*
*

Trong thời đại hiện nay, mối quan hệ giữa đạo đức và nghiên cứu khoa học ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết, thu hút được sự quan tâm rộng rãi trên toàn thế giới nói chung và đương nhiên ở cả Việt Nam nói riêng. Đối với riêng Việt Nam, có thể thấy trong thời gian gần đây, dưới ảnh hưởng của quá trình hội nhập sâu rộng mọi mặt vào đời sống quốc tế, cùng những đòi hỏi từ thực tiễn xã hội, khoa học và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam cũng đang có các bước phát triển và chuyển mạnh sang hướng hiện đại. Hội nhập cũng đem lại cơ hội lớn cho khoa học trong nước tiếp thu và ứng dụng công nghệ thông tin vào các quá trình nghiên cứu theo xu hướng của thế giới. Trong một bối cảnh như vậy, nghiên cứu khoa học ở Việt Nam cũng đối mặt với những vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học tương tự như các nước khác trên thế giới. Dù vậy, trên thực tế những vấn đề đạo đức trong nghiên cứu cũng mới chỉ được đề cập đến và được xử lý ở một số lĩnh vực riêng lẻ, chứ chưa có những hướng giải quyết mang tính chính sách và trên tầm vĩ mô, để nâng tầm nhận thức của không chỉ nhà khoa học mà cả người dân rộng rãi về tầm quan trọng của vấn đề, và tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề đạt hiệu quả tối đa.

Đang xem: đạo đức trong nghiên cứu khoa học

Trước những vấn đề nêu trên, đề tài “Đạo đức trong nghiên cứu khoa học: kinh nghiệm thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam” được thực hiện là cần thiết và có tính thực tiễn cấp bách. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu chính của đề tài được thể hiện ở ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đạo đức trong nghiên cứu khoa học

Đạo đức trong nghiên cứu khoa học là một bộ phận của đạo đức xã hội, là những quy tắc, những chuẩn mực nhằm điều tiết hành vi một cách tự giác, tự nguyện của nhà khoa học trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu hiện diện ở tất cả các bước của quá trình nghiên cứu khoa học.

Vai trò của đạo đức trong nghiên cứu khoa học chủ yếu được thể hiện thông qua những tác động, ảnh hưởng của nhân cách đạo đức nhà khoa học đến định hướng, mục đích và kết quả nghiên cứu, và việc áp dụng các thành tựu, các kết quả đó vào xã hội và đời sống con người Điều đó được thể hiện ở những mặt: đạo đức điều chỉnh hành vi của người nghiên cứu theo hướng phụng sự sự phát triển xã hội và con người; đạo đức góp phần nâng cao năng lực của nhà khoa học; đạo đức góp phần khắc phục những tiêu cực trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Đạo đức trong nghiên cứu khoa học cũng chịu ảnh hưởng từ các nhân tố như môi trường văn hoá, đạo đức xã hội; sự phát triển của khoa học kỹ thuật; trình độ nhận thức của con người; pháp luật; nhân cách cá nhân của nhà nghiên cứu, v.v…

Chương 2: Đạo đức trong nghiên cứu khoa học ở một số quốc gia trên thế giới

Chương này các tác giả tập trung vào việc tìm hiểu đạo đức trong nghiên cứu khoa học ở một số quốc gia trên thế giới, cụ thể là Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Đây là chương trọng yếu của đề tài, được các tác giả xem xét rất kỹ lưỡng và đưa ra rất nhiều số liệu, tư liệu, để đưa ra hình dung toàn diện, cụ thể và cập nhật về tình hình đạo đức nghiên cứu tại các quốc gia trên.

Có thể thấy: Dù có những thể chế chính trị, trình độ phát triển khác nhau, nhưng các quốc gia, dù sớm hay muộn, đều chú trọng đến vai trò của đạo đức trong nghiên cứu khoa học. Điều này là do vai trò của khoa học đối với sự phát triển xã hội và bản thân sự phát triển nhanh chóng của khoa học ngày nay đặt ra vấn đề cần chú ý đến đạo đức trong nghiên cứu khoa học; Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học ở các quốc gia cũng đều tập trung ở những nội dung cơ bản của lĩnh vực này, đó là các quy định thế nào là đạo đức trong nghiên cứu khoa học, đề xuất các chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu, chỉ ra các hành vi vi phạm, các chế tài xử lý, vai trò của bên liên quan như Nhà nước, các tổ chức khoa học, các cơ quan sử dụng kết quả nghiên cứu, nhà khoa học…

Các quốc gia đều có các chế tài xử lý các hành vi vi phạm đạo đức trong nghiên cứu khoa học. Các chế tài này đến từ các quy định của pháp luật (vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ), hoặc thông qua các quy định của các tổ chức, các đơn vị sử dụng kết quả nghiên cứu hoặc từ tổ chức nơi công tác của nhà khoa học. Để các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận được các quy tắc chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu, cách thức phòng chống các hành vi vi phạm đạo đức nghiên cứu (vô tình, hoặc cố ý), việc tuyên truyền, giáo dục các chuẩn mực này được các tổ chức nghiên cứu, giáo dục, hiệp hội nghề nghiệp quan tâm tuyên truyền, giáo dục…

Chương 3: Bài học kinh nghiệm thực hiện đạo đức trong nghiên cứu khoa học trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam

Thông qua việc khảo sát về tình hình thực hiện đạo đức nghiên cứu ở một số quốc gia trên thế giới, đề tài đã có được một hình dung tương đối khái quát về thực trạng đạo đức nghiên cứu của giới khoa học hiện đại nói chung. Dựa trên nền tảng đó, đề tài đã rút ra một số bài học và đề xuất một số gợi ý về mặt phương hướng và chính sách cho việc thực hiện đạo đức nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay.

Xem thêm: Khóa Học Tài Chính Doanh Nghiệp, Khóa Học Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp

Những bài học quan trọng nhất gồm có: nâng cao nhận thức về đạo đức nghiên cứu trong mọi thành phần tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học, từ bản thân các nhà khoa học, cho đến những người sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học (các cơ quan quản lý, các trường đại học, các đơn vị chịu trách nhiệm công bố sản phẩm nghiên cứu, v.v.); hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến đạo đức nghiên cứu, bao gồm hệ thống chính sách có tính pháp lý từ chung nhất cho đến các quy định cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực nghiên cứu, từng cơ sở nghiên cứu, đặc biệt cần lưu tâm đến các quy định chế tài phát hiện và xử phạt các hành vi xấu trong nghiên cứu, bởi chế tài là công cụ giúp sức cho đạo đức (vốn chỉ mạnh ở khả năng khuyến khích) chống lại các hành vi phi đạo đức; tăng cường cơ sở vật chất để đảm bảo việc thực hiện đạo đức trong nghiên cứu khoa học, ở đây chủ yếu là vấn đề phát triển các công cụ kiểm chứng, ứng dụng công nghệ tiên tiến, kết nối với hệ thống dữ liệu lớn của thế giới v.v..

Các gợi ý về mặt định hướng chính sách được đề tài đề xuất gồm có: thành lập Hội đồng / uỷ ban đạo đức ở các cấp; tăng cường việc hợp tác quốc tế để hội nhập về mặt khoa học, đồng bộ hoá các tiêu chuẩn về đạo đức nghiên cứu, nâng cao ý thức của các nhà khoa học về vấn đề đạo đức nghiên cứu; đẩy mạnh việc tuyên truyền và giáo dục đạo đức nghiên cứu trong tất cả các chủ thể và đối tượng tham gia nghiên cứu khoa học, nhằm đưa đạo đức nghiên cứu trở thành phổ cập và quen thuộc, từ đó xây dựng ý thức thực hiện đạo đức nghiên cứu và tránh xa các hành vi xấu trong nghiên cứu; xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu khoa học.

Khi đề xuất các gợi ý và phương hướng, đề tài cũng đã bước đầu xem xét hiện trạng đạo đức nghiên cứu của Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể thực sự đưa đạo đức nghiên cứu vào sâu trong ý thức của mỗi nhà nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, để ngăn cản được hiệu quả các hành vi vi phạm đạo đức nghiên cứu, còn cần tiến hành nghiên cứu cụ thể về chính thực trạng đạo đức nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay. Với quá trình nghiên cứu đó, đề tài có thể được xem như một bước khởi đầu.

Xem thêm: Công Ty Cổ Phần Thương Mại Ngôi Nhà Mới, Các Dự Án Của

*

Các kết quả nghiên cứu của đề tài Đạo đức trong nghiên cứu khoa học: kinh nghiệm thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam có thể làm tài liệu tham khảo, cung cấp thêm luận cứ khoa học cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và giảng dạy. Dự kiến đề tài sẽ được in thành sách và ra mắt bạn đọc trong thời gian tới./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *