Đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế – Những thách thức và triển vọng

Sociologist

*

Sinh viên học nhóm tại phòng đa chức năng – khoa Xã hội học

2. Ưu việt của hệ thống đào tạo tín chỉ

2.1. Khái niệm “tín chỉ”

Trong các từ điển bách khoa, các tài liệu về giáo dục đại học có nhiều định nghĩa khác nhau về tín chỉ… Quy chế 43 của Bộ GD-ĐT quy định: tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm: 1) thời gian lên lớp; 2) thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khoá biểu; và 3) thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài… Đối với các môn học lý thuyết 1 tín chỉ là một giờ học trên lớp (với 2 giờ chuẩn bị ở nhà) trong 1 tuần và kéo dài trong 1 học kỳ 15 tuần. Đối với các môn học ở phòng thí nghiệm – ít nhất là 2 giờ trong 1 tuần (với 1 giờ chuẩn bị ở nhà). Đối với việc tự nghiên cứu – ít nhất là 3 giờ làm việc trong 1 tuần.

Đang xem: đăng kí tín chỉ đại học khoa học huế

2.2. Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ

Thứ nhất, có đủ và hợp lý các khối lượng kiến thức: Cơ bản, cơ sở ngành (khối và nhóm ngành) và chuyên ngành trong chương trình, từ 120 tín chỉ – KH XH&NV; 140 tín chỉ – KHTN &CN, đào tạo 4 năm với 2 – 3 học kỳ mỗi năm.

Thứ hai, khung chương trình thể hiện đầy đủ bản chất của học chế tín chỉ, xác định rõ mỗi môn học có: a) thời gian học trên lớp, b) thời gian học trong phòng thí nghiệm, thực tập, thực hành ở hiện trường, c) thời gian tự đọc sách, nghiên cứu, làm bài tập, chuẩn bị xê-mi-na ở nhà.

Thứ ba, ngoài các môn bắt buộc, có nhiều môn học cho sinh viên lựa chọn, họ tích lũy theo điều kiện tiên quyết và đảm bảo có người dạy. Số môn trong một chương trình bao giờ cũng có tổng số tín chỉ lớn hơn số tín chỉ quy định mà một sinh viên phải tích luỹ để hoàn thành chương trình đó.

Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho người học lựa chọn, tích lũy, học đuổi, học vượt, học hai chương trình, học suốt đời và có thể linh hoạt chuyển đổi từ ngành này sang ngành khác trong nhóm, khối ngành… tại thời gian họ theo học và do hấp dẫn của nhu cầu xã hội để họ bố trí kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.

2.3. Phương pháp tổ chức dạy và học trong học chế tín chỉ

Phương pháp chủ đạo là “tích cực hóa các hoạt động dạy và học”, “lấy người học làm trung tâm”. Ngoài việc truyền đạt kiến thức, giảng viên tập trung vào việc hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho sinh viên tự tìm kiếm kiến thức ở ngoài lớp học và đánh giá kết quả. Phần này được thể hiện trong đề cương môn học (syllabus) mà mỗi giảng viên bắt buộc phải có và phòng đào tạo phải phát cho sinh viên trước hoặc ngay buổi lên lớp đầu tiên.

*
*

Sinh viên thực hành tại phòng lab

5. Kết luận

Học chế tín chỉ là một học chế mềm dẻo, tăng cường tính chủ động, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên; nhà trường, giảng viên tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sinh viên tích luỹ kiến thức, kỹ năng; đồng thời học chế tín chỉ cũng quản lý chặt chẽ quá trình học tập của từng sinh viên để đảm bảo chất lượng đào tạo;

Các điều kiện cần thiết để đào tạo theo học chế tín chỉ là sự thống nhất cao trong đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên nhận thức về hệ thống học chế tín chỉ từ chương trình, giáo trình, quy chế, chế độ chính sách, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất…, lộ trình thực hiện chúng và tổ chức triển khai, giám sát đánh gía toàn diện các khâu nêu trên.

Xem thêm: Ví Dụ Về Một Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học, Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì

Đào tạo theo học chế tín chỉ là công việc hết sức khó khăn, cần sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, sự cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong tất cả các đơn vị đào tạo.

Cần khái quát rằng, từ các khâu: Quản lý; chương trình; nội dung; phương pháp; giáo trình, tư liệu; vật chất; người dạy- người học… Cũng như “sự nổi loạn” của Đào tạo – Giáo dục, những mâu thuẫn không tránh được giữa số lượng và chất lượng; giữa đòi hỏi Quốc tế hóa với nội địa hóa – mỗi tỉnh mỗi ĐH; giữa công lập với tư lập; giữa các loại hình, cấp đào tạo; gữa các cơ sở đào tạo và “cổ phần hóa đại học”, “giữa đào tạo và sử dụng lao động”. Đồng thời ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến việc đặt đổi mới đào tạo theo tín chỉ trước những khó khăn, thách thức mới.

Còn nhiều bất cập cụ thể khác trong công tác quản lý đào tạo, cần được tiếp tục học hỏi, tìm hiểu, tham quan mô hình, tập huấn, cập nhật thường xuyên, sơ kết, tổng kết kinh nghiệm, kết nối chia sẻ với các trường đại học tiên phong trong nước và quốc tế có bề dày đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Xem thêm: Thông Tin Tuyển Sinh, Học Phí, Lệ Phí Trường Đại Học Bách Khoa Tp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Đại học; Về hệ thống tín chỉ học tập, Tài liệu sử dụng nội bộ; Hà Nội, 1994

2. Lê Thạc Cán; Tổ chức giảng dạy và học tập theo chương trình định sẵn và theo học chế tín chỉ; Bài viết cho Toạ đàm về đào tạo theo tín chỉ ở ĐHQGHN (4/2006)

3. Lâm Quang Thiệp; Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Việt Nam; Bài viết cho Toạ đàm về đào tạo theo tín chỉ ở ĐHQGHN (4/2006)

4. Lê Viết Khuyến; Cải tiến việc quản lý đào tạo đại học theo học chế học phần; Trong cuốn “Giáo dục học đại học”; Vụ đại học-Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội, 1990

6. Qui chế 43 – Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ – Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(*) PGS. TS. Trần Xuân Bình, trưởng khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế | txbinhxhh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *