Tất cả các chương trình, đề tài, dự án Khoa tham gia đều được các Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao và đạt kết quả tốt. Các công trình trọng điểm như: Đường Hồ Chí Minh, dự án thủy điện Sơn La, Nhiệt điện Phả Lại…. hiện nay đang vận hành rất tốt. Tác động ảnh hưởng đến môi trường của các dự án trến đều ở mức thấp nhất và ghi dấu ấn về công sức, chất xám của cán bộ Khoa Môi trường thông qua các nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường, đề xuất các giải pháp thích hợp, giảm thiểu tác động gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh và đảm bảo sức khỏe cho các cán bộ công nhân viên vận hành các nhà máy.

Đang xem: đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên môi trường

Các chương trình, đề tài nghiên cứu cơ bản gắn với thực tiễn đã được cán bộ Khoa Môi trường tích cực chủ động tham gia và đã được các Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá cao. Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học để đề xuất và đưa ra các giải pháp thiết thực góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Một số chương trình tiêu biểu Khoa đã được thực hiện như các đề tài thuộc Chương trình Bảo vệ Môi trường và phòng tránh thiên tai (Mã số KC.08) về Môi trường Nông thôn, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng, Xử lý bùn thải theo hướng tận thu tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, …
Trong 5 năm trở lại đây, Khoa đã không ngừng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học cơ bản với thực tiễn đáp ứng nhu cầu của xã hội. Một số hướng đề tài có tính thực tiễn cao đã được triển khai và hiện đang được áp dụng trong thực tế như: Nghiên cứu chế tạo bộ thử nghiệm phát hiện nhanh (test-kit) amoni trong nước sinh hoạt và ăn uống; Nghiên cứu ứng dụng vật liệu sắt nano xử lý HCBVTV-DDT trong đất ô nhiễm, Nghiên cứu đề xuất quy trình công nghệ sản xuất ethanol sinh học từ cây ngô, Nghiên cứu sử dụng bùn đỏ trong sản xuất vật liệu xây dựng, Nghiên cứu chế tạo hệ thống đồng bộ xử lý nước ngầm có hàm lượng Asen cao, sử dụng cho ăn uống quy mô phân tán cấp cho các vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội với chi phí thấp,…. Ngoài ra còn rất nhiều các đề tài nghiên cứu không những có giá trị cao về mặt khoa học mà còn đang được áp dụng trong thực tiễn đời sống được các Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả tốt..
Tập thể Khoa Môi trường, cũng như nhiều cán bộ trong Khoa đã nhiều lần được Bộ Khoa học và công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội,… tặng thưởng Bằng khen vì có thành tích trong Nghiên cứu Khoa học.

Xem thêm: Hướng Dẫn Học Sinh Nghiên Cứu Khoa Học, Kinh Nghiệm Kĩ Thuật

Tính đến nay, tập thể cán bộ khoa học của Khoa Môi trường đã công bố khoảng gần 1.700 công trình khoa học, bao gồm hàng trăm bài báo, báo cáo khoa học, báo cáo tổng kết đề tài, v.v, trong đó có hơn 250 công trình khoa học trong danh mục ISI, SCIE, SCOPUS, 10 đề tài hợp tác quốc tế (Bỉ, Úc, Thái Lan, Nhật Bản, Nga, Đức), đã và đang chủ trì 25 đề tài cấp Nhà nước, 45 đề tài cấp Bộ, 50 đề tài cấp Đại học Quốc gia và cấp tỉnh, thành phố. Nhiều công trình được ứng dụng trong thực tế đã góp phần đáng kể vào công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Nhiều cán bộ trong Khoa tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có 1 cán bộ là phó chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam, 4 cán bộ là UV BCH Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam. Các hoạt động nghiên cứu khoa học trên đã đóng góp một phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân, thạc sỹ và NCS của Khoa, cũng như cải thiện đời sống CBCNVC Khoa.
Tính từ năm 2015 đến nay, Khoa đã công bố 600 bài báo, báo cáo khoa học trong và ngoài nước, cụ thể: 234 bài báo thuộc danh mục ISI/Scopus; 135 bài báo, báo cáo ngoài nước không thuộc ISI/Scopus và 331 bài báo, báo cáo trong nước, 01 Nhà khoa học trẻ của Khoa được nhận giải thưởng Nhà nước về Khoa học công nghệ (Giải thưởng Tạ Quang Bửu, 2016). Tính riêng năm 2019, Khoa Môi trường đã công bố 99 bài báo (trong đó có 52 bài in trong tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus, so với năm 2018 là 30 bài), 58 báo cáo được trình bày trong các hội nghị trong và ngoài nước, 01 giải pháp hữu ích và 02 sáng kiễn cải tiến kỹ thuật cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 01 Giải thưởng Kovalevskaia cho tập thể nữ cán bộ thuộc Khoa. Giải thưởng hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp Bộ (1 giải nhì và 1 giải ba). Phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên cũng được duy trì đều đặn và có kết quả tốt (14 báo cáo được trường ĐHKHTN khen thưởng).

Xem thêm: Trường Đại Học Kiến Trúc Cần Thơ, Trường Đại Học Kiến Trúc Tp

Sinh viên Khoa Môi trường tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học trong các đề tài nghiên cứu của các thầy cô giáo, có báo cáo trong hội nghị khoa học sinh viên các cấp. Hàng năm, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên đạt được giải cao: giải nghiên cứu khoa học Bộ GD & ĐT (1 giải nhất, 5 giải nhì và 3 giải ba), giải ĐHQGHN, giải “Phát minh Xanh của công ty Sony” (1 giải nhất, 5 giải nhì, 3 giải ba và nhiều giải khuyến khích khác), giải “Đại sứ đất ngập nước” của Liên hợp quốc (giải ba), v.v. Các kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc động viên phong trào học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Môi trường. Năm học 2018 – 2019 có 66 đề tài khoa học sinh viên, xếp thứ 2 về số lượng NCKH sinh viên trong toàn Trường, trong đó có nhiều báo cáo bằng tiếng Anh.
Giới thiệuBộ môn, đơn vị trực thuộcBộ môn Công nghệ Môi trườngNghiên cứu khoa họcBộ môn Quản lý Môi trườngBộ môn Sinh thái Môi trườngNghiên cứu khoa họcBộ môn Tài nguyên & Môi trường đấtNghiên cứu khoa họcBộ môn Môi trường và phát triển bền vữngNghiên cứu khoa họcPhòng thí nghiệm Nghiên cứu Môi trườngHướng nghiên cứuVăn phòng KhoaChương trình đào tạoNghiên cứu khoa học

*

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN – ĐẠI HỌC QGHN

Trường ĐHKTN ra đời là sự tiếp nối, kế thừa và phát huy truyền thống hơn 55 của Trường ĐHTH Hà Nội – Trường đại học đầu tiên và lớn nhât của đất nước

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *