Theo Nguyễn Văn Hộ, “đề tài khoa học (Subject) là một vấn đề khoa học<1> cóchứa một nội dung thông tin chưa biết, cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ. Nói đơngiản, đề tài khoa học là một câu hỏi, một vấn đề của khoa học cần phải giải đápvà khi giải đáp được thì làm cho khoa học tiến thêm một bước”<2>.

Đang xem: đặt tên đề tài nghiên cứu khoa học

Đề tài nghiên cứu khoa học có thể làmột vấn đề mang tính chiến lược đối với sự phát triển của một ngành, của xã hội,của quốc gia, là một công thức khoa học cụ thể nào đó cần chứng minh, cũng có thểlà một vấn đề xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn cuộc sốnghay nhu cầu phát triển khoa học. Do đó, một đề tài khoa học dù lớn hay nhỏ đềuphải có tính mới mẻ, tính thời sự (cấp thiết cần nghiên cứu) và tính thực tiễn.
Đềtài khoa học được diễn đạt bằng tên đề tài. Tên đề tài là tên gọi của vấn đềkhoa học mà nhà khoa học cần nghiên cứu, được diễn đạt bằng một câu ngữ pháp trọnvẹn, ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản và chỉ có một nghĩa, chứa đựng vấn đề cầnnghiên cứu. Không nên sử dụng những thuật ngữ có nhiều lớp nghĩa trong tên của đềtài nghiên cứu.
Chọn đề tài là công việc đầu tiên đốivới nhà nghiên cứu. Đối với những đề tài do Nhà nước, các cơ quan, tổ chức kinhtế, chính trị – xã hội đặt hàng, nhà khoa học chỉ cần suy nghĩ xem mình có đủkhả năng và điều kiện để nhận đề tài hay không là đủ, còn đối với các đề tàikhác, nhà khoa học phải xuất phát từ những vấn đề nảy sinh do nhu cầu của thựctiễn cuộc sống đặt ra cần giải quyết để chọn những đề tài có tính cấp thiết, đềxuất với các cơ quan quản lí.
Riêng đối với luận văn, luận án, tiểu luận:đề tài nghiên cứu có thể do cơ sở đào tạo, các giảng viên gợiý hay do chính bản thân người học tự đề xuất và được giảng viên chấp thuận.
Thông thường, các cơ sở đào tạo thườngkhuyến khích người học tự đề xuất vấn đề nghiên cứu trên cơ sở năng lực, sở trường, hay những ý tưởng đã hình thành trước đó của mình. Những ýtưởng nghiên cứu thường được hình thành khi: nghe giảng trên lớp; đọc sách báo;trao đổi, tranh luận với các nhà khoa học, bạn bè, trong quá trình thực tập,phát hiện những vướng mắc nảy sinh trong thực tế cuộc sống.
Vậy làm sao để chọn được một đề tàihay?. Đó là câu hỏi mà bất kì người nghiên cứu nào cũng phải trăn trở. TheoMichel Beaud, một đề tài hay trước hết phải là đề tài mà người nghiên cứu yêu thích, say mê và sẵn sàng dấn thân vì nó; tiếp đến là nó khôngtrùng lặp với các đề tài khác và có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, tin cậy;thứ ba đó là một vấn đề khoa học đang có nhiều tranh luận, chưa có được sự thốngnhất, mở ra cho người nghiên cứu cơ hội mang lại những đóng góp khoa học mới vàcuối cùng là đề tài phục vụ cho những dự định hoặc liên quan trực tiếp đến nghềnghiệp của người nghiên cứu trong tương lai<3>.
Từ những quan điểm trên cho thấy, một đề tài được đánh giá là tốt và cókhả năng thực hiện thành công cao khi đáp ứng được những yêu cầu sauđây: Đề tài có tính mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn; có tính cấp thiết; người nghiên cứu phải có đủ điều kiện đảm bảo cho việchoàn thành đề tài và đề tài phải phù hợp với năng lực và sở thích của ngườinghiên cứu.
Thứ nhất là tínhmới của đề tài:một đề tài mới có thể là một đề tài chưa cóai làm (ở trong và ngoài nước) hoặc là đề tài có kết quả dự kiến khác biệt vớicác kết quả đã có hoặc là phương pháp, cách tiếp cận mới.
Bàn về tính mớitrong nghiên cứu khoa học của các luận án tiến sĩ, Trần Văn Thọ cho rằng: “luậnán tiến sĩ phải có tính độc sáng (originality), luận án phải đặt ra được nhữngvấn đề mới, đưa ra được những giả thuyết hay lý luận mới và kiểm chứng bằngnhững tư liệu mới”<4>.
Cái mới trongnghiên cứu có thể là mới về ý tưởng, mới về cách tiếp cận, mới về phương pháp,mới về kết quả hoặc mới về cách diễn giải. Ngày nay, rất khó có một nghiên cứuhoàn toàn mới, mà chỉ mới trong một hay hai khía cạnh trên. Do đó, một câu hỏinghiên cứu không cần phải hoàn toàn mới và nguyên thủy, nhưng cần phải có cáchtiếp cận hay phương pháp mới<5>.

Xem thêm: Khóa Học Phẫu Thuật Thẩm Mỹ, Khóa Học Về Phẫu Thuật Tạo Hình Thẩm Mỹ

Thứ hai, ý nghĩakhoa học của đề tài:khám phá và công bố những tri thức khoa học mới, phương pháp mới.
Thứ ba, ý nghĩathực tiễn của đề tài: giải quyết các vấn đề, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn công tác hoặc cuộc sống, xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triểnkinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
Thứ tư, tính khảthi: người nghiên cứuphải có đủ điều kiện cho việc hoàn thành đề tài như: nguồn thông tin, tư liệu,người hướng dẫn khoa học và thời gian…
Thứ năm, đề tàiphải xuất phát từ nhu cầu của tác giả và được tác giả yêu thích, đồng thời phảiphù hợp với năng lực, điều kiện của tác giả. Dù đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao,có tính cấp thiết, nhưng nếu tác giả không có hứng thú và không phù hợp vớinăng lực, điều kiện của tác giả thì đề tài sẽ khó thực hiện thành công. Đã cókhông ít sinh viên, học viên khi làm khóa luận, luận văn thạc sĩ, thậm chí làluận án tiến sĩ đành phải bỏ cuộc do không lượng được sức mình.
Khi chọn đề tài,người nghiên cứu cần lưu ý đến yếu tố này. Tránh chọn những đề tài quá lớn, đềtài nghiên cứu về tương lai hoặc mang tính thời sự còn đang diễn ra và có thểbiến đổi trong tiến trình nghiên cứu.
Việc đặt tên đề tài một cách chuẩnxác là rất quan trọng vì nó giúp người nghiên cứu xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Tênđề tài phải ngắn gọn, súc tích, ít chữ nhất nhưng chứa đựng nhiều thông tin nhất.Ngôn ngữ dùng trong tên đề tài phải rõ ràng, chuẩn xác để có thể được hiểu theomột nghĩa duy nhất, không tạo khả năng hiểu thành nhiều nghĩa.
Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không nên đặt tên đề tài khoa học bằng những cụm từ có độ bất địnhcao về thông tin, như: “Vài suy nghĩ về…”; “Thử bàn về…”; “Về vấn đề…”; “Gópphần vào…”. Cách đặt tên như trênchỉ thích hợp cho một bài báo chứ không thích hợp cho một công trình khoa họcnói chung và khóa luận, luận văn, luận án nói riêng. Trong quá trình xác địnhtên đề tài luận văn, luận án, người nghiên cứu cần tham khảo ý kiến của ngườihướng dẫn khoa học.
<1> Vấn đề khoa học về bản chấtlà một sự kiện, hiện tượng mới phát hiện mà khoa học chưa biết, là một sự thiếuhụt của lý thuyết hay một mâu thuẫn của thực tiễn đang cản trở bước tiến củacon người, với kiến thức cũ, kinh nghiệm cũ không giải thích được, đòi hỏi cácnhà khoa học nghiên cứu làm sáng tỏ. Điều đó có nghĩa là một vấn đề trở thành đềtài khoa học phải có các điều kiện sau: Mộtlà, đó là sự kiện hay hiện tượng mới chưa từng ai biêt, một mâu thuẫn hayvướng mắc cản trở bước tiến của khoa học hay thực tiễn. Hai là, bằng kiến thức cũ không thể giải quyết được, đòi hỏi cácnhà khoa học phải nghiên cứu giải quyết. Ba là, vấn đề nếu được giải quyết sẽcho một thông tin mới có giá trị cho khoa học hay làm khai thông các hoạt độngcủa thực tiễn.
<2> Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Đăng Bình (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Tài liệu dùng cho lớp cao họcthạc sĩ), Đại học Thái Nguyên, tr. 87.
<5> Nguyễn Văn Tuấn (2011), Đi vào nghiên cứu khoa học, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh – Thời báo Kinhtế Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 30.

Xem thêm: (Tiếng Việt) Sách Bình Luận Khoa Học Bộ Luật Hình Sự 2015 Sửa Đổi Bổ Sung 2017 )

Người đăng:Phạm Phúc Vĩnhvào lúc22:08

*

Đăng nhận xétCám ơn Anh/Cbij đã góp ý, nhận xét và đánh giá. Chúng tôi sẽ có phản hổi trong thời gian sớm nhất có thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *