Chuyên đề nghiên cứu khoa học giáo dục mộ t số giải pháp dạ y học tích hợ p trong bộ môn địa lý ở trường THPTBuôn ma thuột

Đang xem: đề cương nghiên cứu khoa học giáo dục hoàn chỉnh

Chuyên đề nghiên cứu khoa học giáo dục mộ t số giải pháp dạ y học tích hợ p trong bộ môn địa lý ở trường THPTBuôn ma thuột 231 0
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP ĐỌC KỂ DIỄN CẢM TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 45 TUỔI LÀM QUEN TPVH

Xem thêm: Các Khóa Học Của Langmaster 2021 2022 Vừa Update, Học Phí Trung Tâm Langmaster

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP ĐỌC KỂ DIỄN CẢM TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 45 TUỔI LÀM QUEN TPVH 68 460 0

Xem thêm: Các Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Về Ngôn Ngữ, Sinh Viên Khoa Ngoại Ngữ Nghiên Cứu Khoa Học

TÊN ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THẢO LUẬN NHÓM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT SÀO NAM MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI – Giáo dục là nền tảng trong sự nghiệp phát triển quốc gia, góp phần đưa đất nước hội nhập với các nước phát triển. Trên những chặng đường thử thách, hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực đổi mới phương pháp dạy và học. Nhà giáo dục không chỉ chú ý đến việc truyền thụ tri thức, mà quan trọng hơn là phải biết dạy “cách” học, “cách” nghiên cứu, kích thích người học chủ động, sáng tạo, tích cực trong hoạt động học tập. Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những phương pháp đổi mới hiện được các trường từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đến các trường đại học đánh giá mang lại hiệu quả cao là phương pháp thảo luận theo nhóm. Trong dạy học các bộ môn nói chung có quan hệ giao tiếp thầy – trò nhưng nổi lên mối quan hệ giao tiếp: thầy – trò thông qua sự hợp tác trong “Hoạt động nhóm” học sinh có điều kiện nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể (nhóm), ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, qua đó học sinh tự nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của tập thể nhóm. Hoạt động nhóm là một trong những hình thức dạy học đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới và Việt Nam. J.A.Comenxki – Nhà giáo dục, nhà tư tưởng lỗi lạc người Tiệp Khắc đã quả quyết rằng: học sinh sẽ thu thập được nhiều từ việc dạy cho bạn mình cũng như việc học hỏi từ bạn mình. S.V.Xandecson, C.Turney, Lewin K là những tác giả đã nghiên cứu và ứng dụng các mô hình dạy học theo nhóm và đã khẳng định vai trò của hình thức này đối với sự phát triển nhân cách của người học. Ở Việt Nam, trong cuốn “Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo và PGS.TS Tô Hiệu bàn về dạy học theo nhóm tại lớp như một hình thức dạy học có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, trong đó học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao đổi những ý tưởng, nguồn kiến thức, hợp tác với nhau trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Từ xưa, bên cạnh câu “Không thầy đó mày làm nên” ông cha ta lại có câu “Học thầy không tầy học bạn”. Điều đó thêm khẳng định ý nghĩa của việc “Hoạt động nhóm” trong 1 dạy học nói chung .Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài: “THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THẢO LUẬN NHÓM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT SÀO NAM” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhằm đưa ra một số biện pháp để bồi dưỡng kỹ năng thảo luận nhóm cho học sinh THPT. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứuNghiên cứu những vấn đề lý luận dạy học ở trường PT. – Điều tra thực trạng, kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường THPT Sào Nam. – Đề xuất biện pháp, kỹ năng thảo luận nhóm cho học sinh trường THPT Sào Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong phạm vi trường THPT Sào Nam. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập tài liệu, tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến thực trạng, kĩ năng thảo luận nhóm của học sinh THPT. Các tài liệu trên được phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. 4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn * Phương pháp quan sát – Quan sát quá trình thảo luận của các nhóm học sinh trong trường THPT Sào Nam nhằm tìm hiểu thực trạng, kỹ năng thảo luận nhóm. * Phương pháp điều tra bằng anket – Điều tra trên học sinh để tìm hiểu thực trạng kĩ năng thảo luận nhóm, thực trạng tính tích cực của việc thảo luận nhóm của học sinh THPT trường Sào Nam. – Đối tượng điều tra là học sinh THPT trường Sào Nam. * Phương pháp điều tra bằng trò chuyện Chúng ta tiến hành trò chuyện với học sinh và giáo viên trường THPT Sào Nam. Từ đó chúng ta có thể đưa ra những đánh giá khách quan, đúng đắn và chính xác hơn về kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh nhằm thu thập những thông tin cần thiết bổ sung cho phương pháp điều tra bằng an két. * Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 2 Nghiên cứu kế hoạch tổ chức thảo luận nhóm của học sinh và các sản phẩm khác có liên quan đến đề tài. 4.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học Các phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý các kết quả điều tra về định lượng, chủ yếu là tính điểm trung bình, tính phần trăm. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I. Cơ sở lý luận về hình thức dạy học ở PT 1. Khái niệm, đặc điểm của hình thức dạy học 1.1. Khái niệm 1.2. Đặc điểm 2. Quá trình vận dụng các hình thức dạy học ở PT. 2.1. Nội dung và hình thức vận dụng các hình thức dạy học ở PT. 2.1.1. Nội dung vận dụng. 2.1.2. Phương pháp vận dụng. 3. Kết quả và một số hạn chế trong quá trình vận dụng Chương II. Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm ở trường THPT Sào Nam. 1. Thực trạng về kỹ năng thảo luận nhóm. 1.1. Quan niệm về hình thức thảo luận nhóm. 1.2. Các bước tiến hành thảo luận nhóm. 1.3. Ưu điểm và hạn chế của hình thức thảo luận nhóm. 1.4. Yêu cầu sư phạm của hình thức thảo luận nhóm. 2. Thực trạng về kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường Sào Nam. 2.1. Nhận thức của học sinh về hình thức học tập này. 2.2. Quá trình và thực trạng vận dụng hình thức thảo luận nhóm trong các giờ học của học sinh. 3. Đề xuất một số biện pháp khắc phục. – Nâng cao về nhận thức của hoc sinh về: vai trò, ý nghĩa của hoạt động nhóm; nền tảng cho sự thành công của nhóm; việc ứng dụng những kiến thức về hoạt động nhóm vào các tình huống đa dạng trong học tập. – Rèn luyện kỹ năng bao gồm: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau trong nhóm; kỹ năng giải quyết mối quan hệ bất đồng; kỹ năng hình thành nhóm; kỹ năng phân công công việc và khả năng tổ chức, lãnh đạo nhóm 3 của người trưởng nhóm; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin; kỹ năng đánh giá hiệu suất công việc. – Đối với giao viên: cần ra bài tập phù hợp với khả năng ủa hoc sinh. Đồng thời tạo tính cạnh tranh trong học nhóm bằng cách đánh giá cho điểm… – Đầu tư cơ sở vật chất. đáp ứng nhu cầu học nhóm của sinh viên KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Học tập nhóm là phương pháp học tập phù hợp với phương thức đào tạo hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa thực sự phát huy hết tính ưu việt cũng như hiệu quả của nó. Vì thế muốn cho hoạt động nhóm đem lại hiệu quả học tập cao nhất cho học sinh, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu và thiết thực cả về nhận thức và các kỹ năng tổ chức, thực hiện hoạt động học nhóm có hiêu quả. Nhóm tác giả đề tài hy vọng các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm của hoc sinh hiện nay. 2. Kiến nghị Mặc dù phương pháp này vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhưng nó cũng tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc dạy và học. Trường THPT Sào Nam trong nhiều năm qua cũng tổ chức những buổi báo cáo chuyên đề, thao giảng, hội giảng…nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhóm trong lớp học rất tích cực. Đây cũng là đề tài đông đảo giáo viên tích cực tham gia. Trong thời gian thực tập tôi cũng dự giờ một số đồng nghiệp, cho thấy ưu điểm của việc thảo luận nhóm, đa số học sinh hoạt động rất tích cực khi giải quyết vấn đề. Giáo viên cũng có sự đầu tư về câu hỏi, phiếu thảo luận, điều hành tốt… Tuy nhiên vẫn còn thấy một vài nhược điểm: vấn đề được đưa ra thảo luận quá dễ hoặc kết quả đã có trong SGK khiến học sinh không có gì để thảo luận hay tranh cãi để giải quyết vấn đề, hay câu hỏi quá dài, chứa đựng nhiều nội dung khó hiểu nên khi thảo luận học sinh vẫn còn chưa rõ vấn đề cần thảo luận. Học sinh vẫn còn chưa quen với việc thảo luận nhóm, vẫn chưa tự giác học tập. 4 Tôi hy vọng BGH nhà trường cùng quý thầy cô sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét và đề ra biện pháp hay một tiêu chí nào đó cho việc đánh giá kết quả hoạt động nhóm ngày càng khoa học, công bằng và khách quan hơn. Qua bài báo cáo này chắc chắn không tránh được những thiếu sót, kính mong quý thầy cô vui lòng bỏ qua và góp ý. Xin chân thành cám ơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thàng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Lê Văn Giạng, Những vấn đề cơ bản của khoa học giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. 5. Vũ Đình Bảy (chủ biên), Đặng Xuân Điều, Nguyễn Thành Minh, Phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông, NXB giáo dục Việt Nam. 6. Phan Trọng Ngọ, dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005. 7. Trang web của trường THPT Sào Nam. 5 PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP THEO NHÓM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT SÀO NAM, DUY XUYÊN- QUẢNG NAM. Hiện nay, việc học theo nhóm đã trở nên rất phổ biến, vì, nó phát huy được vai trò chủ động, tích cực của người học. Với mong muốn tìm ra phương pháp thảo luận nhóm có hiệu quả và nhằm nâng cao kỹ năng thảo luận nhóm cho học sinh phổ thông, chúng tôi tiến hành điều tra về phương pháp thảo luận nhóm của học sinh trường THPT Sào Nam. Để đạt được kết quả thiết thực nhất, các bạn hãy khoanh tròn vào đáp án mà bạn cho là phù hợp nhất theo suy nghĩ của bạn hoặc đúng tình hình mà bạn đánh giá về nhóm. Câu 1 : Theo bạn, làm việc theo nhóm tức là: a. Mỗi người làm tất cả công việc theo chủ đề đã định trước theo ý riêng của mình rồi gộp lại để lấy kết quả tốt nhất. b. Người nhóm trưởng chia nhỏ công việc, giao cho mỗi người một việc rồi tổng hợp kết quả. c. Mỗi người đóng góp ý kiến để giải quyết công việc. d. Ý kiến riêng của bạn. Câu 2 : Theo bạn, học tập theo phương pháp thảo luận nhóm có cần thiết với học sinh THPT không? a. Có b. Không c. Cũng như các phương pháp khác. Câu 3: Tác dụng lớn nhất của phương pháp thảo luận nhóm là a. Phát huy tốt nhất trí tuệ tập thể. b. Hình thành thói quen học tập theo phương pháp mới trong môi trường tập thể. c. Giải quyết công việc dễ dàng hơn. d. Ý riêng của bạn Câu 4: Theo bạn, những môn học như thế nào thì có thể áp dụng hình thức học tập nhóm? a. Những môn học có nội dung trừu tượng, khó hiểu b. Những môn học có nội dung kiến thức rộng, khó nhớ. 6 c. Cả hai câu a v à b. d. Môn nào cũng được. Câu 5: Nếu được phép lựa chọn thành viên để lập nhóm thảo luận, bạn sẽ chọn người như thế nào? a. Những người bạn thân. b. Những người có năng lực hoạt động theo nhóm. c. Những người ngồi bên cạnh. d. Ai cũng được. Câu 6: Theo bạn, để thảo luận nhóm có kết quả tốt nhất, cần: a. Sự nhiệt tình, nghiêm túc của tất cả các thành viên trong nhóm. b. Xác định đúng trọng tâm vấn đề cần thảo luận. c. Chuẩn bị thật kĩ trước khi tiến hành thảo luận. d. Người nhóm trưởng phải có kế hoạch và kỹ năng phân chia công việc phù hợp. e. Tất cả các ý kiến trên. Câu 7: Có ý kiến cho rằng, hầu hết học sinh phổ thông chưa có kỹ năng tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, bạn nghĩ sao về vấn đề này? a. Đúng. b. Không đúng. c. Ý kiến riêng của bạn. Câu 8: Lớp bạn có thường xuyên học tập theo nhóm không? a.Thường xuyên. b. Thỉnh thoảng. c. Chưa bao giờ. Câu 9: Bạn nghĩ nhiệm vụ lớn nhất của nhóm trưởng là gì? a. Điều hành và tổ chức công việc của cả nhóm. b. Chịu trách nhiệm chung trước mọi hoạt động của nhóm. c. Điều hoà, giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm. d. Ý kiến riêng của bạn. ………………………………………………………………………………… Câu 10: Ở nhóm bạn, việc phân công công việc thường diễn ra theo hướng nào? 7 a. Tập trung vào cá nhân xuất sắc. b. Mỗi người một việc rồi tập hợp lại. c. Trải đều công việc cho các thành viên. d. Cách làm riêng của nhóm bạn. …………………………………………………………………………………. Câu 11: Nếu cho rằng hiệu quả hoạt động của các nhóm ở lớp bạn còn kém hiệu quả, vậy theo bạn nguyên nhân chính của nó là gì? a. Do phương pháp làm việc của nhóm chưa thực sự khoa học. b. Do các thành viên trong nhóm thiếu sự đoàn kết. c. Do chưa quen với phương pháp này. d. Do nhóm trưởng chưa biết cách điều hành và phân công nhiệm vụ phù hợp. e. Ý kiến riêng của bạn. Câu 12: Phương pháp thống nhất ý kiến của nhóm bạn là: a. Phải được tất cả thành viên trong nhóm đồng ý. b. Theo đa số. c. Nhóm trưởng quyết định. Câu 13: Là thành viên trong nhóm, bạn thấy mình đã làm được điều gì dưới đây: (Có thể chọn nhiều đáp án) a. Hoàn thành mọi công việc được giao. b. Là cầu nối giữa các thành viên trong nhóm. c. Hỗ trợ các thành viên trong nhóm. d. Đóng góp khác của bạn. Câu 14: Sự gắn bó của các thành viên trong nhóm bạn như thế nào? a. Đoàn kết. b. Chưa đoàn kết. c. Rất rời rạc. Câu 15: Suy nghĩ của bạn về hoạt động học tập theo nhóm: 8 Xin chân thành cảm ơn bạn đã trả lời câu hỏi của chúng tôi! Cuối cùng, xin bạn cho biết một số thông tin về cá nhân của bạn: Họ và tên: Lớp: Trường: 9 . NGHIÊN CỨU Nhằm đưa ra một số biện pháp để bồi dưỡng kỹ năng thảo luận nhóm cho học sinh THPT. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu – Nghiên cứu những vấn đề. phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Lê Văn Giạng, Những vấn đề cơ bản của khoa học giáo dục, NXB. KHẢO 1. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thàng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *