Trộn Có Gì Chê Trách

*

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng 

Xem thêm: 10+ Bài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Chọn Lọc

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực, các kếtquả nghiên cứu do chính chủ nhiệm để tài và những người tham gia thực hiện, các tài liệutham khảo đã được trích dẫn đầy đủ. Sinh viên Trần Thị Ngân LỜI CẢM ƠN Là một sinh viên ngành văn hoá du lịch đã 4 năm miệt mài trên ghế nhà trường,không riêng gì bản thân em mà mỗi bạn sinh viên được làm đề tài nghiên cứu khoa họcthì đây thực sự là một niềm vinh dự lớn. Để hoàn thành dề tài này đòi hỏi sự cố gắng rấtlớn của bản thân cũng như sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cùng sự cổ vũ động viênto lớn của gia đình và bạn bè. Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo,ThS. Đào Thị Thanh Mai. Em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô. Đồng thời emcũng xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em rấtnhiều trong suốt quá trình để em có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, tư duy còn nhiều hạn chếkhông tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp củathầy cô và các bạn, để bản thân có thể hoàn thiện hơn đề tài tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Thị Ngân MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Mục đích, ý nhĩa của đề tài 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 5. Phương pháp nghiên cứuCHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI DU LỊCH1.1. Lễ hội1.1.1. Khái niệm1.1.2. Lịch sử hình thành1.1.3. Phân loại lễ hội1.1.3.1. Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội1.1.3.2. Căn cứ vào không gian tổ chức1.1.3.3. Căn cứ vào mục đích thờ cúng1.1.4. Cấu trúc của lễ hội1.1.4.1. Lễ hội truyền thống1.1.4.2. Lễ hội hiện đại1.1.5. Đặc điểm, chức năng, vai trò của lễ hội1.1.5.1. Đặc điểm của lễ hội1.1.5.2. Vai trò của lễ hội1.2. Lễ hội du lịch1.2.1. Khái niệm1.2.2. Đặc điểm của lễ hội du lịch1.2.3. Vai trò của lễ hội du lịch1.2.4. Cơ sở để hình thành lễ hội du lịch1.2.5. Sự so sánh giữa lễ hội du lịch hiện đại và lễ hội truyền thống1.2.6. Ưu điểm và nhược điểm của lễ hội du lịch1.2.7. Một số lễ hội du lịch tiêu biểu trên thế giới và ở Việt NamTiểu kết chương 1.CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU LỄ HỘI HOA PHƢỢNG ĐỎ- HẢI PHÒNG2.1. Sự kiện Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 20132.2. Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng2.2.1. Ý tưởng tổ chức sự kiện.2.2.2. Công tác chuẩn bị và tổ chức Lễ hội2.2.2.1. UBND Thành phố Hải Phòng2.2.2.2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch2.2.2.3. Sở Thông tin và Truyền thông2.2.2.4. Trung tâm văn hóa, Trung tâm triển lãm và mỹ thuật thành phố2.2.2.5. Bảo tàng Hải Phòng2.2.2.6. Đoàn nghệ thuật thành phố2.2.2.7. Các ban ngành và các cấp lãnh đạo khác2.2.3 Nội dung tổ chức của Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng lần thứ nhất2.2.3.1. Các hoạt động chính2.2.3.2. Các hoạt động bổ sung2.3. Đánh giá về hoạt động tổ chức Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng lần thứ nhất2.3.1. Kết quả đạt được2.3.2. Công tác tổ chức2.3.3. Công tác tuyên truyền, quảng bá2.3.4. Tác động của Lễ hội đối với sự phát triển hình ảnh du lịch tành phố Hải Phòng.2.4. Những thành công, vấn đề tốn tại và hạn chế từ tổ chức Lễ hộiTiểu kết chương 2.CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM KHAI THÁC CÓHIỆU QUẢ LỄ HỘI HOA PHƢỢNG ĐỎ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẢIPHÒNG3.1. Giải pháp3.1.1 Thiết kế chương trình lễ hội đặc sắc3.1.2 Thu hút, đầu tư vốn3.1.3 Vận động sự tham gia tích cực của dân cư địa phương3.1.4 Chiến lược quảng bá rộng rãi3.1.5 Xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật3.1.6 Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá mở rộng thị trường3.2. Kiến nghị3.2.1. Đề xuất với UBND, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng3.2.2. Đề xuất với ban ngành tổ chức lễ hộiTiểu kết chương 3KẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài Du lịch trong những năm gần đây có những bước phát triển mạnh mẽ, là một trongnhững ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân.Bên cạnh đó, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng về du lịch, trong đó lễ hộiđược xem như một bộ phận cấu thành tiềm năng ấy. Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vaitrò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linhthiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông,trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốtlành. Ðồng thời đó là nơi người dân được vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần. Nó đượcxem như một phương tiện văn hóa đa năng diễn ra vào những thời điểm được lựa chọn ởcác địa phương dựa trên cơ sở các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội có liên quan. Theo thống kê tháng 1/2013 của Cục Văn hóa thông tin cơ sở, Bộ Văn hóa – thểthao và du lịch, mỗi năm cả nước có khoảng 8.000 lễ hội, trong số này lễ hội dân giantruyền thống chiếm 80%, lễ hội tôn giáo gần 16% và trên 4% là lễ hội lịch sử cáchmạng…Trong thống kê kể trên, có tính cả đến các lễ hội du nhập từ nước ngoài vào ViệtNam như lễ tình yêu, lễ Giáng sinh, lễ hội hóa trang, Ngày của mẹ, Ngày của cha… Theo thống kê này, trung bình mỗi ngày nước ta có tới hơn 20 lễ hội. Đấy là chưakể có lễ hội tổ chức một hai ngày trong năm, nhưng không ít lễ hội kéo dài cả tuần, cảtháng, thu hút hàng vạn người tham gia như hội chùa Hương, Yên Tử, lễ đền Bà chúaKho, hội chùa Thầy, chùa Tây Phương… Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi thay nhiều mặt của đất nước, lễ hộitruyền thống Việt Nam đang có sự biến đổi cả về nội dung và hình thức biểu hiện. Nhữnghình thức mới chứa đựng những nội dung mới của hoạt động lễ hội đang diễn ra, biếnđộng và từng bước định hình trong điều kiện mới. Bên cạnh lễ hội truyền thống còn cócác lễ hội hiện đại. Đó là các lễ hội du lịch, liên hoan du lịch, lễ hội thương mại – du lịch,lễ hội văn hóa – thể thao – du lịch, các Festival… đang ngày càng mở rộng với nhiều quymô, mức độ và nội dung phong phú, đa dạng, sinh động… Việc khai thác, sử dụng và mởrộng các nội dung, thành tố của lễ hội của các địa phương trên cả nước phục vụ phát triểndu lịch là một vấn đề mới, hứa hẹn tiềm năng to lớn. Hải Phòng là một thành phố năng động, đang có những bước chuyển mình quantrọng và việc đầu tư, phát triển tiềm năng, thế mạnh của vùng trong kinh doanh du lịch làkhông thể thiếu.Việc khai thác tiềm năng của Du lịch lễ hội mà tiêu điểm là Lễ hội Hoaphượng đỏ (Hải Phòng) đã gặt hái được những thành công to lớn. Và hơn thế, đây còn làminh chứng cho việc xây dựng, phát triển loại hình du lịch lễ hội và là cơ hội để du lịchHải Phòng cất cánh. Thông qua tổ chức lễ hội, củng cố sự đoàn kết thống nhất, có thêmniềm tin, động lực vượt qua khó khăn, tiếp tục tạo đà phát triển kinh tế- xã hội thành phố.Đây cũng là sự kiện thiết thực hưởng ứng, hướng đến Năm du lịch quốc gia Đồng bằngsông Hồng- Hải Phòng 2013 và những năm tháng sau này. Đây là cơ hội để em có thể tìm hiểu nhiều về một vấn đề mới và góp một phần côngsức nhỏ bé của mình vào sự phát triển của lễ hội du lịch nói chung và sự phát triển của dulịch thành phố nói riêng. Vì thế em đã chọn đề tài “Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứuđiển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng”2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội nói chung. Đối với đề tài lễ hội dulịch, trên thế giới, một số tác phẩm và công trình nghiên cứu được công bố gần đây có thểkể: – “Quảng bá lễ hội và du lịch địa phương: vai trò hỗ trợ của người dân và sựtiêu dùng của du khách” (Local Festivals and Tourism Promotion: The Role of PublicAssistance and Visitor Expenditure) của Daniel Felsenstein và Aliza Fleischer). – “Nghiên cứu về bản chất và phạm vi của lễ hội” (The nature and scope offestival studies) của Donald Getz – GS danh dự tại đại học Calgary – Canada . – “Lễ hội – lời mời gọi du lịch” (Festivals – a tourism invitation to theworld) (Anita Mendiratta, chương trình CNN TASK Group) tháng 1/2010 – “Phân tích tác động kinh tế của Liên hoan Khoa học và Nghệ thuật Igatha –New York trong lễ hội mùa đông” (ThS. Jessica Claire Daniels, đại học Cornell, Igatha,New York, USA tháng 8/2007) – “Lễ hội du lịch ở Trung Quốc, tìm hiểu lễ hội thuyền rồng” (tác giả: ZheChen và Ping Huang, Đại học Bách khoa Ninh Ba – Chiết Giang – Trung Quốc). Trong nước, theo em được biết, hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nàođược công bố về lễ hội du lịch nói chung và lễ hội Hoa Phượng Đỏ nói riêng. Về khóaluân của sinh viên, vừa rồi đã có đề tài mang tên: “Lễ hội hoa phượng đỏ – Thực trạng vàgiải pháp khai thác phát triển” của sinh viên Đào Thị Hoa lớp VH1201 – ngành Văn hóadu lịch.3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Mục đích của đề tài là tìm hiểu cơ sở lý luận về lễ hội và lễ hội du lịch, sự giống vàkhác giữa lễ hội nói chung và lễ hội du lịch, cung cấp những ví dụ điển hình về các lễ hộidu lịch tiêu biểu trên thế giới và tại Việt Nam.Về mặt thực tiễn, mục đích của đề tài là tìm hiểu công tác chuẩn bị, tổ chức, nội dung vàcách thức triển khai lễ hội Hoa Phượng Đỏ lần thứ nhất tại Hải Phòng, đánh giá thành tựuvà hạn chế và qua đó đề ra một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khaithác lễ hội du lịch phục vụ cho sự phát triển du lịch tại Hải Phòng nói riêng và cả nướcnói chung một cách bền vững. Bên cạnh đó, việc phát triển loại hình lễ hội du lịch đang được tất cả các banngành, các cơ sở kinh doanh lữ hành quan tâm và chú trọng đầu tư, các cá nhân tìm hiểuvà mong chờ những cải biến hấp dẫn. Song, việc thống kê, hệ thống các thông tin cungcấp về vấn đề này còn ít. Đồng thời phần lớn những tài liệu đó mới dừng lại ở chỗ cungcấp thông tin, ít tài liệu đề cập đến việc định hướng khai thác những tài nguyên này chohoạt động du lịch của nước ta nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng. Vì thế, với đềtài này, trên cơ sở vận dụng những lý thuyết của du lịch học vào trong thực tiễn du lịchthành phố Hải Phòng thông qua ví dụ về Lễ hội Hoa Phượng đỏ (Hải Phòng), người viếtmong muốn đưa ra một cái nhìn hệ thống về sản phẩm du lịch độc đáo này, cũng nhưnhững bất cập trong hiện trạng khai thác hiện nay, từ đó đề xuất những định hướng choviệc phát triển du lịch của địa phương trong thời gian tới, tạo nên nét độc đáo hấp dẫn dukhách.4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội du lịch, cụ thể là Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng.Phạm vi nghiên cứu: Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng được tổ chức lần thứ nhất năm2012 và lần thứ hai năm 2013.5. Phƣơng pháp nghiên cứu – Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu:Đây là một trong những phương pháp quan trọng được sử dụng trong đề tài nghiên cứukhoa học cũng như trong khóa luận. Trên cơ sở thu thập nguồn tin, tư liệu từ những lĩnhvực, nhiều nguồn khác nhau như tạp chí, sách báo, website, tư liệu thống kê, báo cáo củakhu du lịch, từ đó người viết có những chọn lọc, xử lý thông tin đưa ra những kết luậncần thiết, có tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. – Phương pháp thực địa:Tác giả dự kiến tham dự trực tiếp vào Lễ hội hoa phượng đỏ Hải Phòng lần thứ hai nămvào tháng 5 năm 2013 để có những tài liệu thực tế phục vụ công tác nghiên cứu.Bên cạnh đó là các phương pháp như: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổnghợp… Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đềtài được kết cấu làm ba chương.Chương 1: Khái quát về lễ hội và lễ hội du lịchChương 2: Tìm hiểu Lễ hội Hoa phượng đỏ – Hải PhòngChương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác có hiệu quả Lễ hội Hoa phượngđỏ phục vụ phát triển du lịch Hải Phòng CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI DU LỊCH1.1. Lễ hội1.1.1 Khái niệm lễ hội Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựngkhông gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trởthành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớcông ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. Ðồng thời là nơi người dân đượcvui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần. Nó mang trong mình tư cách một công cụ văn hóađa năng diễn ra vào những thời điểm được lựa chọn ở các địa phương dựa trên cơ sở cácđiều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội có liên quan. <8> Trong gốc từ Hán Việt, “Lễ hội” được kết hợp từ hai yếu tố, trong đó “lễ” lànhững quy tắc ứng xử, cách thức cúng tế, nghi thức tôn giáo; “hội” là cuộc vui, đám vuiđông người. Còn trong tiếng La tinh, “lễ hội” xuất xứ từ Festum, nghĩa là sự vui chơi, vuimừng của công chúng. Trong các ngành khoa học xã hội, thông thường festival có nghĩa là một hoạt độngkỷ niệm định kỳ bao gồm vô số các hình thức và các sự kiện nghi lễ trực tiếp hoặc giántiếp tác động đến tất cả các thành viên của một cộng đồng và công khai hoặc ngấm ngầmbiểu lộ các giá trị cơ bản, hệ tư tưởng và thế giới quan của các thành viên trong cộngđồng đó và là nền tảng bản sắc xã hội của họ. Theo nhà nghiên cứu M.Bakhtin: “Lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hìnhthức tế lễ và trò diễn, đó là cuộc sống lao động, chiến đấu của cộng đồng dân cư. Tuynhiên, bản thân cuộc sống không thể trở thành lễ hội được nếu như chính nó không đượcthăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượngvượt lên trên thế giới của phương tiện và điều kiện tất yếu” <7>. Giáo sư người Nhật Kurahayashi cũng đã đưa ra quan điểm rằng: “ Xét về tínhchất xã hội của lễ hội, lễ hội là quảng trường tâm hồn; xét về tính chất văn nghệ, lễ hội làcái nôi sản sinh và nuôi dưỡng nghệ thuật. mỹ thuật, nghệ thuật, giải trí, trò diễn và với ýnghĩa đó, lễ hội tồn tại và có liên hệ mật thiết với sự phát triển của văn hóa. <7>. Đó là các ý kiến, các định nghĩa khác nhau về lễ hội của các tác giả nước ngoài,còn tại Việt Nam, tác giả Dương Văn Sáu cũng đã đưa ra khái niệm về lễ hội:“ Lễ hội làhình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian vàkhông gian xác định; nhằm nhắc lại một sự khiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồngthời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên – thần thánhvà con người trong xã hội” <3, 35> Thực vậy, dù có đôi chút khác nhau trong cách hiểu, cách diễn đạt song ta vẫn cóthể nhận thấy một mạch chung, thống nhất trong một nội dung: lễ hội là cuộc đời thứ haibên cạnh cuộc đời thực; là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộngđồng, là sự lý tưởng hóa khát vọng cuộc đời, là một hệ thống sinh hoạt văn hóa, tôn giáo,nghệ thuật của một cộng đồng người, gắn liền với các nghi thức đặc thù và các cuộc vuichung nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người”.1.1.2 Lịch sử hình thành Trải qua tiến trình lịch sử lâu đời, lễ hội Việt Nam hình thành từ rất sớm khi chưahình thành nhà nước, chưa có sự phân chia giai cấp. Có thể cho rằng, lễ hội chỉ xuất hiệnkhi xã hội loài người đạt trình độ phát triển cao trong tổ chức đời sống xã hội và lễ hộikhông ngừng biến đổi và hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của xã hội trong từngthời điểm, từng giai đoạn khác nhau của lịch sử.Lễ hội gồm hai phần: phần Lễ và phần Hội. – Phần lễ (hay còn gọi là nghi lễ):Tùy theo tính chất của lễ hội mà phần lễ sẽ mang sắc thái riêng, có thể là những nghithức được tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa nào đó, cũng cóthể thuộc về tín ngưỡng tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linhcầu mong điều tốt đẹp đến với cuộc sống. Đây là phần có ý nghĩa quan trọng và thiêngliêng, chứa đựng những giá trị truyền thống tốt đẹp, giá trị thẩm mĩ và triết học sâu sắc. – Phần hội:Là cuộc vui chung được tổ chức cho đông đảo người dân tham gia, theo phong tục hoặcdịp đặc biệt. Mặc dù cũng hàm chứa những yếu tố văn hóa truyền thống nhưng nội dungphạm vi của nó không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ sung bởi cácyếu tố văn hóa mới. Cũng có những lễ hội mà ở đó hai phần lễ và phần hội hòa quyện với nhau, trong đótrọng tâm là phần Hội, nhưng bản thân phần hội đã mang trong mình ý ngĩa tâm linh củaphần Lễ. Vì vậy, phần Lễ và phần Hội là một thể thống nhất, không thể chia tách; Lễ lànội dung, Hội là hình thức; Lễ là phần Đạo, Hội là phần đời; Lễ là cộng mệnh, Hội làcộng cảm; Hội gắn liền với lễ và chịu sự quy định nhất định của Lễ. Cũng có nhà nghiên cứu đã cho rằng, để tìm hiểu văn hóa Việt Nam, văn hóa lúanước, văn hóa làng xã Việt Nam, người ta có thể tìm hiểu thông qua các lễ hội hoặc trựctiếp tham gia vào các lễ hội. Từ đó có thể thấy các lễ hội là một tài nguyên du lịch nhânvăn quan trọng. Tín ngưỡng giân gian Việt Nam, cũng như tín ngưỡng của nhiều dân tộc bản địa khácở Đông Nam Á, là thờ cúng tổ tiên, thờ thổ thần của gia tộc, làng xóm, các tín ngưỡngnông nghiệp, tín ngưỡng thờ thần…Những tín ngưỡng ấy hướng tới đời sống thực củacon người trong lao động và sản xuất, trong các mối quan hệ xã hội của cộng đồng giatộc và làng xã…Vì vậy, trong nông thôn đồng bằng Bắc Bộ , từ bao đời nay chùa (thờPhật), đền (thờ thánh, thần) và đình (thờ Thành hoàng) đã trở thành trung tâm của lễ hộivà các sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xã, đó là các hội chùa, hội đền và hội đình nhưhội chùa Keo (Thái Bình), hội chùa Hương (Hà Tây)…Trong các lễ hội kể trên,các tôngiáo (Phật, Đạo, Nho) đã hòa quyện chặt chẽ với tín ngưỡng gian tạo nên phần linh hồncủa nghi lễ và môi trường hướng tới cho hoạt động vui chơi, hội hè. Ý niệm phồn thực rất phổ biến trong nghi lễ và phong tục của các dân tộc nôngnghiệp, do vậy, trong ngày hội mùa xuân, hội vào mùa thường trình diễn các nghi lễ, tròdiễn mang tính phồn thực. Ngoài ra để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, các nhân vật lịch sử mà có các hội suytôn, tưởng niệm như hội Hoa Lư ở đền vua Đinh, hội đền Kiếp Bạc tưởng nhớ anh hùngTrần Quốc Tuấn, hội Đống Đa vào mồng 5 Tết mừng vua Quang Trung Nguyễn Huệ vàoThăng Long. Tóm lại, từ lễ hội làng mang tính chất hội mùa, lễ hội Việt Nam đã dần tự làmphong phú mình bằng nhưng nội dung lịch sử – văn hóa, xã hội,…tạo nên diện mạophong phú như ngày nay.1.1.3. Phân loại lễ hộiViệc phân loại lễ hội tùy thuộc vào cách tiếp cận và tiêu chí đưa ra của mỗi nhà nghiêncứu.1.1.3.1. Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội Khi phân loại lễ hội theo thời gian hình thành và phát triển của người Việt, ta cóthể chia ra thành lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại. – Lễ hội truyền thống:Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dânđược hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Những lễ hội ra đời trước năm 1945thường được coi là lễ hội truyền thống. Những lễ hội này diễn ra chủ yếu ở các làng, bản,ấp và gắn bó với cuộc sống lao động sản xuất của các tầng lớp dân cư ở các địa phươngkhác nhau. Loại lễ hội này thường được tổ chức theo định kì, lặp đi lặp lại theo thời gianâm lịch với các sinh hoạt văn hóa tương đối ổn định. Ví dụ như hội đền Hùng (Phú Thọ),hội chùa Hương (Hà Nội), hội Bà Chúa Xứ (An Giang)… Với số lượng đồ sộ và nộidung phong phú, lễ hội truyền thống bao gồm:Lễ hội dân gian: Đó là kho tàng di sản văn hóa của người Việt Nam, mang dấu ấn cácgiai đoạn phát triển của địa phương và dân tộc trong suốt tiến trình lịch sử. Nó bao gồmcác “ lễ hội làng”, gắn với lao động sản xuất của tầng lớp cư dân địa phương khác nhautạo nên những giá trị lớn lao trong kho tàng văn hóa quý báu của dân tộc ta.Lễ hội cung đình: Gắn liền với văn hóa cung đình của các triều đại phong kiến mà đỉnhcao là sự các lễ hội cung đình triều Nguyễn như lễ tế Nam Giao, tế Xã tắc, lễ Truyền lô. – Lễ hội hiện đại:Lễ hội hiện đại ra đời từ sau cách mạng tháng Tám 1945, lấy thời gian tổ chức theodương lịch, lễ hội hiện đại chủ yếu gắn với: Các nhân vật và sự kiện lịch sử liên quan đếncách mạng và các hoạt động văn hóa thể thao – du lịch.Các sự kiện lịch sử cách mạng, nhân vật lịch sử đã trở thành tâm điểm, cảm hứng sángtạo lễ hội của nhân dân, ví dụ như: Lễ hội kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ngàyQuốc khánh (2/9), ngày giải phóng miền Nam (30/4)…Rất nhiều lễ hội được hình thành,thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân dưới nhiều hình thức sinh hoạtvăn hóa, văn nghệ.Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa thể thao – du lịch như các lễ hội du lịch, festival, hộichợ cũng là những hình thức chính của lễ hội hiện đại. Đây là những hoạt động mangnặng yếu tố kinh tế, phản ánh nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại mới, thời đại côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ví dụ như: Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng lần thứ1- 2012, lần thứ 2 -2013, lễ hội hoa Đà Lạt, Carnaval Hạ Long…1.1.3.2. Căn cứ vào không gian tổ chứcTheo tác giả Dương Văn Sáu, căn cứ vào không gian, có thể chia lễ hội theo các hìnhthức sau đây: – Lễ hội mang tính quốc tế :Là những lễ hội được du nhập từ bên ngoài vào trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hộicủa người Việt Nam, được cả người Việt Nam và thể giới tổ chức như ngày Quốc tế laođộng 1/5, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3…Lễ hội mang tính quốc tế thường được tổ chức vàocác dịp kỉ niệm về các nhân vật, sự kiện lịch sử, có liên quan…<3;184> – Lễ hội mang tính Quốc gia:Là những lễ hội mà nhân vật, hoặc sự kiện được thờ cúng có liên quan ảnh hưởng sâusắc, rộng lớn tới cả dân tộc và đất nước. Những lễ hội đó thường được gọi là “ quốc hội”,“quốc lễ”, “ quốc tự” như lễ hội đền Hùng (10/3 âm lịch), lễ hội chùa Hương…Hoặc cáclễ hội hiện đại, phản ánh các sự kiện lịch sử, có vai trò to lớn, tác động và ảnh hưởng sâusắc đến sự phát triển của lịch sử dân tộc như các lễ hội chào mừng Quốc khánh mồng 2/9,lễ hội mừng ngày sinh nhật chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5…<3;185> – Lễ hội mang tính vùng miền:là những ngày lễ hội mà nhân vật hoặc sự kiện được thờ khá nổi tiếng. Khi tổ chức lễ hộiđược sự tham gia, có mặt của đông đảo nhân dân trong vùng, ví dụ như: Lễ hội Phủ Giầy3/3, lễ hội đền Kiếp Bạc 20/8 âm lịch…<3; 185> – Lễ hội làng:là hình thức phổ biến rộng rãi, với số lượng nhiều, có nội dung phong phú, đa dạng vàsinh động nhất. Đây là lễ hội chủ đạo trong đời sống văn hóa của các tầng lớp dân cư, trởthành hạt nhân, nền tảng cho kho tàng lễ hội của dân tộc tồn tại, phát sinh, phát triểntrong suốt tiến trình lịch sử <3; 186>1.1.3.3. Căn cứ vào mục đích thờ cúng – Lễ hội gắn liền với hoạt động sản xuất:Viêt Nam là một nước nông nghiệp, nên những lễ hội gắn liền với hoạt động sản xuấtnông nghiệp chiếm số lượng lớn. Văn hóa lúa nước có nhịp điệu mùa, tương ứng vớicông việc làm ăn là những ngày xuống đồng khẩn trương, những ngày mùa rộn rã hay cáctháng “nông nhàn” rỗi việc, khá thảnh thơi. Bên cạnh đó là các lễ thức thờ cúng hồn lúa,cầu nước, tạ ơn chứa đựng những yếu tố về đời sống của cư dân nông nghiệp mong saomùa màng bội thu, người an vật thịnh… – Lễ hội tôn vinh các danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, các vị thành hoàng và các chư vị thánh phật, các vị thiên thần và nhân thần đã có công khai minh, khai mang đến chùa giúp dân diệt ác, trừ tà, bảo vệ cái thiện <6>.Có thể thấy, nhiều trong các lễ hội tôn vinh các anh hùng dân tộc này còn đồng nhất vớihệ thống lễ hội có liên quan tới tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. – Lễ hội liên quan tới tín ngưỡng, tôn giáo:Lễ hội tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên( thờ tổ nghề, tổ nước), ở phương diện quốc gia, lễ hộiđền Hùng được coi như lễ hội liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên lớn nhất củangười Việt, tổ chức vào mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, tín ngưỡng thờ thành hoànglàng, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ các thần tự nhiên như Sơn thần, Thổ thần ,Thủy thần, mộc Thần…, tín ngưỡng phồn thực.Lễ hội của tín ngưỡng phồn thực: là tín ngưỡng tôn thờ những hiện vật mang biểu tượngvề sinh thực khí âm dương và những nghi lễ biểu đạt hành động tính giao để cầu mong sựsinh sôi nảy nở, no đủ và phát triển. Đây là một lễ hội đặc sắc, thu hút sự quan tâm chú ýcủa đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội.Lễ hội Kitô giáo: thường là những hình thức nghi lễ tôn giáo mang tính toàn cầu và đượcthực hiện nghiêm túc, thống nhất…Những nghi lễ tôn giáo đố thường chỉ là một trongnhững biểu hiện của sinh hoạt tôn giáo ở bất kì một giáo xứ nào, ví dụ như lễ phục sinh,lễ chúa nhật, lễ chúa hiển linh…Lễ hội Phật giáo: Phật giáo là tôn giáo du nhập sớm nhất vào Việt Nam ta và có ảnhhưởng sâu sắc nhất. Trong năm có khá nhiều lễ hội liên quan đến những mốc thời giangắn với Đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni như lễ Đản Sinh (15/4 âm lịch), lễ Vu Lan (15/7âm lịch)…1.1.4. Cấu trúc của lễ hội1.1.4.1. Lễ hội truyền thống Lễ hội truyền thống là các lễ hội được hình thành từ trước Cách mạng Tháng Támnăm 1945, trong lễ hội truyền thống, các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ vớinhững nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo thời gian và không gian.Lễ hội truyền thống bao gồm: phần lễ và phần hội Phần lễ: Lễ là tổng thể nghi thức thể chế hoá trật tự, gắn với sự tích, quyền năngcủa thần, diễn đạt mối quan hệ của Người và Thần. Lễ cơ bản là linh thiêng.Nghi lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang tínhbiểu trưng để đánh dấu, kỉ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó nhằm mục đích cảm tạ, tônvinh ước nguyện về sự kiện nhân vật đó với mong muốn nhận được sự may mắn tốt lành.Phần lễ tiến hành theo một trật tự gần như thống nhất: cáo, hiến tế, cầu xin, tạ ơn.Lễ đơn giản diễn ra trong thần điện, đa số các lễ hội đền, hội chùa, đình nước ta tiến hànhlễ đơn giản. Lễ mở rộng ra ngoài thần điện với đám rước, diễn xướng. Tùy theo tính chấtcủa lễ hội mà phần lễ sẽ mang sắc thái riêng, phần lễ là một hệ thống liên kết có trật tựcùng hỗ trợ nhau. – Lễ rước nước: Rước nước là một nghi thức tâm linh đặc sắc biểu thị tín ngưỡng cầu nước của những cư dân sống với nền văn minh lúa nước để cầu cho muôn dân được một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, bội thu… – Lễ mộc dục: Là nghi thức tắm rửa thần tượng (lễ tắm tượng thần hay thần vị) lễ này thường được tiến hành vào nửa đêm hôm trước ngày khai hội. Tượng được tắm bằng nước sạch vừa được rước về, sau đó tắm them nước trầm hương cho thơm. Lễ mộc dục thường được cử hành tại đền hoặc miếu là nơi thấn an ngự. – Tế gia quan: là lễ khoác áo, mũ cho thần tượng, thần vị. Có thể là áo mũ đại trào được triều đình ban theo chức tước, phẩm hàn lúc đương thời hoặc là áo mũ tượng trưng được làm ở các hàng mã đã để sẵn ở nơi thần đang ngự…<1, 169>. – Lễ rước, đám rước: Nội dung, ý nghĩa của lễ rước ở mỗi lễ hội đều có sự khác biệt về đối tượng rước, cách thức tiến hành, trình tự đoàn rước, thành phần người tham gia. Lễ hội thường tôn vinh đối tượng thiêng, đó là “Thánh”, “Thần”, nhưng thánh và thần thường được thờ ở đền, miếu. Đa số lễ hội thường được tổ chức ở đình làng, đền, nơi rộng rãi tiện cho việc hành lễ và tổ chức các trò chơi. – Tế đại tế: là một hành vi mời triệu thần về, hiến dâng lễ vật cho thần linh và cầu xin thần linh ban phúc lộc. Tế khác cúng và lễ thông thường ở chỗ phải có âm nhạc kèm theo làm không khí buổi tế trở lên linh thiêng hấp dẫn. Đại tế là nghi lễ tang trọng nhất trong hệ thống lễ hội. – Lễ túc trực: là trông nom, canh giữ bài vị hoặc tượng thần tại đình trong suốt thời gian diễn ra lễ hội <2>. – Lễ hèm: là nghi thức nhằm diễn lại một quãng đời không lấy gì làm “ vẻ vang” lúc sinh thời. Vì vậy mà khách thập phương chẳng mấy ai được chứng kiến lễ hèm. Ngoài ra có những lễ hèm nhắc đến những công việc không phải là xấu, là tầm thường nhưng vẫn giữ kín để đảm bảo tính chất thiêng <2>. – Lễ rã đám: sau lễ hội các làng thường tổ chức một tuần đại tế để kết thúc hội. Sau đó rước thần tượng hay thần vị trở lại nghè miếu. Lễ rã đám cũng tiến hành đầy đủ trình tự của lễ tế, duy lễ vật thì không có mổ trâu, mổ bò…chỉ có xôi, quả mà thôi <2>. Phần hội: Hội là những cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo phongtục hoặc nhân dịp đặc biệtHội là đời thường diễn ra bên ngoài thần điện và mở rộng ra tất cả vùng miền, cộng đồng,đến từng gia đình, diễn ra trong thời gian lễ sau đó. Hội là phần của những trò chơi dângian, diễn xướng vui chơi, tất cả mọi người đều có thể tham gia vì nó được mô phỏngtheo những động tác lao động hàng ngày như đấu vật, đánh đu, chơi cờ, hát đối… Hội cơbản là đờiHội đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên trong việc tổ chức và và mục đích củahội là để vui chơi thỏa thích, thoải mái. Phần hội thường gắn liền với tình yêu, giao duyênnam nữ nên rất có phong vị tình. Hội không bị ràng buộc bởi lễ nghi tôn giáo, đảng cấpvà tuổi tác.Con người đến với hội trong tinh thần cộng cảm, hồ hởi, sảng khoái và hoàntoàn tự nguyện. Thật vậy, lễ hội là cuộc đời thứ hai bên cạnh cuộc đời thực; là sinh hoạt văn hóa,tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng, là sự lý tưởng hóa khát vọng cuộc đời.Lễ hội diễn ra có sức hấp dẫn lạ kỳ, con người hòa với thiên nhiên, với đất trời, cảm thấycuộc sống này thật tươi đẹp biết nhường nào.1.1.4.2. Lễ hội hiện đại Beverly J.Stoeltie cho rằng: “Lễ hội là một hình thức văn hoá cổ xưa và linh hoạt,giàu biến thái về mặt tổ chức và mặt chức năng trong các xã hội trên khắp thế giới. Tuynhiên, do tính đa dạng của chúng các lễ hội thể hiện một số đặc trưng. Chúng diễn ra theonhững khoảng thời gian, lịch quy định và công khai về bản chất. Lễ hội có tính chất cùngtham gia về nội dung, lại phức tạp về cấu trúc, phong phú về cách bày tỏ, cảnh trí và mụcđích”<7>.Có thể nói, người xưa đã tạo ra một khoảng cách sử thi đủ để thần thánh hoá những sựkiện có thật, những con người có thật gần như những nhân vật đó, những tích đó đã đượcmặc định trong tâm trí họ từ đời này qua đời khác. Những điều đó được thể hiện trongcác nghi lễ các hoạt động lễ hội. Trong các ngành khoa học xã hội thông thường festival có nghĩa là một hoạt độngkỷ niệm định kỳ bao gồm vô số các hình thức và các sự kiện nghi lễ trực tiếp hoặc giántiếp tác động đến tất cả các thành viên của một cộng đồng và công khai hoặc ngấm ngầmbiểu lộ các giá trị cơ bản, hệ tư tưởng và thế giới quan của các thành viên trong cộngđồng đó và là nền tảng bản sắc xã hội của họ.Người ta sử dụng từ này để chỉ về những lễ hội hiện đại ở Việt Nam, nó được đặt ở vị tríđầu tên gọi lễ hội như: Festival Huế, lễ hội Festival làng nghề truyền thống 2005…Điềunày cũng làm nên sự khác biệt tuyệt đối giữa lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại. Lễ hội hiện đại là một sinh hoạt văn hoá đồng thời là một sinh hoạt chính trị rộngkhắp chứa đựng những giá trị hiện sinh đồng thời phản ánh trình độ điều kiện và xuhướng phát triển của xã hội ở vào thời điểm diễn ra lễ hội.Lễ hội hiện đại chỉ ra đời từ sau năm 1945. Lễ hội hiện đại thường là những hoạt độngmang ý ngĩa xã hội có liên quan đến các sự kiện chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội nhưcác hoạt động chào mừng những sự kiện nào đó, lễ khai mạc, lễ bế mạc các sự iện quantrọng gắn với một tổ chức hay rộng hơn trên phạm vi quốc gia – dân tộc. Lễ hội hiện đạibao gồm: “ Lễ hội du lịch”, “ Lễ hội Văn hóa – Thể thao – Du lịch”, “ Lễ hội Du lịch –Thương Mại”, “ Liên hoan Du lịch”, “ Hội chợ triển lãm”, “ Festival”… Lễ hội hiện đại có thể diễn ra định kì ngày tháng trong năm, hoặc theo định kì nămchẵn hoặc năm lẻ. Lễ hội hiện đại thường diễn ra trong thời gian ngắn, trừ các hội chợxuân, hội chơ triển lãm, liên hoan du lịch… Không gian của lễ hội hiện đại thường diễn ra ở các trung tâm đô thị, thủ đô và cácthành phố lớn của đất nước. Trong lễ hội hiện đại có sử dụng các thành tựu kĩ thuật, cácyếu tố cấu thành của đời sống hiện đại như nghi thức, phương tiện âm tanh, hình ảnh, ánhsáng, trang phục…Lễ hôi hiện đại thường được truyền thông, truyền hình rộng rãi, nhanhchóng và đầy đủ, chi tiết các hoạt động của lễ hội. Các phương tiện truyền thông như:Rađiô, Truyền hình, Báo in, báo điện tử…các phương tiện truyền thông hiện đại tườngthuật trực tiếp qua làn sóng điện. Lễ hội hiện đại thường diễn ra do các cơ quan chính quyền, đoàn thể tổ chức. Thườnggắn với một cơ quan đoàn thể vào thời điểm nào đó có ý nghĩa với sự ra đời tồn tại vàphát triển của cơ quan tổ chức đó. Đội ngũ đại biểu, quan chức, quan khách tham dự lễhội thường được bố trí ở một khu vực dành riêng như trên lễ đài, khán đài. Trình tự và nội dung khái quát trong lễ hội hiện đại có thể là: 1. Rước lửa truyền thống: Lửa thiêng luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con người. Nó luôn mang ý nghĩa linh thiêng, cao đẹp về sự phát triển. Trong thờ cúng và trong các lễ hội truyền thống không bao giờ thiếu sự có mặt của hương, lửa. Trong những lễ hội hiện đại, lửa cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự thúc đẩy động viên con người vươn tới, đạt được những đỉnh cao mới. Lửa thiêng là một thành tố không thể thiếu trong các hoạt động thể thao. Để thắp sáng các đài lửa thiêng, lửa thiêng thường được rước về từ những nơi linh thiêng của đất nước như Đền Hùng, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Những người tham gia rước thường là những nhân vật nổi tiếng, có thành tích đặc biệt xuất sắc, được sự hộ tống trang trọng của đông đảo người và phương tiện. Lửa thiêng sẽ cháy sáng trong suốt thời gian diễn ra lễ hội làm tăng thêm nét hoành tráng, trang nghiêm của những hoạt động trong lễ hội.2. Rước cờ tổ quốc, cờ hội, cờ thể thao: Cùng với lửa thiêng, những lá cờ luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động của con người từ truyền thống đến hiện tại. Nó biểu trưng cho vị thế, niềm tin, niềm kiêu hãnh và tự hào của một quốc gia, một phong trào, một tổ chức…Lá cờ luôn ở vị trí trang trọng nhất, tôn vinh nhất. Lễ thượng kỳ thường mở đầu các lễ hội hiện đại, sau đó lá cờ còn xuất hiện trong các hoạt động xếp hình, xếp chữ, diễu binh, diễu hành biểu dương lực lượng…3. Các nghi thức như: Chào cờ, Quốc ca, Quốc tế ca (nếu có): Đây là những nghi thức bắt buộc trong nghi lễ và trở thành thông lệ. Đây là lúc trang nghiêm nhất, quy tụ và tập hợp niềm tin của cộng đồng vào mục tiêu, lý tưởng thiêng liêng, thống nhất của đất nước; là thời điểm thể hiện ý chí quyết tâm trước khi bước vào thực hiện nhiệm vụ nào đó.4. Lễ Dâng hương: Là một hoạt động truyền thống thể hiện sự tôn kính của cá nhân và cả cộng đồng với các đối tượng được thờ cúng. Lễ dâng hương nhằm gắn kết quá khứ và hiện tại, xâu chuỗi hiện thực và siêu nhiên, với mong muốn “âm phù, dương trợ” tạo ra sự thống nhất và đồng thuận trong mục tiêu vươn tới.5. Diễn văn/ Chúc văn khai mạc: Người có vị trí, địa vị trong xã hội đại diện cho tập thể đọc diễn văn khai mạc bày tỏ tình cảm của tập thể đối với các nhân vật, sự kiện mà lễ hội kỷ niệm, đồng thời thể hiện ý chí quyết tâm của tập thể trong giai đoạn kế tiếp. Định hướng, giao nhiệm vụ cho các cấp ngành địa phương, đơn vị…6. Đại biểu phát biểu ý kiến: Đại diện đại biểu cho các tầng lớp nhân dân tham dự lễ hội lên phát biểu ý kiến, bày tỏ tình cảm, thái độ của tầng lớp, tổ chức mình, đồng thời thể hiện ý chí thống nhất, quyết tâm phấn đấu đạt được các mục tiêu nhiệm vụ được giao.7. Duyệt/ Diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng: Hoạt động này chỉ diễn ra trong các lễ hội kỷ niệm trọng thể, có ý nghĩa lớn lao, đánh dấu những thời điểm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *