Chương 3:CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT CÔNG TRÌNHNGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC MẦM NON1. Các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học GDMN.1.1. Logic các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học GDMN(logic tiến trình).1.1.1. Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu:Để tiến hành một nghiên cứu khoa học GDMN phải chuẩn bị thật đầy đủ vềmọi mặt cho công việc. Bước chuẩn bị có vị trí đặc biệt, nó góp phần quy định chấtlượng của công trình nghiên cứu. Chuẩn bị nghiên cứu bắt đầu từ xác định đề tài vàkết thúc ở việc chuẩn bị lập kế hoạch tiến hành nghiên cứu.a) Xác định đề tài nghiên cứu.Đề tài khoa học là một vấn đề khoa học được xây dựng trên cơ sở phát hiệncác mâu thuẫn trong lý thuyết hoặc trong thực tiễn với kiến thức và kinh nghiệm đãcó không thể giải thích được. Mâu thuẫn này gây cản trở trong nhận thức hay tronghoạt động thực tiễn. Như vậy, đề tài khoa học là vấn đề chưa biết, nếu được giảiquyết sẽ cho chúng ta những nhiểu biết mới, làm phong phú thêm kho tàng trí thứccủa nhân loại.b) Xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học.Đề cương nghiên cứu khoa học là bản thuyết minh về tính cấp thiết, ý nghĩa,nội dung và phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học. Đề cương có kết cấunhư sau:b.1) Tính cấp thiết của đề tài hay lý do chọn đề tàiTrả lời câu hỏi tại sao chọn đề tài này để nghiên cứu. Câu hỏi này được trảlời trên cơ sở phát hiện các mâu thuẫn, các thiếu sót của lý thuyết hay thực tế vớiyêu cầu bức thiết phải giải quyết.Tính cấp thiết của đề tài cũng có thể lập luận bằng cách xác định tầm quantrọng các vấn đề ta vừa phát hiện. Giải quyết được các vấn đề này đem lại lợi íchgì? Và ngược lại, nếu vấn đề không giải quyết sẽ dẫn tới thiệt hại gì cho tương lai37gần và tương lai xa. Cả hai cách đặt vấn đề như vậy làm nổi bật lên ý nghĩa của vấnđề khoa học và làm rõ tính cấp thiết phải giải quyết của đề tài.b.2) Mục đích nghiên cứu.Mục đích nghiên cứu là mục tiêu mà đề tài hướng tới, là định hướng chiếnlược của toàn bộ những vấn đề cần giải quyết trong đề tài. Mục đích của các đề tàinghiên cứu trẻ em thường đặt ra là nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trìnhchăm sóc và giáo dục trẻ nhằm phát triển tâm lý, hình thành và phát triển hoàn diệnnhân cách ở trẻ em.b.3) Khách thể và đối tượng nghiên cứu:- Khách thể nghiên cứu:Nghiên cứu khoa học là khám phá thế giới. Toàn bộ các ngành khoa học phốihợp với nhau thực hiện công việc ấy trong thời gian tương đối lâu dài. Đối với mộtđề tài khoa học cụ thể, ta chỉ có thể giải quyết một phần mối quan hệ, một thuộctính nào đó của thế giới khách quan mà thôi, đó chính là khách thể nghiên cứu.Xác định khách thể nghiên cứu là xác định giới hạn để hướng dẫn đề tài tới mụctiêu.- Đối tượng nghiên cứu:Đó là đối tượng trực tiếp của nhận thức, là cái phải khám phá bản chất và tìmquy luật vận động. Đối tượng nghiên cứu của một đề tài cụ thể là một bộ phận củakhách thể. Khách thể chứa đối tượng, cùng một khách thể có thể có nhiều đối tượngnghiên cứu. Có sự chuyển đổi giữa khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứuphụ thuộc vào phạm vi nghiên cứu của chúng ta. Ví dụ: trong nghiên cứu trẻ em,khách thể nghiên cứu có thể là: nghiên cứu sự phát triển các phẩm chất nhân cáchcủa trẻ mẫu giáo lứa tuổi trước tuổi học, còn đối tượng nghiên cứu có thể là: nghiêncứu sự phát triển và biểu hiện các nét tính cách của trẻ mẫu giáo các giai đoạn lứatuổi; đối tượng nghiên cứu trên lại có thể là khách thể nghiên cứu khi chúng ta chọnđối tượng nghiên cứu hẹp hơn: nghiên cứu tính tích cực, tính độc lập, tính kiên trì,tính mục đích… trong một hoạt động nào đó của trẻ.Quan hệ giữa khách thể và đối tượng là quan hệ bao trùm:Khách thể là AA38Đối tượng là B.Bb.4) Giả thuyết khoa họcĐể tiến hành khám phá đối tượng chưa biết, một thao tác kỹ thuật hết sứcquan trọng trong nghiên cứu khoa học là tiến hành dự đoán bản chất đối tượng rồisau đó tìm cách chứng minh dự đoán đó. Như vậy, giả thuyết khoa học là tri thứcgiả định về đối tượng, chức năng của nó là dự đoán và định hướng nghiên cứu. Giảthuyết được xây dựng trên cơ sở phân tích đối tượng và so sánh với những đốitượng khác gần giống đã biết, bằng phép tương tự kết hợp với trí tưởng tượng sángtạo, nhà khoa học dự đoán bản chất đối tượng.Xây dựng giả thuyết phải tuân theo các yêu cầu sau:- Không mâu thuẫn với những lý thuyết khoa học đã được chứng minh hayvới thực tế hiển nhiên.- Giả thuyết được trình bày dễ hiểu để có thể kiểm tra được.- Mọi giả thuyết khoa học đều phải được chứng minh. Nếu giả thuyết đượcchứng minh là đúng thì nó trở thành một bộ phận của lý thuyết khoa học. Giảthuyết được chứng minh tức là đề tài được thực hiện. Vì vậy, có thể nói thực chấtcủa một công trình nghiên cứu khoa học là chứng minh một giả thuyết khoa học.b.5) Nhiệm vụ nghiên cứu:Từ đối tượng, mục đích và giả thuyết khoa học, xuất hiện một thao tác mới,đó là xác định nhiệm vụ nghiên cứu cho đề tài. Xác định nhiệm vụ nghiên cứu làxác định công việc cụ thể phải làm, đó chính là mô hình dự kiến của nội dung đềtài, các nhiệm vụ nếu được thực hiện có nghĩa là đề tài được hoàn thành.Trong nghiên cứu khoa học GDMN, nhiệm vụ nghiên cứu thường được xâydựng như sau:- Xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.- Nghiên cứu thực trạng giả thuyết và tổ chức thực nghiệm nhằm cải tạo thựctrạng ấy theo lý thuyết đã được xây dựng.- Rút ra các kết luận và khuyến nghị khoa học.39Cùng với đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu, nếu đề tài phức tạp người ta cònphải giới hạn đề tài về mặt nội dung, thời gian, địa bàn nghiên cứu theo khuôn khổcông việc.b.6) Các phương pháp nghiên cứu:Xuất phát từ đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, đề cương trình bày và mô tảcác phương pháp nghiên cứu sẽ dùng để thực hiện đề tài. Đâu là phương phápchính, đâu là các phương pháp hỗ trợ dùng để kiểm tra tính xác thực của các tài liệuthu thập và xử lý. Trong đề cương phải xác định các phương pháp nghiên cứu và sẽđược chính xác hoá trong quá trình thực hiện.b.7) Dàn ý nội dung công trình:Đề cương cần trình bày dự thảo dàn ý chi tiết của công trình gồm cácchương, mục phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu. Dự thảo nội dung là mô hình đề tàimà tác giả dự định tiến hành. Do vậy cần phải được chuẩn bị nghiêm túc theo chiếnlược chung, định hướng cho toàn bộ công trình sau này.Dàn ý nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học GDMN phải căn cứ vào đốitượng nghiên cứu, mục đích cần đạt. Thông thường dàn ý gồm có mấy vấn đề sauđây:- Lịch sử của vấn đề nghiên cứu.- Cơ sở lý luận của đề tài.- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.- Thực nghiệm khoa học và kết quả thực nghiệm.- Những kết luận đề xuất và khuyến nghị khoa học.c) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu cho một đề tài khoa học.Xây dựng kế hoạch nghiên cứu là bản thuyết minh kế hoạch tiến trình đề tài.Bản kế hoạch nghiên cứu có 2 phần:c.1) Phần chung:- Tên đề tài…- Thuộc chuyên nghành nghiên cứu…:- Nơi đăng ký …- Cấp quản lý…- Cơ quan chủ trì chương trình- Cơ quan chủ trì đề tài …- Chủ nhiệm đề tài.40- Cơ quan phối hợp nghiên cứu…- Cơ quan phối hợp chính.- Điểm qua tình hình nghiên cứu, điều tra trong nước, ngoài nước.- Mục tiêu của đề tài.c.2) Phần cụ thể:c.2.1) Nội dung, tiến độ tiến hành:- Nội dung các bước tiến hành đề tài.- Kết quả phải đạt được.- Thời gian bắt đầu, kết thúc từng vấn đề.- Cơ quan thực hiện, người chủ trì.c.2.2) Về tài chính:- Nguồn kinh phí.- Tổng kinh phí và dự toán chi phí cho việc thực hiện đề tài theo thời gianthực hiện.c.2.3) Các yêu cầu khác (nếu có).1.1.2. Giai đoạn thực hiện công trình khoa học về trẻ em.Sau khi lập đề cương và đề tài được phê duyệt, bắt đầu vào giai đoạn quantrọng là thực hiện đề tài. Công việc của giai đoạn này gồm có:a) Thu thập và xử lý thông tin lý luận:Để thu thập và xử lý thông tin lý luận, nhà nghiên cứu bắt đầu từ việc tìmhiểu các thư mục khoa học tại các thư viện. Chọn lọc các tài liệu liên quan đến đềtài. Quá trình đọc tài liệu tra cứu, các sách báo, tạp chí chọn lọc ra những thông tincần thiết, sắp xếp chúng theo từng chủ đề. Để nghiên cứu lý luận cần nghiên cứucác nguồn tài liệu khác nhau, các quan điểm, xu hướng khoa học khác nhau. Các tàiliệu thu được đa dạng phong phú là cơ sở quan trọng để tiến hành bước xử lý chính.Xử lý tài liệu lý luận là quá trình phân tích các tài liệu, tìm hiểu kỹ nội dungquan trọng, gạt bỏ những thông tin không cần thiết, phê phán những quan điểm sailầm. Phân loại những thông tin đó để sắp xếp chúng thành hệ thống theo yêu cầucủa đề tài. Từ việc hệ thống hoá đó mà ta có thể khái quát tài liệu và sử dụngphương pháp suy luận logic để rút ra những kết luận khoa học. Những kết luận dựa41trên những tài liệu khách quan, chính xác, có độ tin cậy cao và tuân theo các quytắc logic, từ đó rút ra những luận điểm chân thực.Tài liệu lý thuyết được thu thập và xử lý phải theo chiến lược phù hợp vớiyêu cầu của đề tài, làm cơ sở lý thuyết cho đề tài, đồng thời nó là một trong nhữngnhiệm vụ của quá trình nghiên cứu.b) Thu thập, xử lý các tài liệu thực tiễnCùng với quá trình tìm hiểu cơ sở lý thuyết của đề tài, nhà nghiên cứu tiếnhành việc thu thập các tài liệu thực tiễn, bằng con đường trực tiếp điều tra, quan sát,thực nghiệm, nghiên cứu sản phẩm hoạt động v.v. bằng phương pháp nghiên cứuthực tiễn thu được những tài liệu chân thực, phục vụ cho đề tài.c) Tổ chức thực nghiệm khoa họcThực nghiệm là chứng minh giả thuyết, kiểm tra các luận điểm khoa học đãđược rút ra từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau, cho nên thực nghiệm phảiđược tiến hành một cách thận trọng, nghiêm túc và nhiều khi phải tiến hành nhiềulần ở nhiều địa bàn khác nhau, để các nghiên cứu đạt đến mức khách quan nhất.Tất cả những tài liệu lý thuyết, thực tế và kết quả thực nghiệm được xử lýnghiêm túc và viết thành văn bản. Với những đề tài khoa học lớn, ở những giaiđoạn này, người ta tổ chức Hội thảo, tiếp xúc chuyên gia. Các cuộc sinh hoạt nhưthế giúp rất nhiều cho các tác giả hoàn thiện công trình của mình.1.1.3. Giai đoạn hoàn thành công trình khoa họcGiai đoạn kết thúc quá trình nghiên cứu là giai đoạn thể hiện toàn bộ kết quảnghiên cứu bằng một văn bản chính thức. Văn bản khoa học là một tài liệu trìnhbày theo đúng mọi yêu cầu, kỹ thuật, nội dung khoa học, vừa có độ chính xác cao,vừa có tư tưởng học thuật, đem lại nhiều điều mới mẻ cho khoa học, có tính thựctiễn, có khả năng ứng dụng vào cuộc sống. Đề tài khoa học phải thực hiện tốt cácnhiệm vụ nghiên cứu, đưa ra được các luận chứng, các kiến giải khoa học, chứngminh được các giả thuyết đã nêu ban đầu. Đề tài phải được thực hiện bằng cácphương pháp phong phú, chính xác, đem lại những tài liệu đáng tin cậy.421.2. Logic cấu trúc một công trình nghiên cứu khoa học GDMN.Bản chất của một công trình nghiên cứu khoa học là chứng minh lôgic. Bấtkỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào, xét về mặt cấu trúc cũng đều có 3 bộphận hợp thành: Luận đề, luận cứ và luận chứng.1.2.1. Luận đề:Luận đề là điều cần chứng minh trong một nghiên cứu khoa học. Luận đề trảlời cho câu hỏi “Cần chứng minh điều gì?”. Về mặt lôgic học luận đề là một phánđoán mà tính chính xác, chân thực của nó đang cần được chứng minh. Chẳng hạn, 2người tranh luận với nhau về việc “Học giỏi do cái gì?”. Người thứ nhất trả lời“Học giỏi do có phương pháp học tập đúng đắn”. Người thứ hai trả lời “ Học giỏi làdo di truyền từ dòng họ”.

Đang xem: đề cương nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non

Đây là 2 luận đề mà mỗi người đều muốn chứng minh.Trong lĩnh vực Tâm lý trẻ em P.Ia.Ganperin đã chứng minh luận đề “Hoạt độngtâm lý bên trong được hình thành từ hoạt động bên ngoài theo một cơ chế cụ thể”.Ông đã chứng minh được luận đề này và đã phát hiện ra 5 bước hình thành hànhđộnh trí tuệ ở trẻ em.1.2.2.

Đang xem: đề cương nghiên cứu khoa học giáo dục mẫu

Xem thêm: Báo Sức Khỏe: Tin Tức Sức Khỏe, Tư Vấn Sức Khỏe Đời Sống 24H

Xem thêm: Điểm Chuẩn Đại Học Bách Khoa Tuyển Sinh 2019 Chính Thức, Điểm Chuẩn Đh Bách Khoa Tp

Luận cứ:Là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận đề. Luận cứ được xây đựngtừ những sự kiện (thông tin định tính) và các số liệu (thông tin định lượng). Mộtluận đề chỉ có thể chứng minh với đầy đủ luận cứ. Luận cứ trả lời câu hỏi “Chứngminh bằng gì?”.Về mặt lôgíc, luận cứ là một phán đoán mà tính chân xác của nó đã đượccông nhận và được sử dụng làm tiền đề để chứng minh luận đề trong một nghiêncứu khoa học người nghiên cứu có thể sử dụng hai loại luận cứ:a) Luận cứ lý thuyết:Đó là các cở sở lý thuyết khoa học, các luận điểm khoa học, các tiền đề, địnhlý, quy luật khoa học đã được chứng minh là đúng. Có thể gọi luận cứ lý thuyết làluận cứ logic.b) Luận cứ thực tiễn:43Đó là các phán đoán về đối tượng nghiên cứu, được hình thành bởi các sốliệu, sự kiện thu thập được từ quá trình quan sát hoặc thực nghiệm khoa học. Có thểgọi đó là luận cứ khoa học.1.2.3. Luận chứng:Đó là cách thức, quy tắc, phương pháp tổ chức một phép chứng minh nhằmvạch rõ mối liên hệ logic tất yếu giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luậnđề. Luận chứng trả lời cho câu hỏi “chứng minh bằng cách nào?”.Trong một nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu có thể sử dụng hai loạiluận chứng.a) Luận chứng logic: bao gồm một chuỗi liên tiếp các phép suy luận, đượcliên kết theo một trật tự xác định, chi phối nhau về nội dung phản ánh lẫn cơ cấulogic của các luận điểm chứa trong đó.b) Luận chứng ngoài logic: bao gồm phương pháp tiếp cận và phương phápthu thập thông tin.- Phương pháp tiếp cận: là cách xem xét và phân tích một sự kiện. Tuỳ thuộcphương pháp tiếp cận mà sự kiện có thể xem xét toàn diện hoặc phiến diện. Kết quảcủa việc lựa chọn phương pháp tiếp cận sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả nghiêncứ khoa học.- Phương pháp thu thập thông tin: là cách thức theo đó người nghiên cứuthiết lập được luận cứ khoa học.2. Hướng dẫn về hình thức trình bày uận văn khoa họcPhần này dành cho các bạn sinh viên và nghiên cứu sinh đang chuẩn bị luậnvăn sau đại học. Dù ở bậc nào luận văn cũng cần được xem là một công trìnhnghiên cứu khoa học.Luận văn vừa mang tính chất một công trình nghiên cứu, nhưng lại vừa nhằmmục đích học tập. Nó vừa phải thể hiện ý tưởng khoa học của tác giả, nhưng lại vừaphải thể hiện kết quả của quá trình tập sự nghiên cứu trước khi bước vào cuộc đờisự nghiệp khoa học thực sự.2.1. Trình tự chuẩn bị luận văn44Sinh viên và nghiên cứu sinh được dành một quỹ thời gian eo hẹp để chuẩn bịluận văn (nhất là sinh viên). Trong thời gian eo hẹp như vậy việc chuẩn bị luận vănluôn là công việc đầy thử thách nặng nề. Xác định được trình tự hợp lý trong quátrình chuẩn bị luận văn là một trong những điểm mấu chốt giúp người nghiên cứuvượt qua khó khăn để có được một luận văn có chất lượng.Các bước chuẩn bị luận văn cơ bản sau:Bước 1: Lựa chọn đề tài luận vănNgười nghiên cứu được nhận đề tài luận văn theo 2 trường hợp sau đây:a. Đề tài luận văn được chỉ định.Thầy hoặc bộ môn có thể chỉ định cho người nghiên cứu thực hiện một đề tàiluận văn xuất phát từ những căn cứ rất khác nhau:- Đó là một phần nhiệm vụ của đề tài mà thầy hoặc nhà trường đang thực hiện.Đây là trường hợp có nhiều thuận lợi nhưng số người có cơ hội tham gia cộngtác trực tiếp với thầy không nhiều.- Đề tài là một phần nhiệm vụ nghiên cứu của cơ quan cử người nghiên cứu đihọc.- Đề tài mang tính giả định do thầy đưa ra.b. Đề tài tự chọn:Trong nhiều trường hợp, thầy tạo cơ hội cho người nghiên cứu tự chọn đề tàiluận văn. Nếu được nhận nhiệm vụ như vậy, người nghiên cứu cần tìm hiểu hiệntrạng phát triển của lĩnh vực chuyên môn, tìm hiểu tình hình thực tế mà lựa chọnhướng nghiên cứu thích hợp cho mình. Trong trường hợp này, việc lựa chọn đề tàicó thể dựa trên những căn cứ sau đây:- Đề tài có ý nghĩa khoa học không?- Đề tài có ý nghĩa thực tiễn không?- Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không?- Có đủ điều kiện đảm bảo việc hoàn thành luận văn hay không? (về tài liệu, tàichính, thời gian…)- Đề tài có phù hợp với sở thích hay không?Kinh nghiệm cho thấy có 3 cách lựa chọn đề tài luận văn:45Cách 1: đề tài nằm hoàn toàn trong lĩnh vực kiến thức đã biết. Rõ ràng, cách nàykhông nên thực hiện, vì nó không đáp ứng được các căn cứ nêu trên.kiến thứcđó biếtđề tàilựa chọnCách 2: đề tài được lựac chọn nằm hoàn toàn trong lĩnh vực kiến thức chưa biết.Nếu một nghiên cứu lựa chọn dạng đề tài này, cho dù nó có ý nghĩa khoa học thựctiễn và mang tính cấp thiết cần nghiên cứu thì họ (người nghiên cứu) cũng khó cóđủ điều kiện để hoàn thành luận văn trong thời hạn cho phép được. Cũng khôngnên chọn đề tài trong dạng này.Kiến thức chưa biếtkiếnthức đóbiếtđề tài đượcchọnCách 3: đề tài chọn nằm giáp ranh giữa lĩnh vực kiến thức đã biết và kiến thức chưabiết cần nghiên cứu. Đây là cách hay và phù hợp cho người nghiên cứu mới bướcvào nghề nhiều nhất.Kiến thức chưa biếtKiến thức đó biếtđề tài nghiên cứuBước 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu của luận văn46Đề cương được xây dựng nhằm trình bày thầy hướng dẫn phê duyệt và là cơ sởđể làm việc với các bạn đồng nghiệp trong quá trình chuẩn bị luận văn. Nội dungđề cương cần thuyết minh các điểm sau đây:- Lý do chọn đề tài luận văn- Xác định đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát của luận văn.- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.- Xác định cơ sở lý luận của đề tài, vẽ khung lý thuyết của đề tài.- Dự kiến phương pháp thu thập và xử lý thông tin.- Chuẩnbị các phương tiện nghiên cứu (tài liệu, phương tiện, thiết bị thínghiệm).Bước 3: Thu thập, xử lý thông tin và viết luận văn.Nội dung của thu thập thông tin thường bắt đầu từ việc nghiên cứu tài liệu đểbiết được điều gì có thể kế thừa từ các đồng nghiệp đi trước. Tiếp đó, thực hiện cácphương pháp thu thập thông tin bằng phi thực nghiệm hoặc thực nghiệm, xử lý kếtquả và kết thúc nghiên cứu.- Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin- Làm tổng quan về những thành tựu liên quan đến đề tài luận văn.- Thực hiện các phương pháp phi thực nghiệm (quan sát, phỏng vấn, điều tra …)hoặc thực nghiệm.2.2.Viết luận văn.Cũng như báo cáo khoa học, luận văn được trình bày trên khổ giấy A4, đánhmáy một mặt. Nếu đánh máy chữ thì cách dòng 1,5. Nếu sử dụng chương trình soạnthảo Microsoft Word, thì dùng cỡ chữ 13- 14, cách dòng 16 –18.Sắp xếp kết cấu và bố cục có thể như sau:a) Bìa:Gồm bìa chính và bìa phụ hoàn toàn giống nhau và được viết theo thứ tự từ trênxuống như sau:- Tên trường, khoa, bộ môn nơi hướng dẫn sinh viên làm luận văn.- Tên đề tài in bằng chữ lớn.- Tên tác giả47- Địa danh, tháng, năm bảo vệ công trình.b) Lời cảm ơn: trong trang này, tác giả có thể ghi lời cảm ơn đối với một cơquan đỡ đầu luận văn (nếu có) hoặc ghi ơn cá nhân, không loại trừ người thân,những người có nhiều công lao đối với công trình nghiên cứu.c) Mục lục: Thường đặt phía đầu sách tiếp sau bìa phụ.d) Ký hiệu và viết tắt: liệt kê theo thứ tự vần chữ cái những ký hiệu và chữviết tắt trong luận văn để người đọc tiện tra cứu.e) Lời nói đầu: cho biết một cách rất vắn tắt lý do và bối cảnh của đề tài, ýnghĩa lý thuyết và thực tiễn của đề tài, kết quả đạt được và những vấn đề còn tồnđọng, những dự kiến sau chương trình nghiên cứu.g) Tổng quan: phần này gồm các nội dung sau đây:- Giới thiệu chung vấn đề nghiên cứu.- Tổng quan lịch sử nghiên cứu và quan điểm lựa chọn vấn đề nghiên cứu- Trình bày vắn tắt hoạt động nghiên cứu.h) Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.- Cơ sở lý thuyết được sử dụng, bao gồm cả cơ sở lý thuyết kế thừa củangười đi trước và cơ sở lý thuyết tự mình xây dựng.- Mô tả các phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện.i) Nội dung nghiên cứu và kết quả: Phần này có thể trình bày trong 1-2chương, bao gồm:- Những giả thuyết và phương pháp kiểm chứng.- Những kết quả đạt được về mặt lý thuyết và ứng dụng.- Phân tích kết quả và nêu những vấn đề chưa được giải quyết.k) Kết luận và khuyến nghị: đây là một phần riêng, bao gồm các nội dung:- Kết luận về toàn bộ công cuộc nghiên cứu- Các khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứun) Tài liệu tham khảo.m) Phụ lục.48Tài liệu tham khảo.1. Vũ Cao Đàm, Nghiên cứu khoa học – phương pháp luận và thực tiễn.Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội, 1999.2. Phạm minh Hạc (chủ biên), Phương pháp luận khoa học giáo dục.Viện Khoa học Giáo dục, Hà nội, 1987.3. A.A.Liublinxkaia, Tâm lý học trẻ em- Tập I (bản tiếng Việt).Sở giáo dục- đào tạo T.P. Hồ Chí Minh xuất bản, 1977.4. G.L. Rugiavin, Các phương pháp nghiên cứu khoa họcNhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 1983.5. Nguyễn ánh Tuyết, Nguyễn như Mai, Đinh kim Thoa,Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non.Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà nội, 1997.6. Nguyễn ánh Tuyết, Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục mầmnon, NXB Đại học sư phạm, 2005.7. Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.Nhà xuất bản giáo dục, 1998.49Mục lụcChương 1: Những vấn đề chung về nghiên cứu khoa học21. Về nghiên cứu khoa học21.1. Khái niệm và đặc điểm của nghiên cứu khoa học1.2. Về nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non1.3. Trẻ em- đối tượng cơ bản của nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non22. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non62.1. Phương pháp nghiên cứu khoa học62.2. Phương pháp hệ82.3. Phương pháp luận82.4. Một số phương pháp luận trong nghiên cứu trẻ em9Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non141. Các nguyên tắc chỉ đạo việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trẻ em172. Các phương pháp nghiên cứu khoa học2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết182.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn212.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu33Chương 3: Các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học GDMN1. Các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học về trẻ em391.1. Logic các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học GDMN39.1.2. Logic cấu trúc một công trình nghiên cứu khoa học GDMN452. Hướng dẫn về hình thức trình bày luận văn khoa học48Tài liệu tham khảo515051

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *