Albert Einstein Nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 (1879-1995) nói rằng: “Nếu có một tôn giáo nào tương thích với những nhu cầu khoa học tiên tiến thì đó chính là Phật giáo”.

Đang xem: Đạo Phật Từ Góc Nhìn Khoa Học

*

Thế kỷ 20 từng chứng kiến sự ra đời của những lý thuyết vật lý và toán học nền móng cho khoa học hiện đại như: Lý thuyết tương đối của A.Einstein; lý thuyết lượng tử của trường phái Vật lý lượng tử Copenhage; Định lý bất toàn của nhà toán học người Áo – Kủrt Godel. Cùng với những nhà khoa học kể trên, những kiến giải của đức Phật về vũ trụ và thế giới qua Duy thức tông cũng đã được các nhà khoa học nổi tiếng thế giới hiện nay thừa nhận đó là: Nhà vật lý người Đan Mạch – Nicls Bohr – giải Noben vật lý 1922 cho rằng: (Hạt vật chất cơ bản cô lập thì trừu tượng-tức không phải là vật thật); Nhà toán học người Mỹ gốc Hungary -VonNeumann (1903-1957) có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính cũng phát biểu: (Không có gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức, điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật); Nhà vật lý và toán học người Hung, giải thưởng Nobel vật lý năm 1963 cũng cho rằng: (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại).

*

Từ thực tế nghiên cứu và đánh giá trên của các nhà khoa học trên thé giới, trong bài viết: “Từ thực tại Duy Thức đến thực tại Lượng Tử’’ đăng trên tạp chí Nghiên cứu Phật học gần đây, tác giả Chí Anh cũng cho rằng, sự tương đồng của Phật học và khoa học nhiều khi cụ thể đến mức khiến người ta kinh ngạc. Khi đề cập về những quan điểm cơ bản của Duy thức luận về ‘’Thực tại” để thấy tính tương đồng giữa vật lý lượng tử và tư duy “Duy thức” tác giả biện dẫn: “Duy Thức Tông” dạy rằng: Mọi thực tại đều chỉ là biến hiện của “thức” (Com-sciounss); như vậy, toàn thể sự vật trong trời đất, bao gồm cả con người chúng ta chỉ là sự biếu hiện phóng chiếu của thức mà thôi, ngoài thức ra không có gì hết. Nói tới điều này, chắc chắn trong chúng ta đều có những thắc mắc về luận điểm trên của Duy thức Tông; chẳng hạn vì sao “thức” chỉ là hình thái tinh thần thuần tuý, lại có thể tạo nên thế giới vật chất đa dạng với những vật thể cứng chắc như sắt thép, sỏi đá và nhất là trong đó gồm cả con người chúng ta?

Mọi phật tử chúng ta đã biết, Duy thức tông là một phát triển của Đại thừa Phật giáo và đã trở thành trụ cột thứ hai của Triết học Đại thừa cùng với Trung Quán Tông, hai tông phái này có một số nhận thức bề ngoài có vẻ hơi khác nhau, nhưng nói chung đều xuất phát từ một nguyên lý cơ bản của đạo Phật. Đó là quan niệm về thực tại. Trong đạo Phật có hai cách để diễn tả thực tại; được biểu hiện trên bình diện “Tính” và bình diện “Tướng”. Có thể xem Trung Quán là tông phái giải thích về tự tính của các pháp; còn Duy thức nói về tướng trạng và sự vận hành của mọi hiện tượng tâm lý, vật lý. Nếu khái niệm “Không” tự tính của các pháp trong Trung Quán Luận có một ý nghĩa khác với Duy thức, và Trung Quán xem “Không” là một thể thụ động, vắng lặng, phi tính chất, giống như một tấm gương chỉ phản chiếu sự vật mà không ghi lại gì trong đó; thì Duy thức tông với tư cách là triết học về tướng trạng của sự vật, lại xem thể tính cuối cùng của các pháp, ngoài mặt thụ động là “Không” còn có mặt chủ động là tạo tác mà tên gọi đích thực của nó chính là “Thức”. Do chức năng tạo tác này đã khiến “Thức” mang tính năng lượng (Energie). Và nếu hiểu theo thuyết Tương đối của (Einstein), năng lượng tương đương với khối lượng thì chúng ta thấy “thức” không còn là hình thái tinh thần thuần tuý mà đã mang một ý nghĩa vật chất.

Vì vậy triết học Duy Thức, thức vừa là vai trò của năng lượng, vừa là nguồn gốc của cái biết, cái thấy, nó khiến chủ thể cảm ứng với khách thể. Vì cả chủ thể lẫn khách thể đều chỉ là sự biến hiện của thức. Với những luận điểm cơ bản nói trên, Duy thức tông đã khẳng định “Thức” chính là nhân tố đã tạo tác nên vũ trụ.

*

Tuy vậy, trong một thời gian dài trước đây, Duy thức vẫn thường bị xem là siêu hình, trừu tượng giống với chủ nghĩa duy tâm cực đoan của (Berkley); nên phần nhiều trong chúng ta có khuynh hướng xem đó chỉ là những biểu tượng dùng cho thế giới tâm linh kỳ bí hơn là thế giới vật lý cụ thể. Thế nhưng hiện nay với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực vật lý lượng tử. Với sự đóng góp của các nhà Vật lý lừng danh cả về lý thuyết lẫn thực hành trong thế kỷ 20 đã minh hoạ tuyệt vời cho những quan điểm cơ bản của Duy Thức Tông…

Phật (Buddhaya) không phải là môt vị thần linh, mà chỉ là một Người giác ngộ, tự mình chứng đắc bản tâm bất nhị là bản thể của vũ trụ vạn vật. Kinh điển Phật giáo nói rằng, khi đức Phật Thích Ca ngộ đạo dưới gốc cây Bồ đề, thì các thần thông là các thuộc tính vốn có của tâm giác ngộ hiện ra đầy đủ, do vậy: về mặt không gian Ngài nhìn thấy suốt cả tam thiên. Tam thiên còn gọi là tam giới tức ba cõi thế giới đó là: Dục giới (thế giới của chúng ta đang sống); Sắc giới (thế giới cõi trời nơi đó chúng sinh có thọ mạng lâu dài hơn cõi thế gian chúng ta) và cõi Vô sắc giới (thế giới chúng sinh không có vật chất mà chỉ có tinh thần, ý thức). Về mặt thời gian, đức Phật cũng nhìn thấy suốt cả quá khứ vị lai không có bắt đầu, không có kết thúc (vô thuỷ vô chung). Về mặt số lượng, Ngài nhìn thấy vô lượng vô biên thế giới, vật thể, chúng sinh, không phân biệt lớn nhỏ, từ vũ trụ bao la đến thế giới vi mô của những vật thể cực nhỏ mà xưa chưa có danh từ diễn tả, nên gọi là vi trần. Theo các nhà khoa học, thật ra Ngài nhìn thấy cả thế giới hạ nguyên tử, thấy cả những vật thể như hạt quark, electron, neutrino. Cái thấy đó vô cùng siêu việt, và Ngài nhận ra cả những khoảnh khắc thời gian cực kỳ ngắn gọi là sát-na (tức thời gian cực nhỏ so với giây đồng hồ). Đó gọi là Chánh biến tri, biết cùng khắp không gian thời gian. Vì sao cái biết lại tuyệt đối như vậy? Bởi đức Thế Tôn đạt giác ngộ Chánh Đẳng Chánh Giác. Nhờ tâm bất nhị này, mà khai mở nhìn thấu Tam thiên Đại thiên thế giới. Tổng kết về điều trên, Bộ Kinh Thành Duy Thức Luận nói “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”, tức là cái vũ trụ tưởng đâu là ở bên ngoài, độc lập khách quan cũng chỉ là biến hiện của tâm mà thôi. Cái tâm linh giác ngộ đó, mọi chúng sinh đều có, đó là tính giác, tính Phật, nhưng vì mê muội chạy theo thế giới vật chất nhỏ bé tầm thường, nên không “ngộ” được tính giác ấy. Vì không giác ngộ nên chúng sinh trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi khổ đau. Đức Phật thấu hiểu tính chất trống rỗng của nguyên tử vật chất, nhưng điều này phải đến cuối thế kỷ 20. Có nghĩa là phải sau 25 thế kỷ, các nhà bác học hàng đầu của thế giới nhân loại mới hiểu và khám phá ra hạt quark với đặc tính lạ lùng, thì ta mới hiểu được tính không của Duy thức tông Phật giáo.

Xem thêm: Đề Cương Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học, Đề Cương Chi Tiết Học Phần Khóa Luận Tốt Nghiệp

Những lý thuyết khoa học ra đời đã làm đảo lộn thế giới quan cổ điển của con người. Khiến các nhà khoa học phải nhìn nhận những vấn đề cơ bản của thế giới như: không gian, thời gian, vật chất chẳng khác gì nhãn quan của những thiền sư bậc thầy trong đạo Phật xưa kia, từng nói về những vấn đề huyền bí của bản thể luận. Thực tế chứng minh ta có thể thấy sự tương đồng giữa khoa học và giáo lý của đạo Phật qua sự so sánh về lý thuyết Big Bang (vụ nổ lớn) nói về sự hình thành nên vũ trụ của chúng ta với vũ trụ quan của Kinh Hoa Nghiêm. Mọi Phật tử chúng ta đều rõ, Hoa Nghiêm là bộ kinh đồ sộ, tiêu biểu cho thế giới quan đạo Phật, bởi nội dung vô cùng phong phú được biểu hiện qua các góc độ Triết học – Tôn giáo – Khoa học.

*

Qua phát kiến khoa học về vấn đề huyền bí của bản thể luận. Chúng ta càng kinh ngạc hơn khi mà cánh đây 25 thế kỷ, đức Phật đã đề cập đến những vấn đề khoa học cực kỳ hiện đại. Mặc dù mục đích của kinh không phải là một thông điệp khoa học, tất nhiên lại càng không phải là một giải trình về khoa học hoặc thí nghiệm khoa học cụ thể. Tuy nhiên khi nghiên cứu thế giới quan của kinh điển, đặc biệt là những mặt có liên quan đến vấn đề khoa học của thế giới ngày nay, hiển nhiên chúng ta phải xem đó là phạm trù khoa học của bộ kinh, và không những chỉ có kinh Hoa Nghiêm mà các bộ kinh khác đều hàm chứa tính khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Là một người không am hiểu sâu sắc lắm về khoa học tự nhiên. Nhưng những thập niên gần đây, giáo lý của đạo Phật đã gây bất ngờ lớn cho các Nhà khoa học hàng đầu trên thế giới, bởi tính khoa học sâu sắc của Duy thức luận Phật giáo đã được các nhà khoa học công bố rộng rãi trong thế kỷ 20, và những năm đầu của thập niên thế kỷ 21 này. Không tự hào sao được, khi một Dân tộc đã có hàng nghìn năm coi đạo Phật là Quốc giáo. Thời Lý, Trần nhờ cố kết lòng dân nhất tâm chống giặc mà cha ông ta đã ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông hung hãn xâm phạm bờ cõi giữ gìn giang sơn gấm vóc Đại Việt. Thời kỳ này, không chỉ xuất hiện những ông vua đánh giặc giữ nước tài giỏi, mà còn là những triết gia, thiền sư viên dung cả đời và đạo. Đó là Lý Thánh tông, Lý Thái Tông, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Và cũng không vui sao được, khi mà một thời đạo Phật bị hiểu lầm là “yếm thế” thì nay đạo Phật đã có tính ảnh hưởng Khoa học toàn cầu. Thực tế hiện nay chúng ta thấy, số người tu theo đạo Phật ngày càng gia tăng ở các nước châu Âu và phương Tây. Sự gia tăng này đã làm thay đổi suy nghĩ của không ít người châu Á vẫn cho rằng, cộng đồng những người phương Tây và châu Âu bản chất của họ là duy lý hành động. Nên việc tiếp cận giáo lý đạo Phật là không thể, bởi lẽ đạo Phật là tư duy “mềm” hệ Duy thức luận. Chính từ sự nhìn nhận thiên lệch này, mà nhiều người đặt câu hỏi tại sao cộng đồng các nước Tây Phương hiện nay lại có xu hướng đến với đạo Phật nhiều như vậy? Ở đây xin được nêu một trích đoạn trong bài viết: “Hoàn thiện cuộc sống nhờ pháp Phật” đăng trên tạp chí Văn hoá Phật giáo số 127, của tác giả Sunil JVimalavansa, Giáo sư Y khoa chuyên về sinh lý học và sinh học người Mỹ, ông nói về đạo Phật như thế này: “Phật giáo không chỉ là tín ngưỡng hay một niềm tin đơn thuần. Đó là giáo pháp cho toàn thể loài người thuộc mọi thời đại. Mục tiêu của Phật giáo là sự phục vụ vô ngã, là thiện chí là hoà bình, là sự cứu giúp trước mọi khổ đau. Việc thực hành giáo pháp của đức Phật sẽ làm phát triển sự thức tỉnh tự nội về lòng từ bi và tuệ giác. Một trong những lý do khiến Phật giáo có sức cuốn hút đối với trí thức và những người có trình độ học vấn cao nằm ở chỗ chính đức Phật đã thực sự khuyên mọi người đừng tin vào những gì được nghe mà không kiểm chứng giá trị của chúng”. Đó là tư duy của những người Phương Tây khi nói về giáo lý đạo Phật.

Tác giả: Nguyễn Đức SinhTạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7/2016

——————————

TÀI LIỆU THAM KHẢO– Tích hợp đa văn hoá Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai (công trình nghiên cứu Khoa học Triết cổ Phương Đông- giải mã bằng toán tập mờ) Giáo sư vật lý Nguyễn Hoàng Phương- Nhà xuất bản giáo dục-1996.)– Bài : “Từ thực tại Duy thức đến thực tại Lượng tử”-Tác giả Chí Anh (tạp chí Nghiên cứu Phật học số 6-2007- số 7-2008 GHPGVN)– “Hoàn thiện cuộc sống nhờ Phật pháp” Sunil J.Vimalavansa Giáo sư Y khoa chuyên về sinh lý học và sinh học hệ thống. Đại học Nev Brunsvick- Hoa Kỳ. (Tạp chí Văn hoá Phật giáo số 127– Tạp chí nghiên cứu Phật học Khuông Việt, số 19, số 30– Đạo Phật nhập thế và phát triển (2tập). HT Thích Trí Quảng-Nhà xuất bản tôn giáo- Hà nội.2006.

Xem thêm: Liên Hiệp Khoa Học Doanh Nhân Việt Nam, Tuyển Dụng

– Đức Phật A Di Đà. Bài viết tác giả: Truyền Bình ( Báo Điện tử: Đạo Phật Ngày Nay)– “ Nghệ thuật yêu thương” Bài viết của thiền sư Thích Nhất Hạnh (Báo Điện tử- Đạo Phật Ngày Nay).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *