Một số kinh nghiệm hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học kĩ thuật

Posted in”>Nghiên cứu khoa họcHãy là người đầu tiên nhận xét!

Nghiên cứu khoa học kỹ thuật (NCKH) là một hoạt động trải nghiệm bổ ích, thiết thực, gắn liền giữa lý thuyết với thực hành và thực tiễn lao động sản xuất.

Đang xem: Danh Mục Các Đề Tài Khoa Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

 

Hoạt động này giúp phát huy, khích lệ, định hướng, tiếp lửa, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo của các em học sinh. Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu khoa học – kỹ thuật còn rèn luyện cho các em kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm chứng kết quả bằng thực nghiệm… Mặt khác qua việc định hướng, hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu, giáo viên được nâng cao năng lực của bản thân về những kiến thức có liên quan đến các đề tài nghiên cứu khoa học.

*

Nắm bắt được tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học, trong những năm gần đây, công tác hướng dẫn học sinh trường THPT Lưu Nhân Chú tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh của tổ Hóa – Sinh – Công nghệ đã có một số thành quả nhất định. Các thầy cô tham gia hướng dẫn đều làm việc hết sức tận tình, hăng say, đưa ra nhiều giải pháp, sáng kiến để giúp các em học sinh đạt được những kết quả tốt nhất. Sau đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học – kỹ thuật của tổ Hóa – Sinh – Công nghệ:

1. Lựa chọn đề tài:

Muốn lựa chọn được một đề tài cần phải có ý tưởng tốt. Các thầy cô giáo tổ Hóa – Sinh – Công nghệ rất chú trọng vào việc giúp học sinh hình thành những ý tưởng khoa học kỹ thuật. Để làm được điều này, khi triển khai cuộc thi về từng lớp, mỗi giáo viên cần đưa ra một số gợi ý, định hướng cho học sinh về các lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, xã hội của gia đình và địa phương; gợi ý cho học sinh phát triển ý tưởng từ một số dự án đã được thực hiện trước đó. Trên cơ sở những định hướng từ giáo viên, học sinh sẽ tư duy và tìm tòi những ý tưởng, giải pháp mới, gắn liền với thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành nên dự án khoa học, kỹ thuật. Thời gian để học sinh hình thành dự án và đưa ra được những kế hoạch nghiên cứu ban đầu có thể cần khoảng 1 tuần đến 1 tháng.

Sau khi thu thập các ý tưởng của học sinh, giáo viên sẽ nghiên cứu và lựa chọn những dự án có tính mới, tính khả thi để triển khai hướng dẫn học sinh nghiên cứu.

Lưu ý, với một số lĩnh vực học sinh gặp khó khăn trong việc tự tìm tòi ý tưởng, giáo viên hướng dẫn có thể nhờ sự giúp đỡ từ các nhà khoa học chuyên ngành đến từ các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu.

2. Lập kế hoạch thực hiện

Mỗi dự án khác nhau, mỗi lĩnh vực khác nhau có kế hoạch nghiên cứu khác nhau, cần phân biệt và xác định rõ dự án của học sinh là đề tài khoa học hay đề tài kỹ thuật để xây dựng kế hoạch nghiên cứu một cách triệt để.

Việc lập kế hoạch nghiên cứu nhằm quản lí tốt quỹ thời gian cũng như kiểm soát được tiến độ thực hiện một cách khoa học. Kế hoạch này cũng chỉ có vai trò như sợi chỉ dẫn đường, có tính linh động và dễ dàng điều chỉnh chứ không phải là bất di bất dịch.

Độ dài ngắn của từng giai đoạn còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mỗi người và thời hạn kết thúc đề tài.

Xem thêm: Kiến Trúc Sư Phạm Ngọc Thiên Ân, Kiến Trúc Sư

3. Nghiên cứu tài liệu, xây dựng giả thuyết

Việc đầu tiên cần phải làm tốt trong một đề tài nghiên cứu là tìm kiếm tài liệu. Để học sinh làm tốt công việc này, giáo viên hướng dẫn cần định hướng cho học sinh tìm những tài liệu gì, tìm ở đâu và sắp xếp chúng như thế nào. Giáo viên cũng có thể cung cấp tài liệu và yêu cầu học sinh nghiên cứu, sắp xếp những thông tin có được một cách khoa học (theo dàn ý lập sẵn) nếu những tài liệu đó khó tìm kiếm. Giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh những thông tin tìm kiếm được phải xuất phát từ các nguồn tin chính thống (các bài báo, sách, tạp chí) có tác giả rõ ràng. Khi muốn lấy thông tin từ tài liệu nào, học sinh cần lưu tên tác giả, tên bài (báo, sách), nơi xuất bản, năm xuất bản, số thứ tự trang tài liệu, …

Việc xây dựng giả thuyết khoa học (mục đích nghiên cứu) là rất quan trọng, nó thể hiện mong muốn của tác giả về những thành quả sẽ đạt được từ dự án, thể hiện mức độ, phạm vi nghiên cứu của dự án. Việc xây dựng giả thuyết khoa học cần có sự thảo luận, thống nhất giữa chủ dự án và người hướng dẫn.

Sau khi nghiên cứu tài liệu và xây dựng giả thuyết, học sinh sẽ tiến hành viết đề cương nghiên cứu (tổng quan tài liệu) dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

4. Thu thập số liệu, xử lí thông tin

Đây là công việc trọng tâm của một dự án khoa học kỹ thuật. Từ kế hoạch nghiên cứu đã lập ra, học sinh bắt đầu tiến hành các giai đoạn thực nghiệm, thử nghiệm.

Để học sinh làm tốt công việc này, giáo viên hướng dẫn cần đề ra các bước làm cụ thể, hướng dẫn học sinh cách thu thập số liệu thực nghiệm, cách xử lí số liệu và phải yêu cầu học sinh ghi chép kết quả thực nghiệm một cách chi tiết, tỉ mỉ và cẩn thận vào một cuốn sổ, gọi là sổ tay thực nghiệm. Việc thu thập số liệu thực nghiệm cần có hệ thống, có quy luật chặt chẽ, nêu ra các yếu tố ảnh hưởng giá trị của số liệu thực nghiệm.

Từ tập hợp số liệu thu thập được, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bằng toán học thống kê dựa trên cơ sở của lý thuyết xác suất để tìm ra quy luật, công thức chung hoặc tìm ra giá trị thực nghiệm tốt nhất.

5. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

Đây là công việc cuối cùng để hoàn thiện một dự án khoa học kỹ thuật trước khi dự án được gửi để tham gia cuộc thi. Một báo cáo tốt sẽ thể hiện được những kết quả đã đạt được của dự án, mức độ, phạm vi của dự án và sự cố gắng của những người thực hiện dự án. Đa số học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc viết báo cáo kết quả nghiên cứu, vì vậy cần có sự hướng dẫn chi tiết của giáo viên.

Xem thêm: Tổng Hợp Lịch Khai Giảng Khóa Học Autocad Tại Tphcm, Khóa Học Autocad Cấp Tốc Tại Tphcm

6. Báo cáo và trưng bày sản phẩm

Một dự án khi được tham gia cuộc thi cấp tỉnh trở lên cần có:

– Sản phẩm hoàn chỉnh (nếu là dự án kỹ thuật) hoặc một báo cáo dự án hoàn chỉnh

– Tóm tắt báo cáo dự án: được viết sau khi dự án hoàn thành. Đó là một bản tóm tắt ngắn gọn (thường trong 01 trang giấy) để thông báo cho người đọc những gì dự án đã thực hiện được. Cấu trúc của tóm tắt dự án gồm:

+ Một tuyên bố về mục tiêu của dự án hay giả thuyết khoa học

+ Thiết kế thí nghiệm, phác thảo mô tả các phương pháp tiến hành thực nghiệm

+ Tóm tắt kết quả thu được

+ Kết luận

– Poster và các hình ảnh giới thiệu dự án: Không có một mẫu poster nào là cố định với mọi dự án. Một poster bắt mắt sẽ giúp người xem tập trung vào dự án. Tuy nhiên, dù là dự án khoa học hay dự án kỹ thuật, trên poster cần thể hiện được các nội dung sau:

+ Tên dự án, tên lĩnh vực, tên tác giả, tên trường

+ Lý do chọn dự án

+ Mục tiêu của dự án

+ Phương pháp, cách tiến hành thực nghiệm

+ Kết quả thực nghiệm (bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh quá trình thực nghiệm của học sinh, …)

+ Kết luận

+ Hướng phát triển của dự án

– Bài thuyết trình về dự án: Việc học sinh thuyết trình về quá trình thực hiện và kết quả của dự án là rất quan trọng, một bài thuyết trình tốt là cách nhanh nhất để đưa người xem đến gần hơn với dự án của tác giả. Sau đây là một số điểm chính để có một bài thuyết trình tốt:

+ Chuẩn bị tâm lí tích cực và tự tin trước khi thuyết trình

+ Hiểu rõ và sâu sắc về dự án của mình hoặc nhóm mình thực hiện

+ Luyện tập thuyết trình nhiều lần trước cuộc thi, đặc biệt người hướng dẫn phải là người trực tiếp chỉnh sửa nội dung thuyết trình cho học sinh, đặt ra một số câu hỏi tình huống để học sinh tập trả lời

+ Cố gắng thoát li kịch bản

+ Thuyết trình có ngữ điệu, có trọng tâm, tránh dàn trải

+ Mặc trang phục thích hợp, gọn gàng

+ Giữ liên lạc bằng mắt với người nghe trong suốt thời gian trình bày

+ Trả lời tất cả các câu hỏi từ giám khảo nếu có thể, nếu không chắc chắn về một câu trả lời nào đó, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh cách trả lời, ví dụ như: “Mặc dù không chắc chắn, nhưng chúng em nghĩ có thể là…”. Nếu không trả lời được câu hỏi cũng không nên mất bình tĩnh, bởi vì mỗi lần tham gia cuộc thi là một lần học sinh được trải nghiệm, được học hỏi và đó là những gì quý báu nhất mà học sinh và giáo viên có được sau mỗi cuộc thi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *