*

Chào các bạn, mình sinh năm 93, cựu sinh viên khoa Kinh Tế Đối Ngoại Đại học Ngoại Thương, và bây giờ mình đang làm cho một công ty giáo dục trực tuyến chuyên về luyện thi IELTSMình viết bài này nhằm chia sẻ với các bạn 2 điều: thứ nhất là chia sẻ về công việc của mình, và thứ hai là chia sẻ về kinh nghiệm đi phỏng vấn dành cho các bạn sinh viên mới ra trường còn bỡ ngỡ.

Đang xem: đại học ngoại thương khoa kinh tế đối ngoại

1: CHIA SẺ VỀ CÔNG VIỆC MÌNH ĐANG LÀM

Khi mới đầu thì mình vào làm ở công ty với tư cách là một nhân viên Marketing.Tuy nhiên công việc mình làm không chỉ dừng lại ở mỗi Marketing, mà mình còn phải làm thêm nhiều công việc khác nữa. Các bạn cứ tưởng công việc của mình nó là sự kết hợp giữa sale, content marketing và cả trợ giảng tiếng anh online nữa.Hằng ngày mình đăng bài truyền thông quảng cáo cho các khóa học này, rồi đăng những tips thi IELTS, cách nói chuẩn accent Anh Mỹ, ect, nói chung là những vấn đề liên quan đến kiến thức IELTS vì mình có thế mạnh là 8.5 IELTS. Rồi nếu có khách hàng hỏi về các khóa học thì mình sẽ tư vấn luôn cho họ nếu okie thì chốt sale luôn . Đồng thời mình cũng kiêm luôn cả phần sửa lỗi phát âm cho học viên. Các bạn học viên gửi bài speaking về cho mình, sau đó mình sẽ gửi lại bản speaking mẫu của mình cho họ kèm theo những lỗi mình đã sửa. Có mấy đứa bạn bảo mình dại, làm gì mà phải làm nhiều việc thế, mình apply vị trí nào thì làm tốt cái đó đi, ôm đồm nhiều việc cho nhọc thân mà lương có được 1000$ đâu mà phải cố.

Rồi thì những ngày lễ tết về quê, đi đâu gặp họ hàng cũng hỏi : Giờ làm ở đâu rồi ?lương có cao không? Khi họ biết công việc mình đang làm thì ai cũng kiểu: Sao học kinh tế đối ngoại mà lại làm cái này hả cháu? Cô/ Bác tưởng học Kinh Tế Đối Ngoại là phải làm xuất nhập khẩu chứ. Bác A có thằng cháu cũng học Kinh Tế Đối Ngoại của Ngoại Thương, giờ đang lương tháng mấy chục triệu kia kìa. Trong khi mình còn chả hiểu cái định lý học Kinh Tế Đối Ngoại = Auto Làm xuất nhập khẩu lương tháng 1000$ từ đâu ra nữa. Cá nhân mình thì làm ngành nghề nào , đúng ngành hay trái ngành không quan trọng, điều quan trọng là mình được làm trong một công ty mà mình cảm thấy thoải mái, sếp tốt, đồng nghiệp nice vậy là okie .

Xem thêm: Đề Tài “ Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Trong Tiến Trình Cnh-Hđh Ở Việt Nam

Làm ở đây tuy mức lương không quá cao, nhưng đối với mình vậy là đủ, và bù lại, mình học hỏi thêm được nhiều thứ. Từ một đứa mù công nghệ, ngại giao tiếp mình trở nên năng động hơn, dạn dĩ hơn, biết xử lý các tình huống trong giao tiếp nhờ những kinh nghiệm khi sale cho khách hàng, rồi mình cũng tập tành biết làm video, chỉnh sửa clip rồi học thêm được về đồ họa, photoshop…nói chung là tả phí lù thứ, thích lắm. Đi làm làm sao để mỗi ngày đi làm là một ngày vui, có thêm động lực trong công việc, chứ đi làm mà để rước vào thân mấy cái áp lực, ức chế, hôm nào cũng về nhà trong tâm trạng chán nản, ngày mai chẳng muốn đi làm thì thà nghỉ luôn cho xong.

2: CHIA SẺ VỀ KINH NGHIỆM ĐI PHỎNG VẤN

Có rất nhiều các bạn FTUers đã phỏng vấn xin việc vào chỗ mình làm, pass cũng có, mà out cũng nhiều. Nhắc đến FTU ấy, thực sự mà nói là một cái tên mà các nhà tuyển dụng đặt nhiều kì vọng. Những bạn apply cũng rất nhiều bạn giỏi, có cả những bạn trưởng ban này, rồi chủ tịch câu lạc bộ kia, đủ cả. Có một câu hỏi rất hay được đặt ra đó là: “Nếu được nhận vào làm ở công ty thì em nghĩ mình sẽ ở trong chức vụ nào” Thì hầu hết các bạn đều trả lời rằng mình sẽ ở vị trí trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng nhân sự.. rồi em sẽ mang về cho công ty thật nhiều lợi nhuận, em sẽ thay đổi chiến lược công ty để công ty trở nên lớn mạnh.

Xem thêm: Cntt: Khoa Công Nghệ Thông Tin Đại Học Bách Khoa Đhqg, Học Viện Công Nghệ Bkacad

Thực tế thì nói những điều đó cũng không sai,ai đánh thuế được sức tưởng tượng của mấy em, nhưng nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao bạn. Và theo kinh nghiệm thực tế mà mình thấy thì có đến 70% các bạn trả lời câu này đều fail. Lý do là bởi những điều các bạn nói nó không thực tiễn, quá xa vời so với hiện tại và không phù hợp với vị trí công việc mà bạn apply. Bạn apply vào vị trí nhân viên marketing mà lại muốn thay đổi cả chiến lược của công ty thì điều đó tất nhiên là không tưởng. Thêm một điều nữa, đó là nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá rằng bạn là một người không có tinh thần làm việc tốt , tinh thần làm việc tốt ở đây mình muốn nói đến là sự sẵn sàng nhận những công việc từ nhỏ nhặt nhất. Bởi thực sự khi mới làm việc thì không ai dám giao cho bạn làm những việc lớn và quan trọng cả, bạn phải bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất, từ sắp xếp giấy tờ, rồi ngồi đánh bản thảo.. Và theo như mình biết thì có những công ty lớn còn bắt các bạn mới làm dành ra nguyên cả môt tuần chỉ để học thuộc nội quy của công ty, sắp xếp giấy tờ, hay chỉ đơn giản là ngồi quan sát cách mọi người làm việc.

Trên đây là một số ý kiến cá nhân của mình. Nó có thể không được hoàn hảo hoặc mang ý kiến chủ quan không phù hợp với một số người nên có gì không đồng ý thì mọi người cứ thẳng thắn góp ý để mình tiếp thu nhé. Giữ vững quan điểm là tốt nhưng lập trường sai mà cứ khư khư giữ lấy thì lại sai quá sai mấy bác nhỉ

———————————————————Giới trẻ Việt Nam thiếu định hướng nghề nghiệp, các anh chị hãy cùng thietbihopkhoi.com giúp các bé một tay vì một thế hệ trẻ không lãng phí bao năm đại học bằng những chia sẻ rất thật của mình tại đây nhé:http://bit.ly/thietbihopkhoi.comShare2017

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *