Trong bài viết ngày hôm nay, Luận Văn Việt xin chia sẻ cho các bạn về 40 đề tài luận văn thạc sĩ ngành du lịch lữ hành, khách sạn tiêu biểu, dễ làm đạt điểm cao. Thêm vào đó là một số nội dung quan trọng trong bài luận văn ngành du lịch lữ hành để bạn bổ sung thêm kiến thức cũng như cách trình bày cho bài luận văn của mình.

Đang xem: đề cương nghiên cứu khoa học về du lịch

3. Mẫu phần mở đầu luận văn thạc sĩ du lịch 3.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

*

Tham khảo: Tham quan du lịch là gì? Các loại hình tham quan du lịch

3. Mẫu phần mở đầu luận văn thạc sĩ du lịch

3.1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia được thế giới biết đến với sự phong phú và đa dạng về văn hóa. Ở đây, văn hóa theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả, từ những phong tục, tín ngưỡng, lối sống, nhà ở, lao động… Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay nền văn hóa nước ta đã đạt được những kết quả và thành tựu nhất định. Tuy nhiên, những khó khăn và thách thức đặt ra trước mắt cũng không hề nhỏ, đặc biệt, trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc trong quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa Thế giới.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Mộc Châu một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, khí hậu ôn đới trong lành cùng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Nơi đây cộng cư của 12 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Thái chiếm đa số. Nhiều năm qua, Mộc Châu luôn là điểm đến của khách du lịch. Một trong những điểm thu hút khách du lịch là xã Đông Sang. Đến Đông Sang là đến với bản làng Thái, văn hóa Thái cùng với đồi Thông, bản Áng.

Và từ đó tôi chọn đề tài “Di sản văn hóa dân tộc Thái xã Đông Sang với phát triển du lịch sinh thái ở Mộc Châu”, để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.

3.2. Lịch sử nghiên cứu

Với các đề tài nghiên cứu về người Thái đến nay đã có một số lượng đáng kể công trình nghiên cứu về các lĩnh vực: Ngôn ngữ học, văn hóa học, dân tộc học,… những công trình nghiên cứu về nếp ăn, nếp ở, nếp mặc truyền thống của người Thái đã được các tác giả như:

Trong cuốn “Di sản văn hóa phi vật thể của người Thái ở Mai Châu” của PGS. TS Nguyễn Hữu Thức đã phần nào làm rõ được văn hóa truyền thống của người Thái nói chung và người Thái Mai Châu nói riêng là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam.

Tác giả Lê Ngọc Thắng với cuốn “Nghệ thuật trang phục Thái”, Tác giả Lâm Tô Lộc trong cuốn “Xòe Thái” đã giới thiệu một cách cụ thể về nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái ở Việt Nam.

Xem thêm: Khoa Đông Phương Học Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Ngành Đông Phương Học

Bên cạnh đó còn có một số cuốn sách nghiên cứu về đề tài này như: “Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam” (1998), của Nxb Văn hóa dân tộc; tác phẩm “Giữ gìn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc Tây Bắc” (2001) của Nxb Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật; tác phẩm “Văn hóa các dân tộc Tây Bắc Việt Nam” (2005) của PGS.TS Hoàng Lương, Nxb Trường đại học Văn hóa Hà Nội.

Tuy nhiên những công trình này chỉ dừng lại dưới góc độ tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hằng ngày của người Thái nói chung. Trên cơ sở kế thừa nguồn tài liệu đã có tác giả đi sâu vào tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái cụ thể là tại xã Đông Sang – huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La. Đồng thời đưa ra các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị đó để thấy được thực trạng, sự biến đổi của nó và qua đó gắn với phát triển du lịch sinh thái tại Mộc Châu.

3.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.3.1. Mục đích nghiên cứu

Khẳng định giá trị di sản văn hóa của người Thái ở xã Đông Sang là tài sản vô giá, là sản phẩm phát triển du lịch sinh thái, nhất là du lịch sinh thái ở Mộc Châu.

3.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứuNghiên cứu cơ sở lý luận về di sản văn hóa và tổng quan về khu du lịch sinh thái xã Đông Sang – Mộc Châu. Vai trò của di sản văn hóa dân tộc Thái đối với phát triển du lịch sinh thái ở Mộc Châu.Phân tích, nêu thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở xã Đông Sang với phát triển du lịch sinh thái tại Mộc Châu.Đề xuất các giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở xã Đông Sang gắn với phát triển du lịch sinh thái tại Mộc Châu, coi di sản văn hóa Thái là sản phẩm du lịch của huyện Mộc Châu.

3.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu: di sản văn hóa của dân tộc Thái ở xã Đông Sang, hoạt động du lịch sinh thái tại Mộc Châu.

Xem thêm: Ebook Truyện Khoa Học Viễn Tưởng Chọn Lọc Full Prc Pdf Epub Azw3

3.4.2. Phạm vi nghiên cứuPhạm vi không gian: Trọng tâm nghiên cứu là di sản văn hóa của người Thái trong phạm vi xã Đông Sang huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Có liên hệ với các điểm du lịch sinh thái ở Mộc ChâuPhạm vi thời gian: Các vấn đề nghiên cứu được khảo sát trong giai đoạn đổi mới từ năm 1986 đến nay.

3.5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của Luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, bao gồm:

Phương pháp tra cứu tài liệuPhương pháp khảo sát tại thực địaPhương pháp liên ngànhPhương pháp phân tích, tổng hợp

3.6. Những đóng góp của luận văn

Về ý nghĩa khoa học: Từ việc khẳng định các giá trị của di sản văn hóa Thái, đề tài góp phần làm rõ mối quan hệ giữa di sản văn hóa với hoạt động du lịch. Di sản văn hóa là tài sản của du lịch.Về ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu cho cán bộ của phòng văn hóa xã Đông Sang tham khảo nhằm xây dựng khu đồi thông, bản Áng trở thành điểm du lịch hấp dẫn

3.7. Cấu trúc của Luận văn thạc sĩ du lịch

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm có 03 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về di sản văn hóa và tổng quan khu du lịch sinh thái xã Đông Sang – Mộc Châu

Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Thái xã Đông Sang gắn phát triển du lịch sinh thái ở Mộc Châu

Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Thái xã Đông Sang với phát triển du lịch sinh thái ở Mộc Châu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *