Giáo dục phổ thông là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó giáo dục trung học phổ thông ( THPT) là cấp học có vị thế đặc biệt vì là cầu nối giữa giáo dục phổ thông với giáo dục đại học và còn nhằm chuẩn bị cho một bộ phận học sinh sau THPT tham gia lao động sản xuất

*

Em Tố Anh học sinh lớp 11 đạt danh hiệu học sinh 3 tích cực cấp Tp.HCM

Việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên THPT trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay là điều quan trọng. Bài viết này đề xuất 14 nội dung về đổi mới tổ chức công tác nghiên cứu khoa học trong trường tư thục phổ thông nhằm tạo động lực thúc đẩy, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT trong thời gian tới.

Đang xem: đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục thpt

1. Đặt vấn đề.

Sự nghiệp giáo dục nước ta đang bước vào giai đoạn đổi mới mang tính quyết định: Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng nâng cao chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong bối cảnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục ngày càng có vai trò quan trọng trong thực hiện những mục tiêu giáo dục đào tạo theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Đặc biệt, việc nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục cho giáo viên THPT là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn mang tính bức thiết vì vai trò, vị thế của bậc học này trong tiến hành đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay.

2. Một số vấn đề về nghiên cứu khoa học.

2.1. Về nghiên cứu và hoạt động nghiên cứu khoa học.

– Nghiên cứu khoa học là tìm tòi, phát minh, sáng chế, khám phá bản chất của sự vật và hiện tượng mà khoa học chưa biết. Đặc điểm cơ bản của nghiên cứu khoa học là tính mới, tính khách quan, tính kế thừa và tính cá nhân.

– Hoạt động nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới của con người. Đặc trưng của hoạt động nghiên cứu khoa học là lao động trí óc đặc thù. Hoạt động nghiên cứu khoa học chỉ dành cho những người say mê sáng tạo, được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên ngành phù hợp, có năng lực tạo ra sản phẩm trí tuệ.

2.2. Phân loại nghiên cứu khoa học.

Tùy theo cách tiếp cận, người ta phân loại nghiên cứu khoa học với nhiều cách khác nhau. Sau đây là một cách phân loại thường dùng.

– Theo chức năng nghiên cứu, có 4 loại là: Nghiên cứu mô tả, nghiên cứu giải thích, nghiên cứu dự báo và nghiên cứu sáng tạo.

– Theo phương thức thu thập thông tin, có 3 loại: Nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu điền dã và nghiên cứu thực nghiệm.

– Theo tính chất của sản phẩm, có 4 loại: Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai và nghiên cứu cải tiến công trình (sản phẩm).

Trong thực tế, các nghiên cứu khoa học trong giáo dục thường gặp là các loại nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai, nghiên cứu cải tiến công trình…Trong đó, các loại hình nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu lý thuyết là những nghiên cứu có nhiều khó khăn, phức tạp và rủi ro (tỷ lệ thành công khoảng 20%). Các nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, nghiên cứu triển khai và nghiên cứu cải tiến công trình có tỷ lệ thành công cao hơn (tỷ lệ thành công theo thứ tự khoảng 40%, 60% và 90%).

2.3. Về năng lực và các thành tố của năng lực nghiên cứu khoa học

– Năng lực, theo từ điển Tiếng Việt là:Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. Năng lực tổ chức <4>.Như vậy, năng lực nghiên cứu khoa học (của một người hay nhóm người) là khả năng tìm tòi sáng tạo, khám phá những tri thức khoa học mới mang bản chất, quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy.

– Các thành tố cơ bản của năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm: Năng lực phát hiện vấn đề cần giải quyết; Năng lực tìm kiếm thông tin;Năng lực tư duy sáng tạo; Năng lực thiết kế đề cương, chương trình nghiên cứu; Năng lực viết báo cáo khoa học và năng lực bảo vệ công trình nghiên cứu.

2.4. Các trình tự nghiên cứu và hoàn thành, nghiệm thu đề tài khoa học.

Tùy theo tính chất của loại hình nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, chủ thể nghiên cứu… các đề tài nghiên cứu đều theo các trình tự chung cơ bản như sau:

– Trình tự logic của nghiên cứu khoa học được tóm tắt theo sơ đồ sau đây:

– Trình tự thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học thường trải qua các bước cơ bản như sau:

– Trình tự đăng ký, nghiệm thu đề tài với cơ quan quản lý đề tài nghiên cứu khoa học của nhà nước ( giả sử đề tài được xét duyệt và nghiên cứu thành công – sử dụng ngân sách nhà nước ) được tiến hành với các bước như sau:

– Trình tự thẩm định một đề tài nghiên cứu độc lập (người nghiên cứu nghiên cứu theo cảm hứng của mình và không sử dụng ngân sách nhà nước) được tiến hành với các bước như sau:

3. Những thuận lợi, khó khăn của các hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục hiện nay.

3.1. Những thuận lợi.

Hoạt động nghiên cứu khoa học chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nhất là môi trường nghiên cứu, các cơ chế chính sách về nghiên cứu và chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Xem thêm: Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng Tuyển Sinh 2018, Trường Đại Học Bách Khoa

Trong gần 20 năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục ở nước ta có một số thuận lợi cơ bản.

– Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) năm 1996 của Đảng xác định việc phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đó là thuận lợi lớn mở đường cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ ở nước ta nói chung và khoa học giáo dục nói riêng được quan tâm đầu tư và đẩy mạnh.

– Luật Khoa học và Công nghệ được Quốc hội thông qua và ban hành năm 2013 đã góp phần to lớn cho việc hình thành môi trường pháp lý nhằm phát triển các cơ chế chính sách thúc đẩy, khuyến khích nghiên cứu khoa học.

– Công tác nghiên cứu khoa học giáo dục được mở rộng trong ngành từ đại học cho đến các trường phổ thông. Nghiên cứu khoa học đã trở thành nhiệm vụ bắt buộc đối với giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên các trường trung cấp. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là nhiệm vụ thường xuyên của giáo viên các cấp học trong trường phổ thông và được đưa vào tổ chức quản lý trong nhà trường tư thục. Ngoài ra học sinh phổ thông (từ cấp Trung học cơ sở trở lên) còn được hướng dẫn và khuyến khích thực hiện các chương trình trải nghiệm khoa học kỹ thuật với các hội thi toàn quốc tổ chức hàng năm.

3.2. Những khó khăn, hạn chế.

– Số lượng công trình khoa học Việt Nam được công bố trên các tạp san quốc tế còn rất khiêm tốn.

– Việt Nam có khoảng 9.000 giáo sư, phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ, 100.000 thạc sĩ nhưng số lượng công trình khoa học chưa tương xứng.

– Nhiều tiến sĩ, thạc sĩ ở Việt Nam lo làm lãnh đạo hơn là làm khoa học.

– Nhiều giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng và hầu hết giáo viên các trường trung cấp thường xuyên chuyển đổi công trình nghiên cứu khoa học hàng năm thay bằng giờ giảng dạy.

– Việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường phổ thông còn nhiều yếu kém, phần lớn các nghiên cứu chỉ ở dạng cải tiến phương pháp giáo dục, phương pháp quản lý nhưng cũng còn nhiều đề tài của giáo viên phổ thông là nhằm đối phó với công tác thi đua, khen thưởng nên chất lượng, hiệu quả không cao.

– Tình trạng đề tài sau khi nghiệm thu không tổ chức ứng dụng được, bị bỏ vào ngăn tủ còn khá phổ biến. Nhiều trường họp các đề tài được tiến hành nghiệm thu khá dễ dãi nên đề tài giá trị không cao, bị đánh giá thấp.

– Nhiều giáo viên THPT than phiền: Hội họp, sổ sách của giáo viên THPT hiện nay quá nhiều không có đủ thời gian để tự học, tự nghiên cứu…Nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều giáo viên xứng đáng là nhà giáo ưu tú nhưng vì không có công trình nghiên cứu nên không đạt. Một số tỉnh không có nhà giáo nhân dân trong hàng chục năm liền. Có trường tư thục THPT có nhiều giáo viên có trình độ thạc sĩ nhưng số thạc sĩ có công trình nghiên cứu chưa tới 10% bình quân hàng năm.

4. Một số hệ quả của việc chậm đổi mới hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục trong giáo dục THPT.

Nhiểu yếu kém, lạc hậu kéo dài trong ngành giáo dục một phần là hệ quả chậm đổi mới, nâng chất các hoạt động nghiên cứu úng dụng khoa học giáo dục nhất là chậm đổi mới tư duy giáo dục như:

– Việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở yếu kém kéo dài, phân luồng học sinh sau trung học phổ thông bất hợp lý nhưng không có biện pháp giải quyết. Việc đưa ra chủ trương phân ban cũng chưa dự kiến hết được những khó khăn, những điểm không khả thi dẫn đến phân ban thất bại.

– Thiếu những phản biện, giám định có giá trị và hiệu lực trong tham gia góp ý các chương trình đổi mới giáo dục phổ thông của Bộ.

– Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện: Đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản cho học sinh phổ thông chưa thực hiện đúng vì trong thực tế các trường trung học phổ thông chỉ chú trọng giáo dục tri thức là chính, coi trọng dạy chữ hơn dạy người và dạy nghề, xa rời mục tiêu giáo dục toàn diện.

– Nhiều phương pháp dạy học “không giống ai” được áp dụng kéo dài trong giáo dục và chậm được khắc phục như: Dạy ngoại ngữ cho học sinh suốt hoặc gần 12 năm nhưng hầu hết học sinh không giao tiếp được với người nước ngoài. Trong thi cử, ai cũng hiểu rằng “Học cái gì thi cái đó”, nhưng khi thực hiện lại biến thành “Thi thế nào, học thế đó”, kéo theo “Học thế nào, dạy thế đó ” và “Học lệch, học thêm tràn lan”… dẫn đến nhiều biến tướng trong thực hiện mục tiêu giáo dục. Trong nhiều trường họp lẻ ra “Học thế nào thi thế đó”, nhưng trong thực hiện có lúc có nơi lại làm theo kiểu “Học một đàng thi một nẻo” hoặc “Học chân phương thi đố mẹo” . Học sinh THPT học “Học 12 môn học, nhưng chỉ thi có 4 hoặc 6 đơn môn” điều đó đã góp phần tạo nên tâm lý xã hội “Học để thi” khá phổ biện như hiện nay.

– Việc đánh giá trong giáo dục bị lạc hậu nhiều năm so với trình độ trung bình trên thế giới và chậm được cải tiến. Nhiều đánh giá của ngành về kết quả giáo dục chưa thật khách quan, khoa học, chưa tương đồng với đánh giá của xã hội.

Xem thêm: Khoa Y Dược Đại Học Quốc Gia Hà Nội Tuyển Sinh 2020, Trường Đại Học Y Dược (Đhqg Hà Nội)

Tóm lại, việc nghiên cứu khoa học ở các trường tư thục THPT khu vực đồng bằng sông Cửu Long không mạnh và có nhiều yếu kém hiện nay một phần do năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên có nhiều hạn chế, nhưng một phần lớn chính là do tổ chức quản lý nghiên cứu chưa tốt làm cho giáo viên thờ ơ, thiếu động lực không hứng thú trong nghiên cứu khoa học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *